- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Nhớ lúc bé, rồi khi còn đi học, lúc nào cũng mong được chóng lớn, lớn để làm những việc mình thích, để thực hiện những ước mơ của mình, để mọi người tôn trọng ý kiến của mình, được tự chứng tỏ mình… và còn hàng tỉ lý do khác cho ước mơ được mau lớn…
19 tuổi, tuổi chưa là người lớn hoàn toàn, nhưng cũng chẳng là trẻ con nữa. Bước những bước chân đầu tiên vào đời, cái tuổi tự mình làm chủ cuộc sống, cũng có thể gọi một phần nào đó là “lớn”, đã biết tự sắp xếp, tự chịu trách nhiệm cuộc sống cho mình, mới thấy “lớn” không như những mong ước ngày bé.
Người ta “lớn”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “lớn”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình.
“Lớn” là biết cảm nhận cuộc sống, biết buồn, biết đau khổ, biết tính toán cho mỗi ngày mới. Biết buồn khi gặp thất bại, biết chia sẻ với những nỗi đau, phải giấu đi những suy nghĩ thật của mình để mong người khác vui lòng.
Khi ta “lớn”, trong mỗi nụ cười dường như vẫn ẩn trong đó những lo toan, những nỗi buồn, những tính toán cho những ngày tới. Hiếm khi “lớn” mà ta được cười thoải mái, vô tư như ngày còn bé. Có những chuyện buồn, trắc trở trong cuộc sống, khi “lớn” ta phải giấu kín trong lòng, không thể chia sẻ với ai, không như ngày bé có thể vô tư chia sẻ với bố mẹ.
“Lớn” là ta mất đi sự thoải mái trong tâm hồn, để từng ngày trôi qua, người ta có thêm nhiều điều để suy nghĩ, từ đó trưởng thành hơn mỗi ngày.
Người ta đã “lớn” khi nhìn cuộc sống bằng con mắt thực tế hơn, không còn mơ mộng những ước mơ cao đẹp như ngày trước. Khi “lớn” ta chỉ biết sống cho ngày hôm nay, cho những công việc của buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, cho những việc của hôm nay, ngày mai, tuần này, tuần sau. Đâu còn những giờ phút ngẩn ngơ bên sân trường mơ một tương lai thật đẹp, một tương lai mà chỉ có những ước mơ về một cuộc sống dễ dàng.
“Lớn” để biết lo lắng nhiều hơn cho người thân, bạn bè.
“Lớn” là phải biết cho nhiều hơn là nhận, cho đi những tình cảm yêu thương của mình đến người xung quanh, không còn vô tư nhận về những sự quan tâm của bố mẹ, bạn bè mà không nghĩ đến sự đáp trả.
“Lớn” là khi người ta biết xấu hổ về những thất bại, biết tự hào với những thành công, biết cuộc sống còn những điều chưa tốt, biết tìm cho mình một cuộc sống thật tốt.
“Lớn” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.
Và khi đã “lớn”, ta mới hiểu rằng khi ta lớn lên hằng ngày là thời gian những người thân ở lại bên ta càng ngắn lại, nhận biết rằng cuộc đời là những sự ly tan, không có gì là mãi mãi.
Khi ta “lớn” ta mới hiểu những niềm hạnh phúc của tuổi thơ quí giá biết nhường nào và biết tiếc nuối những gì đã qua.
“Lớn” để ta cảm nhận rõ ràng nhất tình cảm mọi người dành cho mình, đó không chỉ có sự yêu thương mà còn có cả những sự ganh ghét, sự khinh thường, sự dối trá. Tất cả như thử thách mà mỗi người phải vượt qua trên con đường của mình và đôi lúc ta tưởng chừng không vượt qua được để qua mỗi thử thách lại thấy mình lớn hơn và trưởng thành hơn.
“Lớn” là xa rời tuổi thơ, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình, từ đó thấy cuộc sống này không hề đơn giản mà trái lại còn nhiều những nỗi buồn, những sự thất bại và còn đó cả những nỗi đau.
19 tuổi, liệu như vậy đã lớn chưa?
Lớn để thấy mình mất đi nhiều điều tốt đẹp, mất đi sự hồn nhiên; lớn để thấy nhiều điều không đẹp của cuộc sống, thấy mình mệt mỏi trong từng ngày trôi qua, lớn để cảm thấy mình quá bé nhỏ trong biển lớn cuộc đời mênh mông…
Vậy người ta lớn để làm gì…?
Nhớ lúc còn bé thích mang giày của mẹ, mong sau mau lớn để có thể làm tất cả những điều mình thích, trong cái suy nghĩ non nớt làm người lớn thật vui vẻ. Những ngày gần tết nôn nao không ngủ khi nghĩ đến được thêm một tuổi, khi nghe bậc phụ huynh bảo "Con lớn rồi đấy".
Thích lắm dù thường sau câu nói ấy bao giờ cũng kèm bị la mắng một lỗi lầm vừa phạm phải. Còn khi nghe ai nói "Còn nhỏ không được hỏi nhiều", thì gân cổ lên cãi "Con lớn rồi mà".
Ngày còn nhỏ khi được mẹ dẫn đi chợ thấy cái gì cũng mới cũng lạ. Lần đầu tiên được đặt chân đến thành phố, chóng ngợp với xe cộ, con người, ước mong phải chi mình được ở nơi đây thì hay biết mấy. Khi lớn rồi đi hai, ba châu lục qua hàng chục quốc gia vẫn không tìm lại được cái háo hức ngày xưa. Ở nhiều nơi được cho là nổi tiếng nhưng chẳng thấy nơi đâu đẹp bằng căn nhà nhỏ nơi miền quê yên bình của mình.
Mà bây giờ muốn có trở về ở như ngày xưa cũng có được đâu khi công việc đang réo gọi ngoài kia. Đôi lúc thấy mình làm khách ngay trong chính gia đình mình. Kéo vali về rồi lại kéo đi, đồ vật trong nhà để nơi đâu cũng không biết.
Nhớ lúc xưa cha dặn: ''Cố gắng lên coṇ đừng quanh quẩn lối mòn như đời cha. Sau này trả hiếu cho cha mẹ còn chưa muộn''. Giờ thì đạt thành nguyện vọng, có vị trí nhất định trong xã hội và vô số điều trong cuộc sống thì cha còn đâu mà trả hiếu. Nhìn những sợi tóc bạc của mẹ sao buồn qúa.
Có cho em trai bao nhiêu tiền cũng không bù lại câu nói "Nhà có hai chị em. Chị hai cứ đi suốt đôi khi muốn nói gặp chị nói chuyện cũng khó". Tự nhiên thấy cái công nghệ thông tin nó trở nên vô duyên. Thấy mình dù có đổi đôi ba căn nhà, vài chiếc xe và trả cả đời cũng không hết những gì gia đình đã dành cho mình.
Ngày xưa khi mẹ mua cho bộ quần áo mới bận cả ngày không muốn cởi ra, tin rằng mình đẹp hẳn ra với bộ quần áo mới. Lớn chút tự đi mua quần áo. Chạy ào ra chợ đôi khi vỉa hè chọn chọn, lựa lựa mắt sáng choang khi chọn được món hời thầm tự khen mình có khiếu thẩm mỹ. Lớn đi shopping ở những nơi sang trọng, hàng hiệu không còn là điều xa lạ, sao mắt tối sầm, khô cạn đôi khi thử một chục bộ vẫn không cảm thấy vừa ý.
Ngày trước bỏ cả nửa ngày trời để làm bài thơ con cóc ghi vào lưu bút tặng cho cô bạn. Thức suốt đêm để làm bài luận văn, dồn hết cảm xúc vào đó. Khi lớn những bài viết được đăng báo là chuyện bình thường, có bài được viết trong vòng không tới một giờ đồng hồ. Được thêm số lượng bạn bè không quen biết yêu thích nhưng sao đôi khi đọc lại thấy nó không có linh hồn gì trong câu chữ. Lắm lúc chút nữa không nhận ra là bài của mình. Khi còn đi học ước mơ lớn lên làm cô giáo dạy văn. Cái ước mơ nhỏ bé ấy cũng trở nên quá xa vời vào lúc thành người lớn. Ngành kinh tế lại là chọn lựa lý tưởng, thực tế.
Ngày trước chuyện gì mình đúng quyết bảo vệ cho bằng được cái lý lẽ ấy. Thậm chí thấy chuyện chướng tai gai mắt cũng nhào vô bênh vực tranh cãi, lắm lúc người ta ganh ghét hay bị vạ lây. Lớn rồi không muốn tranh cãi tránh chuyện nào bớt phiền chuyện đó. Ai không hợp nói mình sai nhún vai, cười trừ. Câu sorry hình như được phát ra gấp đôi, gấp ba với thời gian. Lúc nhỏ thích tụ tập bạn bè nơi chốn đông người. Lớn rồi thích một mình nhiều hơn vô số lần cafe một mình nơi góc phố vắng.
Lúc trẻ con chơi với cô bạn hàng xóm, cãi nhau chí choé có lần chỏng nhau thề sẽ là kẻ thù. Sáng ra lại í ới rủ nhau cùng đi học, ăn chung một qua kem như không có gì xảy ra. Lớn lên vì câu nói có thể là vô tình. Giận không chơi với nhau nữa đánh mất cả tình bạn mười mấy năm. Ngày xưa ngồi cùng cái xe đạp đến lớp bây giờ gặp lại nghe bạn gọi, thảng thốt mơ hồ không nhớ nổi là ai nói gì đến tên.
Ngày bé người chị họ hàng khi qua nhà hay cho qùa bánh. Khi bảo thích con búp bê mặc váy hoa, chị hào phóng tặng cho ngay. Ơn chị lắm nói với chị chắc nịch "Lớn lên em sẽ mua một khúc vải hoa tặng chị may váy". Ngày nay có thể mua không chỉ một mà là một ngàn khúc vải hoa như thế. Nhưng chị đã ra đi sau một vụ tai nạn ở cái tuổi đẹp nhất đời người. Để đến ngày nay sau mười mấy năm vẫn thấy ngậm ngùi khi nhớ lại và mãi mãi nợ chị một lời hứa.
Làm người lớn và đi qua chưa được nửa đời người thôi, sao thấy con người ta có qúa nhiều nỗi buồn mênh mông. Thấy mình nhỏ bé giữa những được mất đời người và lên xuống thăng trầm của cuộc sống. Mà người lớn thì không thể dùng nước mắt để xóa đi nỗi buồn như thời trẻ thơ. Với người lớn đôi khi khóc là một sự cố gắng trong vô vàn điều phải cố gắng khác.
Loanh quanh với câu hỏi: Vậy người ta lớn để làm gì?
Song nhi
Petalia
19 tuổi, tuổi chưa là người lớn hoàn toàn, nhưng cũng chẳng là trẻ con nữa. Bước những bước chân đầu tiên vào đời, cái tuổi tự mình làm chủ cuộc sống, cũng có thể gọi một phần nào đó là “lớn”, đã biết tự sắp xếp, tự chịu trách nhiệm cuộc sống cho mình, mới thấy “lớn” không như những mong ước ngày bé.
Người ta “lớn”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “lớn”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình.
“Lớn” là biết cảm nhận cuộc sống, biết buồn, biết đau khổ, biết tính toán cho mỗi ngày mới. Biết buồn khi gặp thất bại, biết chia sẻ với những nỗi đau, phải giấu đi những suy nghĩ thật của mình để mong người khác vui lòng.
Khi ta “lớn”, trong mỗi nụ cười dường như vẫn ẩn trong đó những lo toan, những nỗi buồn, những tính toán cho những ngày tới. Hiếm khi “lớn” mà ta được cười thoải mái, vô tư như ngày còn bé. Có những chuyện buồn, trắc trở trong cuộc sống, khi “lớn” ta phải giấu kín trong lòng, không thể chia sẻ với ai, không như ngày bé có thể vô tư chia sẻ với bố mẹ.
“Lớn” là ta mất đi sự thoải mái trong tâm hồn, để từng ngày trôi qua, người ta có thêm nhiều điều để suy nghĩ, từ đó trưởng thành hơn mỗi ngày.
Người ta đã “lớn” khi nhìn cuộc sống bằng con mắt thực tế hơn, không còn mơ mộng những ước mơ cao đẹp như ngày trước. Khi “lớn” ta chỉ biết sống cho ngày hôm nay, cho những công việc của buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, cho những việc của hôm nay, ngày mai, tuần này, tuần sau. Đâu còn những giờ phút ngẩn ngơ bên sân trường mơ một tương lai thật đẹp, một tương lai mà chỉ có những ước mơ về một cuộc sống dễ dàng.
“Lớn” để biết lo lắng nhiều hơn cho người thân, bạn bè.
“Lớn” là phải biết cho nhiều hơn là nhận, cho đi những tình cảm yêu thương của mình đến người xung quanh, không còn vô tư nhận về những sự quan tâm của bố mẹ, bạn bè mà không nghĩ đến sự đáp trả.
“Lớn” là khi người ta biết xấu hổ về những thất bại, biết tự hào với những thành công, biết cuộc sống còn những điều chưa tốt, biết tìm cho mình một cuộc sống thật tốt.
“Lớn” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.
Và khi đã “lớn”, ta mới hiểu rằng khi ta lớn lên hằng ngày là thời gian những người thân ở lại bên ta càng ngắn lại, nhận biết rằng cuộc đời là những sự ly tan, không có gì là mãi mãi.
Khi ta “lớn” ta mới hiểu những niềm hạnh phúc của tuổi thơ quí giá biết nhường nào và biết tiếc nuối những gì đã qua.
“Lớn” để ta cảm nhận rõ ràng nhất tình cảm mọi người dành cho mình, đó không chỉ có sự yêu thương mà còn có cả những sự ganh ghét, sự khinh thường, sự dối trá. Tất cả như thử thách mà mỗi người phải vượt qua trên con đường của mình và đôi lúc ta tưởng chừng không vượt qua được để qua mỗi thử thách lại thấy mình lớn hơn và trưởng thành hơn.
“Lớn” là xa rời tuổi thơ, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình, từ đó thấy cuộc sống này không hề đơn giản mà trái lại còn nhiều những nỗi buồn, những sự thất bại và còn đó cả những nỗi đau.
19 tuổi, liệu như vậy đã lớn chưa?
Lớn để thấy mình mất đi nhiều điều tốt đẹp, mất đi sự hồn nhiên; lớn để thấy nhiều điều không đẹp của cuộc sống, thấy mình mệt mỏi trong từng ngày trôi qua, lớn để cảm thấy mình quá bé nhỏ trong biển lớn cuộc đời mênh mông…
Vậy người ta lớn để làm gì…?
Nhớ lúc còn bé thích mang giày của mẹ, mong sau mau lớn để có thể làm tất cả những điều mình thích, trong cái suy nghĩ non nớt làm người lớn thật vui vẻ. Những ngày gần tết nôn nao không ngủ khi nghĩ đến được thêm một tuổi, khi nghe bậc phụ huynh bảo "Con lớn rồi đấy".
Thích lắm dù thường sau câu nói ấy bao giờ cũng kèm bị la mắng một lỗi lầm vừa phạm phải. Còn khi nghe ai nói "Còn nhỏ không được hỏi nhiều", thì gân cổ lên cãi "Con lớn rồi mà".
Ngày còn nhỏ khi được mẹ dẫn đi chợ thấy cái gì cũng mới cũng lạ. Lần đầu tiên được đặt chân đến thành phố, chóng ngợp với xe cộ, con người, ước mong phải chi mình được ở nơi đây thì hay biết mấy. Khi lớn rồi đi hai, ba châu lục qua hàng chục quốc gia vẫn không tìm lại được cái háo hức ngày xưa. Ở nhiều nơi được cho là nổi tiếng nhưng chẳng thấy nơi đâu đẹp bằng căn nhà nhỏ nơi miền quê yên bình của mình.
Mà bây giờ muốn có trở về ở như ngày xưa cũng có được đâu khi công việc đang réo gọi ngoài kia. Đôi lúc thấy mình làm khách ngay trong chính gia đình mình. Kéo vali về rồi lại kéo đi, đồ vật trong nhà để nơi đâu cũng không biết.
Nhớ lúc xưa cha dặn: ''Cố gắng lên coṇ đừng quanh quẩn lối mòn như đời cha. Sau này trả hiếu cho cha mẹ còn chưa muộn''. Giờ thì đạt thành nguyện vọng, có vị trí nhất định trong xã hội và vô số điều trong cuộc sống thì cha còn đâu mà trả hiếu. Nhìn những sợi tóc bạc của mẹ sao buồn qúa.
Có cho em trai bao nhiêu tiền cũng không bù lại câu nói "Nhà có hai chị em. Chị hai cứ đi suốt đôi khi muốn nói gặp chị nói chuyện cũng khó". Tự nhiên thấy cái công nghệ thông tin nó trở nên vô duyên. Thấy mình dù có đổi đôi ba căn nhà, vài chiếc xe và trả cả đời cũng không hết những gì gia đình đã dành cho mình.
Ngày xưa khi mẹ mua cho bộ quần áo mới bận cả ngày không muốn cởi ra, tin rằng mình đẹp hẳn ra với bộ quần áo mới. Lớn chút tự đi mua quần áo. Chạy ào ra chợ đôi khi vỉa hè chọn chọn, lựa lựa mắt sáng choang khi chọn được món hời thầm tự khen mình có khiếu thẩm mỹ. Lớn đi shopping ở những nơi sang trọng, hàng hiệu không còn là điều xa lạ, sao mắt tối sầm, khô cạn đôi khi thử một chục bộ vẫn không cảm thấy vừa ý.
Ngày trước bỏ cả nửa ngày trời để làm bài thơ con cóc ghi vào lưu bút tặng cho cô bạn. Thức suốt đêm để làm bài luận văn, dồn hết cảm xúc vào đó. Khi lớn những bài viết được đăng báo là chuyện bình thường, có bài được viết trong vòng không tới một giờ đồng hồ. Được thêm số lượng bạn bè không quen biết yêu thích nhưng sao đôi khi đọc lại thấy nó không có linh hồn gì trong câu chữ. Lắm lúc chút nữa không nhận ra là bài của mình. Khi còn đi học ước mơ lớn lên làm cô giáo dạy văn. Cái ước mơ nhỏ bé ấy cũng trở nên quá xa vời vào lúc thành người lớn. Ngành kinh tế lại là chọn lựa lý tưởng, thực tế.
Ngày trước chuyện gì mình đúng quyết bảo vệ cho bằng được cái lý lẽ ấy. Thậm chí thấy chuyện chướng tai gai mắt cũng nhào vô bênh vực tranh cãi, lắm lúc người ta ganh ghét hay bị vạ lây. Lớn rồi không muốn tranh cãi tránh chuyện nào bớt phiền chuyện đó. Ai không hợp nói mình sai nhún vai, cười trừ. Câu sorry hình như được phát ra gấp đôi, gấp ba với thời gian. Lúc nhỏ thích tụ tập bạn bè nơi chốn đông người. Lớn rồi thích một mình nhiều hơn vô số lần cafe một mình nơi góc phố vắng.
Lúc trẻ con chơi với cô bạn hàng xóm, cãi nhau chí choé có lần chỏng nhau thề sẽ là kẻ thù. Sáng ra lại í ới rủ nhau cùng đi học, ăn chung một qua kem như không có gì xảy ra. Lớn lên vì câu nói có thể là vô tình. Giận không chơi với nhau nữa đánh mất cả tình bạn mười mấy năm. Ngày xưa ngồi cùng cái xe đạp đến lớp bây giờ gặp lại nghe bạn gọi, thảng thốt mơ hồ không nhớ nổi là ai nói gì đến tên.
Ngày bé người chị họ hàng khi qua nhà hay cho qùa bánh. Khi bảo thích con búp bê mặc váy hoa, chị hào phóng tặng cho ngay. Ơn chị lắm nói với chị chắc nịch "Lớn lên em sẽ mua một khúc vải hoa tặng chị may váy". Ngày nay có thể mua không chỉ một mà là một ngàn khúc vải hoa như thế. Nhưng chị đã ra đi sau một vụ tai nạn ở cái tuổi đẹp nhất đời người. Để đến ngày nay sau mười mấy năm vẫn thấy ngậm ngùi khi nhớ lại và mãi mãi nợ chị một lời hứa.
Làm người lớn và đi qua chưa được nửa đời người thôi, sao thấy con người ta có qúa nhiều nỗi buồn mênh mông. Thấy mình nhỏ bé giữa những được mất đời người và lên xuống thăng trầm của cuộc sống. Mà người lớn thì không thể dùng nước mắt để xóa đi nỗi buồn như thời trẻ thơ. Với người lớn đôi khi khóc là một sự cố gắng trong vô vàn điều phải cố gắng khác.
Loanh quanh với câu hỏi: Vậy người ta lớn để làm gì?
Song nhi
Petalia
Hiệu chỉnh: