- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Các nhà khoa học Australia vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.
Kết quả nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Nature Geoscience. Dion Weatherley, nhà địa vật lý thuộc Đại học Queensland, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, tiết lộ: "Động đất gây ra hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô số khe hở. Nước nhanh chóng choán đầy các khe hở ấy. Hiện tượng này xảy ra ở độ sâu khoảng 10 km, nơi áp suất và nhiệt độ đều cao".
Điều kiện môi trường như vậy, cộng với việc các chất carbon dioxide, silic dioxide cùng một số chất cần thiết khác tồn tại trong nước với hàm lượng cao là điều kiện thuận lợi để tạo ra vàng.
Sau đó, dư chấn hoặc các trận động đất khác khiến các khe hở mở rộng hơn làm áp suất giảm đột ngột, nước nhanh chóng bay hơi, và mọi hạt vàng tồn tại trong chất lỏng đều kết tủa "gần như ngay lập tức".
Quá trình kiến tạo trong vỏ trái đất khiến động đất lặp đi lặp lại, tạo nên lớp vàng trầm tích (trầm tích cát vàng). Các nhà khoa học cho biết, vàng trên thế giới có nguồn gốc từ các mạch trầm tích hình thành trong thời kỳ địa chất tạo núi diễn ra 3 tỷ năm trước đây.
Để tìm hiểu quá trình vàng biến đổi từ trạng thái nóng chảy sang trạng thái rắn để con người có thể khai thác được, các nhà khoa học mô phỏng lại quá trình giảm áp tại các khe hở chứa đầy chất lỏng trong một trận động đất. Với cách làm này, họ đã có đáp án. Vàng bị nóng chảy từ trong lòng đất được đẩy lên theo sự vận động của vỏ trái đất. Vàng có dạng thỏi do các khoáng chất kèm theo bị ôxi hóa bởi thời tiết và việc rửa trôi bụi vào các con suối, dòng sông, nơi vàng tích tụ hoặc do hoạt động của nước liên kết lại.
Nghiên cứu của các nhà địa chất Australia cũng cho biết, nếu chỉ một chấn động duy nhất sẽ không tạo ra vàng có giá trị kinh tế. Để tạo thành mạch chứa 100 tấn vàng, thiên nhiên phải mất 100.000 năm.
Phát hiện ra cơ chế hình thành vàng giúp ích cho con người trong việc tìm kiếm, thăm dò những mỏ vàng mới trong tương lai.
Người ta ước tính trữ lượng vàng trên thế giới đạt 250 ngàn tấn. Đến nay, loài người khai thác khoảng 150 nghìn tấn vàng từ lòng đất. Với sản lượng khai thác hàng năm trung bình là 2.300 tấn thì quặng vàng sẽ cạn kiệt vào năm 2050.
Ở Việt Nam, quặng vàng phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô nhỏ. Đến nay đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc (quặng vàng thực thụ và các loại quặng khác có chứa vàng). Trong đó có gần 30 nơi được tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng với số lượng khoảng 300 tấn vàng.
Theo Kiến thức
|
Những người đàn ông đãi vàng tại Congo. Ảnh: izismile.com. |
Kết quả nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Nature Geoscience. Dion Weatherley, nhà địa vật lý thuộc Đại học Queensland, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, tiết lộ: "Động đất gây ra hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô số khe hở. Nước nhanh chóng choán đầy các khe hở ấy. Hiện tượng này xảy ra ở độ sâu khoảng 10 km, nơi áp suất và nhiệt độ đều cao".
Điều kiện môi trường như vậy, cộng với việc các chất carbon dioxide, silic dioxide cùng một số chất cần thiết khác tồn tại trong nước với hàm lượng cao là điều kiện thuận lợi để tạo ra vàng.
Sau đó, dư chấn hoặc các trận động đất khác khiến các khe hở mở rộng hơn làm áp suất giảm đột ngột, nước nhanh chóng bay hơi, và mọi hạt vàng tồn tại trong chất lỏng đều kết tủa "gần như ngay lập tức".
Quá trình kiến tạo trong vỏ trái đất khiến động đất lặp đi lặp lại, tạo nên lớp vàng trầm tích (trầm tích cát vàng). Các nhà khoa học cho biết, vàng trên thế giới có nguồn gốc từ các mạch trầm tích hình thành trong thời kỳ địa chất tạo núi diễn ra 3 tỷ năm trước đây.
Để tìm hiểu quá trình vàng biến đổi từ trạng thái nóng chảy sang trạng thái rắn để con người có thể khai thác được, các nhà khoa học mô phỏng lại quá trình giảm áp tại các khe hở chứa đầy chất lỏng trong một trận động đất. Với cách làm này, họ đã có đáp án. Vàng bị nóng chảy từ trong lòng đất được đẩy lên theo sự vận động của vỏ trái đất. Vàng có dạng thỏi do các khoáng chất kèm theo bị ôxi hóa bởi thời tiết và việc rửa trôi bụi vào các con suối, dòng sông, nơi vàng tích tụ hoặc do hoạt động của nước liên kết lại.
Nghiên cứu của các nhà địa chất Australia cũng cho biết, nếu chỉ một chấn động duy nhất sẽ không tạo ra vàng có giá trị kinh tế. Để tạo thành mạch chứa 100 tấn vàng, thiên nhiên phải mất 100.000 năm.
Phát hiện ra cơ chế hình thành vàng giúp ích cho con người trong việc tìm kiếm, thăm dò những mỏ vàng mới trong tương lai.
Người ta ước tính trữ lượng vàng trên thế giới đạt 250 ngàn tấn. Đến nay, loài người khai thác khoảng 150 nghìn tấn vàng từ lòng đất. Với sản lượng khai thác hàng năm trung bình là 2.300 tấn thì quặng vàng sẽ cạn kiệt vào năm 2050.
Ở Việt Nam, quặng vàng phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô nhỏ. Đến nay đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc (quặng vàng thực thụ và các loại quặng khác có chứa vàng). Trong đó có gần 30 nơi được tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng với số lượng khoảng 300 tấn vàng.
Theo Kiến thức