Ni nana
Thành viên
- Tham gia
- 7/12/2019
- Bài viết
- 9
Một ngôi nhà, không quá to cũng không quá nhỏ, nằm ven sông cách làng chừng 2km. Có hai mẹ con nọ, một hoàn cảnh rất đặc biệt: không người thân, không anh em, không họ hàng, không làng xóm... Chỉ có hai mẹ con lủi thủi nương tựa vào nhau.
Đứa bé năm nay cũng đã lên mười, một bé trai kháu khỉnh. Cuộc sống mưu sinh hàng của hai mẹ con là công việc "cất rớ", bắt lấy một số con tôm, con tép ít ỏi quanh sông. Không có lưới, cũng chẳng có thuyền nhỏ để chèo ra xa mà đánh những con cá. Hôm được nhiều thì Chị chạy vào chợ bán đổi lấy bó rau, miếng thịt thay đổi thức ăn cho con. Còn hôm được ít, thì hai mẹ con lấy đó làm thức ăn cả ngày, kèm một ít rau vặt bé nhặt được quanh bụi, làm canh cho bữa cơm của hai mẹ con.
Cuộc sống dù rất vất vả, túng thiếu nghèo khổ, nhưng Chị vẫn cố gắng cho con mình được đến trường, kiếm cái chữ như các bạn cùng trang lứa. Chị thiết nghĩ, đời mình vốn bất hạnh, thì mình không thể để con mình cũng giống như vậy. Dù phải ăn cháo ăn rau, cũng phải cho con được học hành tử tế, để con có thể thay đổi số phận của mình. Nhà trường biết hoàn cảnh của hai mẹ con, nên đã miễn học phí cho bé, bé chỉ đóng những khoản nho nhỏ trong lớp phụ thêm. Có lẽ cũng nhờ vậy, mà bé đã theo được gần hết tiểu học rồi. Tuy không có cha, một mình mẹ vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là anh em... bên cạnh bé, nuôi dưỡng dạy dỗ. Nhưng bé rất hiểu chuyện và thông minh, bé học rất chăm học, nhiều năm liền đều là học sinh giỏi của trường. Đó cũng là một động lực, niềm an ủi động viên tinh thần cho Chị cố gắng sống vì con.
Bé không những học giỏi, mà còn rất thương mẹ. Một buổi đi học, còn buổi kia bé theo mẹ đi bắt con tôm cái tép. Có một lần vô tình bé hỏi:
- Mẹ ơi! Cha con đâu?
- Sao cha không ở chung với mẹ con mình?
Chị không ra một ký hiệu gì, chỉ lặng thinh. Một lúc sau, bé thấy hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má rám nắng của chị. Kể từ đó, không bao giờ bé hỏi về cha nữa, bé rất hiểu chuyện cứ thế vui vẻ quấn quýt bên mẹ hàng ngày. Bé cũng không than vãn, trách móc hay so sánh cuộc sống của mình với bạn bè. Chị chỉ sắm cho bé được một bộ đồ đồng phục, không phải là hai bộ thay phiên nhau như các bạn. Bé quý bộ đồ lắm, đi học về là bé cởi nó ra và treo lên ngay ngắn trên tường. Xong thay ra bộ đồ chỗ vá chỗ khâu, nhanh nhảu xắn tay áo lên phụ mẹ làm cơm. Khác với bạn bè cùng trang lứa được đưa đi đón về, học về chỉ việc ăn và đi chơi. Còn bé, trong nhà mẹ biết làm việc gì là bé học theo việc đó, chưa đủ lớn để làm được những việc nặng nhọc, nhưng những công việc nhẹ nhàng bé làm quá thành thạo.
Vào một buổi chiều:
Một tốp người trong làng đi làm về trên đê. Một người nhìn về phía ngôi nhà của hai mẹ con, và hỏi những người còn lại:
- Nhà ai thế kia?
- Sao ở một mình vậy?
- Sao không dựng nhà trong làng?
Một người nhanh nhảu đáp:
- Chị đó có bầu, mà không rõ bố đứa bé là ai?
- Nên bị làng phạt, bắt tách riêng ra như thế đấy?
Người kia đáp lại:
- Ôi trời! Sao dại thế? Phí cả một thời thanh xuân!
Một người nói chen vào:
- Nghe bảo Chị đó bị câm, nên bị người ta h.ãm hiếp!
Một người nữa tiếp lời:
- Thật là tội! Đã bị vậy...rồi còn...!
Họ cứ thế... cứ thế... vừa đi về phía làng, vừa bàn tán về Chị.
Trong đám nhỏ, đi ra đón bố mẹ chúng đi làm về, có một số đứa học cùng lớp với bé, chúng đã nghe được hết câu chuyện mà người lớn nói với nhau.
Sáng sớm hôm sau:
Hôm nay Chị dậy rất sớm, chắc tối qua bắt được nhiều tép, nên sáng nay Chị đã đi bán nó khi bé còn đang say giấc ngủ. Chị đã chuẩn bị sẵn một mâm cơm cực ngon để chiêu đãi con trai, lâu ngày rồi con không được ăn ngon. Chị bước vào phòng, ra hiệu cho con trai ra ăn cơm để đi học kẻo trễ giờ.
Thanh bước đến bên mâm cơm, mắt tròn xoe, miệng há to:
- Wow! Nay nhiều món ngon vậy mẹ!
Thanh làm mấy cái biểu hiện, cùng ký hiệu thể hiện niềm vui sướng và cảm ơn mẹ.
Bé ăn không biết no, Chị chăm chú nhìn con ăn và thầm ước, giá ngày nào mẹ cũng cho con được những bữa ngon như thế, mẹ xin lỗi, xin lỗi con, con trai của mẹ rồi Chị rơm rớm nước mắt. Đang chăm chú nhìn con thì Thanh ngước lên, một tay xoa bụng, mặt hớn hở:
- Con no quá mẹ ơi! và cười tít mắt.
Chị mỉm cười lấy tay xoa nhè nhẹ trên đầu con, bổng Thanh nói lớn làm Chị giật mình:
- Thôi chết! Muộn rồi mẹ ơi!
- Con đi rửa để đi học đây!
Xong xuôi, Thanh chào mẹ và xách cặp chạy một cái vèo..... Chút xíu Chị đã không thấy bóng dáng Thanh đâu nữa. Đúng là trẻ con như chim chíc vậy, Chị thầm nghĩ mà lòng ngập tràn hạnh phúc.
Vừa đến giữa sân trường, Thanh đã thấy một đám bạn cả nam lẫn nữ đứng phía trước cữa lớp. Thanh trộm nghĩ trong đầu: các bạn đứng đó làm gì vậy nhỉ? sao đông thế?.
Thấy bóng dáng Thanh bước tới, một đứa lớn nhất trong đám tên Long kêu to:
- Ê tụi bây! Thằng Thanh tới rồi kìa!
Thanh đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, thì cả đám đồng thanh đáp:
- Đồ con hoang!
- Đồ không có cha!
- Mày đi! đi!....
- Tụi tao không muốn học chung lớp với mày!
- Mày về đi!
......
Thanh đứng chôn người tại chỗ, chân không nhúc nhích, mặt cúi xuống.
Vừa lúc đó, đằng xa cô giáo bước tới:
- Các em làm gì ở đây, mà còn chưa vào lớp?
Thấy cô, có lẽ nổi hỗ thẹn cùng tủi nhục nơi Thanh được đẩy lên đỉnh điểm. Thanh quay ngoắt một cái và vụt chạy, Thanh cắm đầu chạy một mạch ra khỏi cổng trường.
Thấy lạ cô giáo gọi với theo:
- Thanh!.....Em chạy đi đâu vậy?
- Sao không vào lớp học?
Cô giáo ngoảnh lại đám bạn:
- Có chuyện gì với Thanh vậy?
- Các em đã nói gì với Thanh phải không?
Chúng không nói gì, cúi sầm hết mặt xuống. Cô giáo tiếp:
- Không ai chịu nói, cô sẽ phạt cả đám luôn!
Một bé gái bước ra khỏi nhóm tiến lại gần cô và nói:
- Dạ thưa cô! Bạn Long rũ tụi em chọc Thanh ạ!
- Nói Thanh không có cha!
- Mẹ tật nguyền!...
- Và đuổi Thanh không cho học cùng nữa ạ!
Không cầm nổi cơn giận dữ cô giáo quát lớn:
- Tại sao các em lại nỡ nói với bạn của mình như thế?
Cả đám co rúm hết lại, không một ai giám nhúc nhích.
Sau khi đã bình tĩnh lại, cô giáo nhỏ nhẹ:
- Thấy bạn mình như thế, các em phải thương, phải chia sẻ cùng bạn, đùm bọc bạn sao lại đối xử với bạn như vậy?
- Lần sau không ai được hành động với bạn như thế nữa nhé!
- Ai còn làm vậy cô sẽ phạt và báo cho phụ huynh, các em biết không?
Cả đám cùng đồng thanh đáp:
- Dạ! chúng em biết rồi ạ!
Cô tiếp lời: - Ngày mai cô trò mình cùng đến nhà thăm và xin lỗi bạn và mẹ bạn nhé!
- Dạ!.
Còn về phía Thanh:
Sau khi chạy khỏi trường, Thanh không về nhà, mà chọn một góc không để ai thấy mình và ngồi ở đó. Bộ đồ mà Thanh rất trân quý, nay Thanh cũng chẳng màng tới nó, Thanh ngồi bệt xuống đất, để cho nó biết dính những bụi và đất, khiến nó lấm lem. Thanh ngồi như thế, nhìn về xa xăm trong khoảng không vô định, với cặp mắt đã đỏ hoe sưng híp.
Trời đã nhá nhem tối, Chị ở nhà hết đứng lại ngồi ruột gan rối tung. Lúc trưa khi không thấy Thanh về, Chị đã tất bật chạy tìm Thanh khắp nơi, nhưng cũng không một ai biết Thanh ở đâu cả. Từ ngày bị đuổi ra khỏi làng, Chị chưa một lần giám vào lại làng. Quá thấm mệt, Chị chỉ biết về nhà ngóng tin con, với hy vọng Thanh sẽ nhanh về, Thanh chưa bao giờ làm mẹ phải lo cả.
Cuối cùng thì Thanh cũng lê tấm thân mỏi mệt cùng bộ dạng xộc xệch của mình về. Vừa thấy con, Chị vội chạy ra mặt mừng rỡ, như bao gánh nặng cả ngày được tháo xuống. Chị giơ hai tay định ôm con, nhưng Thanh gạt ra với giọng gắt gảu:
- Bà tránh ra!
- Tôi không phải con bà!
- Tôi không muốn sống trong cái nhà này!
- Tôi muốn có Cha!
Nói xong, Thanh bước nhanh vào phòng ngồi khóc thút thít. Bỏ Chị đứng một mình đơ người, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con mình? Một lúc sau, Chị như hiểu được mọi chuyện. Chị bước từng bước chậm rãi đến đứng bên cửa, Thanh bổng vụt phắt dậy đẩy Chị một cái thật mạnh, rồi đóng sầm cửa lại, xong lao người ném mình một cái lên gi.ường mà không biết đau, rồi bật khóc nức nở. Do bị đẩy bất ngờ nên Chị choạng vạng bước chân, chút xíu nữa là bị ngã ra phía sau. Chị lê từng bước chân nặng trĩu, cùng tấm thân phờ phạc đến bên mâm cơm đã nguội lạnh từ bao giờ. Chị bưng chén cơm lên, và từng miếng cơm trắng vào miệng, cố gắng nhai nuốt một cách khó khăn hoà lẫn cùng hai dòng nước mắt mặn chát.
11h đêm rồi:
Thanh vẫn chưa mở cửa bước ra, trong bóng đêm là dáng Chị ngồi nhỏ bé, cô đơn và lạnh lẽo. Chị đứng lên mệt mỏi tiến về phía gi.ường. Chị ghé mình nằm xuống trong tiếng thở dài lê thê.
Thanh đã dậy, bước ra ngoài nhìn thấy mâm cơm còn nguyên vẹn lạnh tanh. Em nhìn về phía gi.ường mẹ, dáng mẹ nằm co ro trong đau khổ, quay hướng người vào tường. Em chợt bật khóc, rồi nói thầm trong suy nghĩ: con xin lỗi mẹ! con sai rồi! từ nay con sẽ không bao giờ làm cho mẹ phải buồn nữa!
Trời đã sáng:
Ánh nắng buổi sáng dịu nhẹ, tươi mới chiếu hết cả vào căn nhà của hai mẹ con. Do hôm qua quá mệt, nên nay Chị dậy trễ hơn thường ngày. Vừa mở mắt Chị đã thấy trên bàn ăn là hai tô mỳ nóng hổi đang bốc khói, trong tô còn có một ít tép tươi được rang thơm phức, cùng một ít hành ngò được thái rất đẹp rãi ở phía trên. Đang chìm đắm trong sự ngạc nhiên, thì Chị được đánh thức bởi giọng của Thanh:
- Mẹ dậy rồi à!
- Mẹ rửa mặt rồi lại ăn sáng nhé!
- Con đã chuẩn bị xong hết rồi!
- Con xin lỗi mẹ! Con hứa từ nay con sẽ không bao giờ như thế nữa!
Chị vội vàng ôm Thanh vào lòng, cùng hai giọt nước mắt hạnh phúc.
Đứa bé năm nay cũng đã lên mười, một bé trai kháu khỉnh. Cuộc sống mưu sinh hàng của hai mẹ con là công việc "cất rớ", bắt lấy một số con tôm, con tép ít ỏi quanh sông. Không có lưới, cũng chẳng có thuyền nhỏ để chèo ra xa mà đánh những con cá. Hôm được nhiều thì Chị chạy vào chợ bán đổi lấy bó rau, miếng thịt thay đổi thức ăn cho con. Còn hôm được ít, thì hai mẹ con lấy đó làm thức ăn cả ngày, kèm một ít rau vặt bé nhặt được quanh bụi, làm canh cho bữa cơm của hai mẹ con.
Cuộc sống dù rất vất vả, túng thiếu nghèo khổ, nhưng Chị vẫn cố gắng cho con mình được đến trường, kiếm cái chữ như các bạn cùng trang lứa. Chị thiết nghĩ, đời mình vốn bất hạnh, thì mình không thể để con mình cũng giống như vậy. Dù phải ăn cháo ăn rau, cũng phải cho con được học hành tử tế, để con có thể thay đổi số phận của mình. Nhà trường biết hoàn cảnh của hai mẹ con, nên đã miễn học phí cho bé, bé chỉ đóng những khoản nho nhỏ trong lớp phụ thêm. Có lẽ cũng nhờ vậy, mà bé đã theo được gần hết tiểu học rồi. Tuy không có cha, một mình mẹ vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là anh em... bên cạnh bé, nuôi dưỡng dạy dỗ. Nhưng bé rất hiểu chuyện và thông minh, bé học rất chăm học, nhiều năm liền đều là học sinh giỏi của trường. Đó cũng là một động lực, niềm an ủi động viên tinh thần cho Chị cố gắng sống vì con.
Bé không những học giỏi, mà còn rất thương mẹ. Một buổi đi học, còn buổi kia bé theo mẹ đi bắt con tôm cái tép. Có một lần vô tình bé hỏi:
- Mẹ ơi! Cha con đâu?
- Sao cha không ở chung với mẹ con mình?
Chị không ra một ký hiệu gì, chỉ lặng thinh. Một lúc sau, bé thấy hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má rám nắng của chị. Kể từ đó, không bao giờ bé hỏi về cha nữa, bé rất hiểu chuyện cứ thế vui vẻ quấn quýt bên mẹ hàng ngày. Bé cũng không than vãn, trách móc hay so sánh cuộc sống của mình với bạn bè. Chị chỉ sắm cho bé được một bộ đồ đồng phục, không phải là hai bộ thay phiên nhau như các bạn. Bé quý bộ đồ lắm, đi học về là bé cởi nó ra và treo lên ngay ngắn trên tường. Xong thay ra bộ đồ chỗ vá chỗ khâu, nhanh nhảu xắn tay áo lên phụ mẹ làm cơm. Khác với bạn bè cùng trang lứa được đưa đi đón về, học về chỉ việc ăn và đi chơi. Còn bé, trong nhà mẹ biết làm việc gì là bé học theo việc đó, chưa đủ lớn để làm được những việc nặng nhọc, nhưng những công việc nhẹ nhàng bé làm quá thành thạo.
Vào một buổi chiều:
Một tốp người trong làng đi làm về trên đê. Một người nhìn về phía ngôi nhà của hai mẹ con, và hỏi những người còn lại:
- Nhà ai thế kia?
- Sao ở một mình vậy?
- Sao không dựng nhà trong làng?
Một người nhanh nhảu đáp:
- Chị đó có bầu, mà không rõ bố đứa bé là ai?
- Nên bị làng phạt, bắt tách riêng ra như thế đấy?
Người kia đáp lại:
- Ôi trời! Sao dại thế? Phí cả một thời thanh xuân!
Một người nói chen vào:
- Nghe bảo Chị đó bị câm, nên bị người ta h.ãm hiếp!
Một người nữa tiếp lời:
- Thật là tội! Đã bị vậy...rồi còn...!
Họ cứ thế... cứ thế... vừa đi về phía làng, vừa bàn tán về Chị.
Trong đám nhỏ, đi ra đón bố mẹ chúng đi làm về, có một số đứa học cùng lớp với bé, chúng đã nghe được hết câu chuyện mà người lớn nói với nhau.
Sáng sớm hôm sau:
Hôm nay Chị dậy rất sớm, chắc tối qua bắt được nhiều tép, nên sáng nay Chị đã đi bán nó khi bé còn đang say giấc ngủ. Chị đã chuẩn bị sẵn một mâm cơm cực ngon để chiêu đãi con trai, lâu ngày rồi con không được ăn ngon. Chị bước vào phòng, ra hiệu cho con trai ra ăn cơm để đi học kẻo trễ giờ.
Thanh bước đến bên mâm cơm, mắt tròn xoe, miệng há to:
- Wow! Nay nhiều món ngon vậy mẹ!
Thanh làm mấy cái biểu hiện, cùng ký hiệu thể hiện niềm vui sướng và cảm ơn mẹ.
Bé ăn không biết no, Chị chăm chú nhìn con ăn và thầm ước, giá ngày nào mẹ cũng cho con được những bữa ngon như thế, mẹ xin lỗi, xin lỗi con, con trai của mẹ rồi Chị rơm rớm nước mắt. Đang chăm chú nhìn con thì Thanh ngước lên, một tay xoa bụng, mặt hớn hở:
- Con no quá mẹ ơi! và cười tít mắt.
Chị mỉm cười lấy tay xoa nhè nhẹ trên đầu con, bổng Thanh nói lớn làm Chị giật mình:
- Thôi chết! Muộn rồi mẹ ơi!
- Con đi rửa để đi học đây!
Xong xuôi, Thanh chào mẹ và xách cặp chạy một cái vèo..... Chút xíu Chị đã không thấy bóng dáng Thanh đâu nữa. Đúng là trẻ con như chim chíc vậy, Chị thầm nghĩ mà lòng ngập tràn hạnh phúc.
Vừa đến giữa sân trường, Thanh đã thấy một đám bạn cả nam lẫn nữ đứng phía trước cữa lớp. Thanh trộm nghĩ trong đầu: các bạn đứng đó làm gì vậy nhỉ? sao đông thế?.
Thấy bóng dáng Thanh bước tới, một đứa lớn nhất trong đám tên Long kêu to:
- Ê tụi bây! Thằng Thanh tới rồi kìa!
Thanh đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, thì cả đám đồng thanh đáp:
- Đồ con hoang!
- Đồ không có cha!
- Mày đi! đi!....
- Tụi tao không muốn học chung lớp với mày!
- Mày về đi!
......
Thanh đứng chôn người tại chỗ, chân không nhúc nhích, mặt cúi xuống.
Vừa lúc đó, đằng xa cô giáo bước tới:
- Các em làm gì ở đây, mà còn chưa vào lớp?
Thấy cô, có lẽ nổi hỗ thẹn cùng tủi nhục nơi Thanh được đẩy lên đỉnh điểm. Thanh quay ngoắt một cái và vụt chạy, Thanh cắm đầu chạy một mạch ra khỏi cổng trường.
Thấy lạ cô giáo gọi với theo:
- Thanh!.....Em chạy đi đâu vậy?
- Sao không vào lớp học?
Cô giáo ngoảnh lại đám bạn:
- Có chuyện gì với Thanh vậy?
- Các em đã nói gì với Thanh phải không?
Chúng không nói gì, cúi sầm hết mặt xuống. Cô giáo tiếp:
- Không ai chịu nói, cô sẽ phạt cả đám luôn!
Một bé gái bước ra khỏi nhóm tiến lại gần cô và nói:
- Dạ thưa cô! Bạn Long rũ tụi em chọc Thanh ạ!
- Nói Thanh không có cha!
- Mẹ tật nguyền!...
- Và đuổi Thanh không cho học cùng nữa ạ!
Không cầm nổi cơn giận dữ cô giáo quát lớn:
- Tại sao các em lại nỡ nói với bạn của mình như thế?
Cả đám co rúm hết lại, không một ai giám nhúc nhích.
Sau khi đã bình tĩnh lại, cô giáo nhỏ nhẹ:
- Thấy bạn mình như thế, các em phải thương, phải chia sẻ cùng bạn, đùm bọc bạn sao lại đối xử với bạn như vậy?
- Lần sau không ai được hành động với bạn như thế nữa nhé!
- Ai còn làm vậy cô sẽ phạt và báo cho phụ huynh, các em biết không?
Cả đám cùng đồng thanh đáp:
- Dạ! chúng em biết rồi ạ!
Cô tiếp lời: - Ngày mai cô trò mình cùng đến nhà thăm và xin lỗi bạn và mẹ bạn nhé!
- Dạ!.
Còn về phía Thanh:
Sau khi chạy khỏi trường, Thanh không về nhà, mà chọn một góc không để ai thấy mình và ngồi ở đó. Bộ đồ mà Thanh rất trân quý, nay Thanh cũng chẳng màng tới nó, Thanh ngồi bệt xuống đất, để cho nó biết dính những bụi và đất, khiến nó lấm lem. Thanh ngồi như thế, nhìn về xa xăm trong khoảng không vô định, với cặp mắt đã đỏ hoe sưng híp.
Trời đã nhá nhem tối, Chị ở nhà hết đứng lại ngồi ruột gan rối tung. Lúc trưa khi không thấy Thanh về, Chị đã tất bật chạy tìm Thanh khắp nơi, nhưng cũng không một ai biết Thanh ở đâu cả. Từ ngày bị đuổi ra khỏi làng, Chị chưa một lần giám vào lại làng. Quá thấm mệt, Chị chỉ biết về nhà ngóng tin con, với hy vọng Thanh sẽ nhanh về, Thanh chưa bao giờ làm mẹ phải lo cả.
Cuối cùng thì Thanh cũng lê tấm thân mỏi mệt cùng bộ dạng xộc xệch của mình về. Vừa thấy con, Chị vội chạy ra mặt mừng rỡ, như bao gánh nặng cả ngày được tháo xuống. Chị giơ hai tay định ôm con, nhưng Thanh gạt ra với giọng gắt gảu:
- Bà tránh ra!
- Tôi không phải con bà!
- Tôi không muốn sống trong cái nhà này!
- Tôi muốn có Cha!
Nói xong, Thanh bước nhanh vào phòng ngồi khóc thút thít. Bỏ Chị đứng một mình đơ người, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con mình? Một lúc sau, Chị như hiểu được mọi chuyện. Chị bước từng bước chậm rãi đến đứng bên cửa, Thanh bổng vụt phắt dậy đẩy Chị một cái thật mạnh, rồi đóng sầm cửa lại, xong lao người ném mình một cái lên gi.ường mà không biết đau, rồi bật khóc nức nở. Do bị đẩy bất ngờ nên Chị choạng vạng bước chân, chút xíu nữa là bị ngã ra phía sau. Chị lê từng bước chân nặng trĩu, cùng tấm thân phờ phạc đến bên mâm cơm đã nguội lạnh từ bao giờ. Chị bưng chén cơm lên, và từng miếng cơm trắng vào miệng, cố gắng nhai nuốt một cách khó khăn hoà lẫn cùng hai dòng nước mắt mặn chát.
11h đêm rồi:
Thanh vẫn chưa mở cửa bước ra, trong bóng đêm là dáng Chị ngồi nhỏ bé, cô đơn và lạnh lẽo. Chị đứng lên mệt mỏi tiến về phía gi.ường. Chị ghé mình nằm xuống trong tiếng thở dài lê thê.
Thanh đã dậy, bước ra ngoài nhìn thấy mâm cơm còn nguyên vẹn lạnh tanh. Em nhìn về phía gi.ường mẹ, dáng mẹ nằm co ro trong đau khổ, quay hướng người vào tường. Em chợt bật khóc, rồi nói thầm trong suy nghĩ: con xin lỗi mẹ! con sai rồi! từ nay con sẽ không bao giờ làm cho mẹ phải buồn nữa!
Trời đã sáng:
Ánh nắng buổi sáng dịu nhẹ, tươi mới chiếu hết cả vào căn nhà của hai mẹ con. Do hôm qua quá mệt, nên nay Chị dậy trễ hơn thường ngày. Vừa mở mắt Chị đã thấy trên bàn ăn là hai tô mỳ nóng hổi đang bốc khói, trong tô còn có một ít tép tươi được rang thơm phức, cùng một ít hành ngò được thái rất đẹp rãi ở phía trên. Đang chìm đắm trong sự ngạc nhiên, thì Chị được đánh thức bởi giọng của Thanh:
- Mẹ dậy rồi à!
- Mẹ rửa mặt rồi lại ăn sáng nhé!
- Con đã chuẩn bị xong hết rồi!
- Con xin lỗi mẹ! Con hứa từ nay con sẽ không bao giờ như thế nữa!
Chị vội vàng ôm Thanh vào lòng, cùng hai giọt nước mắt hạnh phúc.