Nguyên nhân gây ra gãy xương ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh phần lớn là do bệnh loãng xương. Phụ nữ ở độ tuổi này thường bị giảm tỷ trọng chất khoáng và giảm mật độ chất khoáng của xương, dẫn đến xương mất độ cứng chắc và trở nên giòn, dễ gẫy hơn.
Bệnh loãng xương có thể do quá trình lão hóa theo tuổi (loãng xương tiên phát) hoặc do hậu quả của các bệnh ở cơ quan khác gây ra (loãng xương thứ phát). Loãng xương tiên phát thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh gây ra các biểu hiện đau nhức trong xương, đi lại vận động khó khăn, đặc biệt nếu không cẩn thận người bệnh dễ bị các chấn thương gây gãy xương. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cần chú ý đề phòng các nguy cơ như: ngã, va đập, thay đổi tư thế đột ngột, mang vác nặng.
Suy giảm nồng độ estrogen và các rối loạn kèm theo
Ở phụ nữ mãn kinh có sự giảm sút nồng độ hormon sinh dục một cách đột ngột, đặc biệt là estrogen. Đây là hormon liên quan đến nhiều vấn đề của người phụ nữ như: t.ình d.ục, tim mạch, da lông tóc móng, mô mềm và đặc biệt là hệ thống xương khớp. Estrogen là nội tiết tố nữ có vai trò duy trì quá trình vận chuyển ion Canxi vào xương, tăng gắn kết Canxi vào khung xương, định hình khung xương vững chắc. Vì thế khi có sự tụt giảm một cách nhanh chóng nồng độ hoormon này trong máu sẽ dẫn tới giảm mật độ xương gây loãng xương. Ngoài ra, một loạt những rối loạn khác kèm theo ở tuổi mãn kinh như da nhăn nheo, lông tóc khô cứng, âm đạo khô, giảm h.am m.uốn t.ình d.ục, dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp.
Mất cân bằng quá trình tạo xương và hủy xương
Hai quá trình tạo xương và hủy xương luôn luôn đi cùng nhau và có sự thay đổi tùy theo độ tuổi nhất định. Ở tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương lớn hơn hủy xương nên cơ thể phát triển cao lớn, sau đó quá trình hủy xương bắt đầu tăng lên. Ở phụ nữ mãn kinh cùng với sự lão hóa theo tuổi, quá trình hủy xương cũng tăng lên. Do đó, xương trở lên xốp và dễ gãy hơn.
Quá trình mang thai và sinh đẻ
Người phụ nữ có một thiên chức vô cùng quan trọng là sinh nở và duy trì nòi giống. Mỗi một lần mang thai người mẹ cần tập trung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Hơn nữa hệ thống khung xương, đặc biệt là xương chậu phải thay đổi theo sự phát triển của bào thai. Sau đó là quá trình nuôi con và cho con bú cũng cần duy trì chất dinh dưỡng để đứa trẻ được khỏe mạnh. Vì thế qua những lần mang thai và sinh nở, sức khỏe người mẹ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt là hệ thống xương khớp dễ gây ra loãng xương ở phụ nữ. Xương khớp ở phụ nữ tuổi mãn kinh sau quá trình sinh con thường mất đi độ vững chắc nên dễ gãy và thoái hóa.
Như vậy phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ cao bị gãy xương, thậm chí có thể gãy xương tự nhiên mà không hề có va đập hay chấn thương gì. Sau khi gãy xương rất khó để hồi phục và liền lại như trước. Vì thế để đề phòng gãy xương, phụ nữ cần chú ý bổ sung Canxi cho xương ngay từ sớm khi chưa mãn kinh. Có thể bổ sung bằng nhiều cách như: ăn uống các thực phẩm giàu Canxi, uống sữa, dùng thuốc. Khi đến tuổi mãn kinh người phụ nữ cần chú ý đi lại vận động, tập luyện, hạn chế thay đổi tư thế, không mang vác nặng, tập thể dục vừa sức để giúp xương chắc khỏe hơn.
Bác sỹ Y học cổ truyền Vũ Thị Tươi
Bệnh loãng xương có thể do quá trình lão hóa theo tuổi (loãng xương tiên phát) hoặc do hậu quả của các bệnh ở cơ quan khác gây ra (loãng xương thứ phát). Loãng xương tiên phát thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh gây ra các biểu hiện đau nhức trong xương, đi lại vận động khó khăn, đặc biệt nếu không cẩn thận người bệnh dễ bị các chấn thương gây gãy xương. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cần chú ý đề phòng các nguy cơ như: ngã, va đập, thay đổi tư thế đột ngột, mang vác nặng.
Suy giảm nồng độ estrogen và các rối loạn kèm theo
Ở phụ nữ mãn kinh có sự giảm sút nồng độ hormon sinh dục một cách đột ngột, đặc biệt là estrogen. Đây là hormon liên quan đến nhiều vấn đề của người phụ nữ như: t.ình d.ục, tim mạch, da lông tóc móng, mô mềm và đặc biệt là hệ thống xương khớp. Estrogen là nội tiết tố nữ có vai trò duy trì quá trình vận chuyển ion Canxi vào xương, tăng gắn kết Canxi vào khung xương, định hình khung xương vững chắc. Vì thế khi có sự tụt giảm một cách nhanh chóng nồng độ hoormon này trong máu sẽ dẫn tới giảm mật độ xương gây loãng xương. Ngoài ra, một loạt những rối loạn khác kèm theo ở tuổi mãn kinh như da nhăn nheo, lông tóc khô cứng, âm đạo khô, giảm h.am m.uốn t.ình d.ục, dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp.
Mất cân bằng quá trình tạo xương và hủy xương
Hai quá trình tạo xương và hủy xương luôn luôn đi cùng nhau và có sự thay đổi tùy theo độ tuổi nhất định. Ở tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương lớn hơn hủy xương nên cơ thể phát triển cao lớn, sau đó quá trình hủy xương bắt đầu tăng lên. Ở phụ nữ mãn kinh cùng với sự lão hóa theo tuổi, quá trình hủy xương cũng tăng lên. Do đó, xương trở lên xốp và dễ gãy hơn.
Quá trình mang thai và sinh đẻ
Người phụ nữ có một thiên chức vô cùng quan trọng là sinh nở và duy trì nòi giống. Mỗi một lần mang thai người mẹ cần tập trung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Hơn nữa hệ thống khung xương, đặc biệt là xương chậu phải thay đổi theo sự phát triển của bào thai. Sau đó là quá trình nuôi con và cho con bú cũng cần duy trì chất dinh dưỡng để đứa trẻ được khỏe mạnh. Vì thế qua những lần mang thai và sinh nở, sức khỏe người mẹ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt là hệ thống xương khớp dễ gây ra loãng xương ở phụ nữ. Xương khớp ở phụ nữ tuổi mãn kinh sau quá trình sinh con thường mất đi độ vững chắc nên dễ gãy và thoái hóa.
Như vậy phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ cao bị gãy xương, thậm chí có thể gãy xương tự nhiên mà không hề có va đập hay chấn thương gì. Sau khi gãy xương rất khó để hồi phục và liền lại như trước. Vì thế để đề phòng gãy xương, phụ nữ cần chú ý bổ sung Canxi cho xương ngay từ sớm khi chưa mãn kinh. Có thể bổ sung bằng nhiều cách như: ăn uống các thực phẩm giàu Canxi, uống sữa, dùng thuốc. Khi đến tuổi mãn kinh người phụ nữ cần chú ý đi lại vận động, tập luyện, hạn chế thay đổi tư thế, không mang vác nặng, tập thể dục vừa sức để giúp xương chắc khỏe hơn.
Bác sỹ Y học cổ truyền Vũ Thị Tươi