hoangadsvn
Thành viên
- Tham gia
- 23/12/2018
- Bài viết
- 0
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, nhiễm trùng đường tiết niệu.... có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học như ăn nhiều protein động vật, muối, sự thiếu hụt các chất chelat hóa như citrate, chất xơ, kiêng các thực phẩm chứa canxi hoặc bổ sung quá nhiều canxi... có thể là các nguyên nhân gây ra sỏi thận, tiết niệu.
Rối loạn chuyển hóa
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa như canxi, giảm bài tiết citrat, tăng đào thải oxalat niệu sẽ gây hình thành các loại sỏi canxi (canxi oxalat, canxi carbonat và canxi photphat). Rối loạn chuyển hóa xanthin, làm tăng uric, urat niệu hoặc có tiền sử bị gout sẽ có nguy cơ gây ra sỏi uric.
Bệnh lý rối loạn canxi máu
Canxi sau khi được hấp thụ tại ruột sẽ vào máu, được vận chuyển vào xương, một số cơ quan. Nếu canxi máu quá cao thì nó sẽ được đào thải ra ngoài tại thận. Vì vậy, một số bệnh lý làm tăng canxi máu là nguyên nhân gây ra sỏi canxi.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.... là những nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi.
Uống ít nước
Nước tiểu đặc có thể do bạn nhịn tiểu hoặc vận động thể lực với cường độ cao nhưng không bổ sung đủ nước, điều này có thể là nguyên nhân hình thành sỏi. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt và trong
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đối với những đối tượng bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì các vi khuẩn sẽ làm tăng lượng amoniac, tăng độ pH tạo điều kiện thuận lợi cho phốt pho, magie và amon kết tủa tạo ra sỏi struvite .
Di truyền
Một số bệnh đơn gen di truyền gây giảm pH nước tiểu bẩm sinh dễ tạo sỏi hơn ở những người bình thường. Nhóm đối tượng này cần lưu ý phòng bệnh từ sớm, kiểm tra tình trạng thận thường xuyên.
Dị dạng thận, tiết niệu
Một số bất thường về đường tiết niệu như: bệnh xốp tủy thận, hẹp van niệu quản, thận đa nang và thận móng ngựa... rất dễ tạo điều kiện cho các chất kết tụ hình thành sỏi
Nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt và trong.
Cao huyết áp, béo phì
Cũng theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, người béo phì và cao huyết áp có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn những người bình thường. Vì vậy việc kiểm soát cân nặng, huyết áp là cần thiết.
Do yếu tố thời tiết
Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới tỷ lệ bị sỏi cao hơn, mùa hè nguy cơ bị sỏi tăng hơn so với mùa đông.
Người béo phì và cao huyết áp có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn những người bình thường.
Mắc bệnh lý viêm ruột
Bệnh nhân viêm ruột, cắt một phần ruột non thường bị tăng oxalat niệu. Mà oxalat là yếu tố thuận lợi tạo sỏi. Khi oxalat kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan
Lạm dụng thuốc
Người dùng nên thận trọng vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể gây tổn thương cho thận.
Xem thêm: https://soha.vn/soi-than-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-hieu-qua-20181229104355307.htm
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học như ăn nhiều protein động vật, muối, sự thiếu hụt các chất chelat hóa như citrate, chất xơ, kiêng các thực phẩm chứa canxi hoặc bổ sung quá nhiều canxi... có thể là các nguyên nhân gây ra sỏi thận, tiết niệu.
Rối loạn chuyển hóa
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa như canxi, giảm bài tiết citrat, tăng đào thải oxalat niệu sẽ gây hình thành các loại sỏi canxi (canxi oxalat, canxi carbonat và canxi photphat). Rối loạn chuyển hóa xanthin, làm tăng uric, urat niệu hoặc có tiền sử bị gout sẽ có nguy cơ gây ra sỏi uric.
Bệnh lý rối loạn canxi máu
Canxi sau khi được hấp thụ tại ruột sẽ vào máu, được vận chuyển vào xương, một số cơ quan. Nếu canxi máu quá cao thì nó sẽ được đào thải ra ngoài tại thận. Vì vậy, một số bệnh lý làm tăng canxi máu là nguyên nhân gây ra sỏi canxi.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.... là những nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi.
Uống ít nước
Nước tiểu đặc có thể do bạn nhịn tiểu hoặc vận động thể lực với cường độ cao nhưng không bổ sung đủ nước, điều này có thể là nguyên nhân hình thành sỏi. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt và trong
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đối với những đối tượng bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì các vi khuẩn sẽ làm tăng lượng amoniac, tăng độ pH tạo điều kiện thuận lợi cho phốt pho, magie và amon kết tủa tạo ra sỏi struvite .
Di truyền
Một số bệnh đơn gen di truyền gây giảm pH nước tiểu bẩm sinh dễ tạo sỏi hơn ở những người bình thường. Nhóm đối tượng này cần lưu ý phòng bệnh từ sớm, kiểm tra tình trạng thận thường xuyên.
Dị dạng thận, tiết niệu
Một số bất thường về đường tiết niệu như: bệnh xốp tủy thận, hẹp van niệu quản, thận đa nang và thận móng ngựa... rất dễ tạo điều kiện cho các chất kết tụ hình thành sỏi
Nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt và trong.
Cao huyết áp, béo phì
Cũng theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, người béo phì và cao huyết áp có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn những người bình thường. Vì vậy việc kiểm soát cân nặng, huyết áp là cần thiết.
Do yếu tố thời tiết
Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới tỷ lệ bị sỏi cao hơn, mùa hè nguy cơ bị sỏi tăng hơn so với mùa đông.
Người béo phì và cao huyết áp có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn những người bình thường.
Mắc bệnh lý viêm ruột
Bệnh nhân viêm ruột, cắt một phần ruột non thường bị tăng oxalat niệu. Mà oxalat là yếu tố thuận lợi tạo sỏi. Khi oxalat kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan
Lạm dụng thuốc
Người dùng nên thận trọng vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể gây tổn thương cho thận.
Xem thêm: https://soha.vn/soi-than-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-hieu-qua-20181229104355307.htm