Nguyên nhân gây nên tình trạng chóng mặt và choáng váng sau khi sinh con ở mẹ
Có rất nhiều sự thay đổi khác nhau xảy ra trên cơ thể phụ nữ từ khi mang thai đến khi sinh con và sau khi sinh con. Thời kỳ mà cơ thể sau sinh cố gắng trở lại trạng thái như trước khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Và “Chóng mặt” là một chứng rối loạn cơ thể phổ biến xuất hiện trong giai đoạn này. Trog bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng này. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết mẹ nhé!
Vì sao mẹ thường bị chóng mặt sau sinh?
“Chóng mặt” và “hoa mắt” là hai tình trạng thường thấy dẫn đến thể chất kém sau khi sinh con. Thiếu máu và thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Phụ nữ sau sinh đặc biệt dễ bị chóng mặt và hoa mắt vì những lý do sau:
- Thiếu máu do cho con bú
- Mệt mỏi vì thiếu ngủ
- Rối loạn thần kinh tự chủ do giảm nội tiết tố nữ
- Căng thẳng quá mức
- Chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng
Phần lớn những bà mẹ tiếp tục làm việc nhà và chăm con sau khi sinh sẽ thường ít nhận thấy những thay đổi về tình trạng thể chất của họ và thường cố gắng hết sức hoàn thành mọi việc. Tuy nhiên, sau khi sinh con, sự cân bằng giữa cơ thể và tinh thần bị mất đi do giảm nội tiết tố nữ nên dễ xảy ra nhiều rối loạn khác nhau. Điều quan trọng là không chỉ có được giấc ngủ và bữa ăn đủ dinh dưỡng, mà mẹ còn cần phải giảm bớt căng thẳng. Nếu tình trạng “chóng mặt” và “choáng váng” không được điều trị kịp thời, nó có thể tiếp tục giống như thời kỳ mãn kinh và có thể trầm trọng hơn.
Như đã giải thích từ trước đến nay, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng “chóng mặt” sau khi sinh con. Trong trường hợp “chóng mặt” do nội tiết tố nữ giảm đột ngột trong quá trình sinh nở, quá trình bài tiết nội tiết tố nữ sẽ hoạt động trở lại ngay sau khi sinh con. Và nhiều người cho rằng, tình trạng này sẽ lắng xuống khi nội tiết tố phục hồi dần về trạng thái ban đầu.
Kỳ kinh nguyệt trở lại
Kinh nguyệt trở lại là một dấu hiệu tốt cho biết liệu quá trình bài tiết nội tiết tố nữ đã hoạt động trở lại hay chưa. Có sự khác biệt lớn giữa các bà mẹ về thời điểm kinh nguyệt trở lại sau khi sinh con. Tuy nhiên, thông thường, những mẹ không cho con bú thường sẽ mất đi thời kỳ kinh nguyệt trong khoảng 2 tháng sau khi sinh con. Ngoài ra, cũng có báo cáo rằng khoảng 70% số người có kinh trở lại vào 3 tháng sau khi sinh nếu họ không cho con bú.
Tình trạng sẽ trở nên tệ hơn nếu không được điều trị thích hợp
Ngay cả khi bị chóng mặt và các triệu chứng khác kèm theo, những bà mẹ bận rộn hàng ngày cũng sẽ để tình trạng này tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục tiếp diễn và không được chữa trị, có thể sẽ khiến mẹ bị nặng hơn. Và đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác. Vì vậy, hãy thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này liên tục xảy ra.
Phải làm gì khi mẹ bị chóng mặt sau khi sinh?
Khi bị chóng mặt sau khi sinh con, điều quan trọng là phải dành thời gian nghỉ ngơi. Một điều nữa là mẹ cần có một chế độ ăn uống cân bằng và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu điều đó không giúp ích hoặc nếu mẹ có thêm các triệu chứng khác, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng
Chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài sắt, các chất như protein, vitamin C, vitamin B12, và axit folic (folate) cũng rấy cần thiết để tạo máu. Vì vậy, hãy cố gắng có một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp rau xanh và vàng, gan, cá, thịt, rong biển và động vật có vỏ. Nếu bạn không thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết chỉ bằng cách ăn uống, bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung, hay uống thuốc bổ sung sắt (hãy nhớ hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi uống mẹ nhé!).
Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt
“Chóng mặt” thường do mệt mỏi và thiếu ngủ, vì vậy cần cho cơ thể nghỉ ngơi nhiều hơn. Mặc dù công việc chăm sóc con nhỏ sẽ rất bận rộn, nhưng hãy cố gắng cân bằng và đừng cố quá sức. Mẹ có thể nhờ vả chồng hay người thân trông nom trẻ để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Ngâm mình trong bồn tắm, hay giãn cơ sẽ giúp ích mẹ giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài làm việc.
Nhờ sự giúp đỡ từ người thân
Đặc biệt khi mẹ chưa quen với việc lần đầu tiên nuôi dạy một đứa trẻ, nhiều việc khác nhau có thể khiến mẹ căng thẳng và gây ra chóng mặt. Khi cảm thấy chóng mặt, mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, hãy nhờ sự giúp đỡ của gia đình và cố gắng giải tỏa căng thẳng bằng cách dành thời gian thư giãn và tập thể dục điều độ. Ngoài ra, còn cần cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Đừng ngần ngại nhờ chồng hay mọi người trong gia đình giúp mẹ trông trẻ vào ban đêm để có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghỉ ngơi điều độ sau khi sinh sẽ giúp mẹ dần khỏe hơn. Vì thế, đừng làm việc quá sức mẹ nhé! Và hãy luôn hỏi thăm ý kiến bác sĩ khi mẹ cảm thấy không khỏe. Giữ gìn sức khỏe của bản thân, cũng giúp mẹ bảo vệ được sức khỏe của trẻ nhỏ.