ThuThao965
Thành viên
- Tham gia
- 23/3/2019
- Bài viết
- 2
Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhiều quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, một trong những quan hệ đó là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Câu hỏi người nước ngoài có được đứng tên nhà đất do thừa kế để lại không chắc chắn rất nhiều người thắc mắc và quan tâm, do đó, tôi xin đóng góp quan điểm của mình về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Người nước ngoài có được đứng tên nhà đất do thừa kế lại không?
Một số quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài
Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài quy định tại Đ159, Đ160 Luật nhà ở 2014 như sau:
· Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
· Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
· Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Pháp luật quy định như thế nào về sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài?
Điều kiện để được sở hữu nhà đất
Căn cứ theo Đ76 Nghị Định 99/2015/NĐ-CP về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu thì điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà đất do thừa kế như sau:
Đối với chung cư:
· Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;
· Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Đối với nhà ở riêng lẻ: Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:
· Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
· Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
· 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.
Thời hạn sở hữu
Căn cứ theo Đ77 Nghị Định 99/2015/NĐ-CP thì thời hạn sở hữu nhà đất do thừa kế của người nước ngoài được quy định như sau:
· Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;
· Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam;
· Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu lâu?
Quyền và nghĩa vụ của người NN khi sở hữu thừa kế nhà đất tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật đất đai 2013, đối với di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người nước ngoài, không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, tức là được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế. Khoản 3 Đ186 Luật đất đai 2013 có quy định rõ:
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
· Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
· Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
· Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Như vậy, người nước ngoài cũng được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng nhà ở nhận thừa kế phải là nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ và không thuộc diện người được quyền ưu miễn trừ ngoại giao, lãnh sự ở Việt Nam. Bạn có thể liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời khi có các vấn đề pháp lý phát sinh.
Thông tin liên hệ:
Luật sư Phan Mạnh Thăng
Địa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Email: info@chuyentuvanluat.com
Điện thoại: (028) 39 25 39 69
Hotline: 0908748368
Website: chuyentuvanluat.com
Người nước ngoài có được đứng tên nhà đất do thừa kế lại không?
Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài quy định tại Đ159, Đ160 Luật nhà ở 2014 như sau:
· Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
· Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
· Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Pháp luật quy định như thế nào về sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài?
Căn cứ theo Đ76 Nghị Định 99/2015/NĐ-CP về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu thì điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà đất do thừa kế như sau:
Đối với chung cư:
· Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;
· Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Đối với nhà ở riêng lẻ: Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:
· Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
· Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
· 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.
Thời hạn sở hữu
Căn cứ theo Đ77 Nghị Định 99/2015/NĐ-CP thì thời hạn sở hữu nhà đất do thừa kế của người nước ngoài được quy định như sau:
· Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;
· Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam;
· Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu lâu?
Quyền và nghĩa vụ của người NN khi sở hữu thừa kế nhà đất tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật đất đai 2013, đối với di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người nước ngoài, không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, tức là được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế. Khoản 3 Đ186 Luật đất đai 2013 có quy định rõ:
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
· Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
· Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
· Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Như vậy, người nước ngoài cũng được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng nhà ở nhận thừa kế phải là nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ và không thuộc diện người được quyền ưu miễn trừ ngoại giao, lãnh sự ở Việt Nam. Bạn có thể liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời khi có các vấn đề pháp lý phát sinh.
Thông tin liên hệ:
Luật sư Phan Mạnh Thăng
Địa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Email: info@chuyentuvanluat.com
Điện thoại: (028) 39 25 39 69
Hotline: 0908748368
Website: chuyentuvanluat.com
Hiệu chỉnh: