- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 345
Giá trị và hiệu quả của xe hơi Toyota đã làm nên sự nổi tiếng của hãng xe Nhật này. Giờ đây, Chủ tịch của hãng này, ông Akio Toyoda, cũng đang nhận được những lời ngợi ca tương tự.
Chủ tịch hãng Toyota, ông Akio Toyoda - Ảnh: Bloomberg
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, trong năm 2012, Toyota dẫn đầu về doanh số trong ngành công nghiệp ôtô. Trong khi đó, Chủ tịch Toyoda, 57 tuổi, người điều hành hãng, chỉ nhận được mức lương bằng chưa đầy 1/10 so với vị lãnh đạo được trả cao nhất trong lĩnh vực này.
Hãng Toyota đang chứng kiến sự phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ dưới sự chèo lái của ông Toyoda, cháu nội nhà sáng lập tập đoàn, kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 6/2009, ngay sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và đồng Yên mạnh khiến Toyota có năm thua lỗ đầu tiên sau gần 6 thập kỷ.
Nhờ bàn tay lãnh đạo của Toyoda, hãng Toyota đã vượt qua những thử thách lớn như động đất và sóng thần, cũng như vụ triệu hồi hàng triệu chiếc xe trên phạm vi toàn cầu.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Toyota đã tăng 28% tính theo đồng USD. Trong khi đó, giá cổ phiếu của đối thủ Volkswagen giảm 11%, cổ phiếu General Motors (GM) tăng 12%, cổ phiếu Daimler AG tăng 11%, còn cổ phiếu Ford tăng 18%. Năm ngoái, Toyota giành lại vị trí hãng xe lớn nhất thế giới về doanh số từ tay GM.
“Akio đã bị thử thách không giống như bất kỳ vị CEO nào của Toyota trong vòng 30 năm qua”, bà Maryann Keller, chuyên gia thuộc công ty tư vấn Maryann Keller & Associates ở Connecticut, Mỹ, nhận xét.
Theo một tài liệu mà Toyota vừa gửi lên Bộ Tài chính Mỹ, năm 2012, ông Toyoda được trả 184 triệu Yên, tương đương khoảng 1,9 triệu USD, tăng 35% so với năm 2011. Vào tháng 3 vừa qua, triển vọng lợi nhuận gia tăng khiến Toyota đã thông qua khoản thưởng lớn nhất cho công nhân viên kể từ năm 2008.
Nếu so với thù lao của các CEO khác trong ngành công nghiệp ôtô, mức thù lao của ông Toyoda xếp vào hàng cuối bảng. Năm 2012, CEO Alan Mullaly của hãng Ford được trả 21 triệu USD, trở thành CEO ôtô được trả cao nhất. CEO Martin Winterkorn của Volkswagen được trả khoảng 14,5 triệu Euro, tương đương khoảng 19 triệu Euro, trong khi CEO Dieter Zetsche của Daimler được trả 8,15 triệu USD. CEO Dan Akerson của hãng GM nhận được 11 triệu USD.
Tuy nhiên, những gì mà ông Toyoda nhận được từ hãng xe mà ông nội của ông sáng lập nên không chỉ có thế. Ông nắm cổ phần 0,13% của tập đoàn này, có giá trị 256 triệu USD. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013, cổ phần này đem đến khoản cổ tức khoảng 4,2 triệu USD.
Năm 2010, ông Toyoda đã từ chối nhận tiền thưởng của tập đoàn sau khi vụ triệu hồi 8 triệu xe Toyota trên toàn cầu buộc ông phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Thù lao của ông Toyoda năm đó chỉ còn chưa đầy 100 triệu Yên, tương đương chưa tới 1 triệu USD tính theo tỷ giá khi đó.
Đến tháng 3/2011, ông Toyoda đã chèo lái Toyota vượt qua cuộc khủng hoảng triệu hồi xe và vạch ra một kế hoạch phục hồi lợi nhuận cũng như uy tín chất lượng của hãng. Kế hoạch chưa kịp thực hiện thì thảm họa động đất-sóng thần ập xuống Nhật Bản, khiến hoạt động sản xuất của Toyota bị đình trệ hàng tháng trời.
Họa vô đơn chí, trước khi Toyota hồi phục từ thảm họa này, thì một trận lụt lớn xảy ra ở Thái Lan, trung tâm sản xuất của Toyota ở Đông Nam Á. Trận lụt này làm tình trạng thiếu linh kiện của Toyota càng thêm phần nghiêm trọng, khiến hãng càng khó phục hồi sản lượng.
Để khắc phục, ông Toyoda điều chỉnh kế hoạch của tập đoàn, thu thập thông tin từ các nhà cung cấp từ cấp 3 trở lên để đảm bảo tìm được nguồn linh kiện. Kết quả, Toyota trở lại với mức sản lượng bình thường chỉ 6 tháng sau trận động đất, nhanh hơn dự kiến, đồng thời đánh dấu sự khởi đầu cho một bước ngoặt ở Toyota và một đợt tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ của hãng.
Còn có những may mắn nữa đang đến với Toyota. Trong đó phải kể tới sự giảm giá của đồng Yên nhờ những nỗ lực hỗ trợ cho nền kinh tế Nhật từ Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe.
Ước tính, tỷ giá đồng Yên so với USD giảm 1 Yên thì lợi nhuận hoạt động của Toyota tăng thêm được khoảng 35 tỷ Yên. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013, tính ra Toyota đã được lợi khoảng 140 tỷ Yên trong lợi nhuận hoạt động nhờ tỷ giá đồng nội tệ đi xuống.
Bên cạnh đó, đồng Yên giảm giá cũng giúp các hãng xe Nhật, trong đó có Toyota, cạnh tranh về giá tốt hơn tại thị trường Mỹ và châu Âu, hai thị trường mà Toyota, Nissan và Honda đang để mất dần thị phần vào tay các đối thủ Hàn Quốc là Hyundai và Kia.
Trong năm tài khóa 2012, lãi ròng và lãi hoạt động của Toyota đã tăng hơn 3 lần, lên 962,160 tỷ Yên và 1.320 tỷ Yên. Doanh thu của tập đoàn là 22.060 tỷ Yên, tăng 18,7% khi số xe bán ra trên toàn thế giới là 9,69 triệu xe, tăng 16,3% so với năm trước.
Tuy nhiên, Toyota vẫn đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Tại thị trường ôtô lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc, tranh chấp biển đảo Nhật-Trung đã dẫn tới sự suy giảm doanh số của các hãng xe Nhật.
Toyota cho biết, doanh số của hãng tại Trung Quốc đã giảm trong năm 2012 cho dù phong trào tẩy chay xe Nhật tại nước này hiện đã lắng xuống. Trái lại, doanh số của GM và Volkswagen tại Trung Quốc tăng lên.
Tại thị trường Mỹ, chiếc xe Camry của Toyota đã giữ vị trí xe tầm trung bán chạy nhất kể từ năm 2002 nhưng mới đây đã có 2 tháng bị đối thủ khác vượt lên.
Trong 3 tháng đầu năm nay, ba hãng xe Mỹ là GM, Ford và Chrysler cùng tăng thị phần trên sân nhà, đồng nghĩa với “miếng bánh” dành cho các hãng xe ngoại như Toyota nhỏ đi.
Chưa kể, GM đã vượt qua Toyota trong một cuộc thăm dò về đánh giá chất lượng ban đầu của xe do hãng J.D. Poweer & Associates tổ chức.
Theo: tuoitre24.vn
Chủ tịch hãng Toyota, ông Akio Toyoda - Ảnh: Bloomberg
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, trong năm 2012, Toyota dẫn đầu về doanh số trong ngành công nghiệp ôtô. Trong khi đó, Chủ tịch Toyoda, 57 tuổi, người điều hành hãng, chỉ nhận được mức lương bằng chưa đầy 1/10 so với vị lãnh đạo được trả cao nhất trong lĩnh vực này.
Hãng Toyota đang chứng kiến sự phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ dưới sự chèo lái của ông Toyoda, cháu nội nhà sáng lập tập đoàn, kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 6/2009, ngay sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và đồng Yên mạnh khiến Toyota có năm thua lỗ đầu tiên sau gần 6 thập kỷ.
Nhờ bàn tay lãnh đạo của Toyoda, hãng Toyota đã vượt qua những thử thách lớn như động đất và sóng thần, cũng như vụ triệu hồi hàng triệu chiếc xe trên phạm vi toàn cầu.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Toyota đã tăng 28% tính theo đồng USD. Trong khi đó, giá cổ phiếu của đối thủ Volkswagen giảm 11%, cổ phiếu General Motors (GM) tăng 12%, cổ phiếu Daimler AG tăng 11%, còn cổ phiếu Ford tăng 18%. Năm ngoái, Toyota giành lại vị trí hãng xe lớn nhất thế giới về doanh số từ tay GM.
“Akio đã bị thử thách không giống như bất kỳ vị CEO nào của Toyota trong vòng 30 năm qua”, bà Maryann Keller, chuyên gia thuộc công ty tư vấn Maryann Keller & Associates ở Connecticut, Mỹ, nhận xét.
Theo một tài liệu mà Toyota vừa gửi lên Bộ Tài chính Mỹ, năm 2012, ông Toyoda được trả 184 triệu Yên, tương đương khoảng 1,9 triệu USD, tăng 35% so với năm 2011. Vào tháng 3 vừa qua, triển vọng lợi nhuận gia tăng khiến Toyota đã thông qua khoản thưởng lớn nhất cho công nhân viên kể từ năm 2008.
Nếu so với thù lao của các CEO khác trong ngành công nghiệp ôtô, mức thù lao của ông Toyoda xếp vào hàng cuối bảng. Năm 2012, CEO Alan Mullaly của hãng Ford được trả 21 triệu USD, trở thành CEO ôtô được trả cao nhất. CEO Martin Winterkorn của Volkswagen được trả khoảng 14,5 triệu Euro, tương đương khoảng 19 triệu Euro, trong khi CEO Dieter Zetsche của Daimler được trả 8,15 triệu USD. CEO Dan Akerson của hãng GM nhận được 11 triệu USD.
Tuy nhiên, những gì mà ông Toyoda nhận được từ hãng xe mà ông nội của ông sáng lập nên không chỉ có thế. Ông nắm cổ phần 0,13% của tập đoàn này, có giá trị 256 triệu USD. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013, cổ phần này đem đến khoản cổ tức khoảng 4,2 triệu USD.
Năm 2010, ông Toyoda đã từ chối nhận tiền thưởng của tập đoàn sau khi vụ triệu hồi 8 triệu xe Toyota trên toàn cầu buộc ông phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Thù lao của ông Toyoda năm đó chỉ còn chưa đầy 100 triệu Yên, tương đương chưa tới 1 triệu USD tính theo tỷ giá khi đó.
Đến tháng 3/2011, ông Toyoda đã chèo lái Toyota vượt qua cuộc khủng hoảng triệu hồi xe và vạch ra một kế hoạch phục hồi lợi nhuận cũng như uy tín chất lượng của hãng. Kế hoạch chưa kịp thực hiện thì thảm họa động đất-sóng thần ập xuống Nhật Bản, khiến hoạt động sản xuất của Toyota bị đình trệ hàng tháng trời.
Họa vô đơn chí, trước khi Toyota hồi phục từ thảm họa này, thì một trận lụt lớn xảy ra ở Thái Lan, trung tâm sản xuất của Toyota ở Đông Nam Á. Trận lụt này làm tình trạng thiếu linh kiện của Toyota càng thêm phần nghiêm trọng, khiến hãng càng khó phục hồi sản lượng.
Để khắc phục, ông Toyoda điều chỉnh kế hoạch của tập đoàn, thu thập thông tin từ các nhà cung cấp từ cấp 3 trở lên để đảm bảo tìm được nguồn linh kiện. Kết quả, Toyota trở lại với mức sản lượng bình thường chỉ 6 tháng sau trận động đất, nhanh hơn dự kiến, đồng thời đánh dấu sự khởi đầu cho một bước ngoặt ở Toyota và một đợt tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ của hãng.
Còn có những may mắn nữa đang đến với Toyota. Trong đó phải kể tới sự giảm giá của đồng Yên nhờ những nỗ lực hỗ trợ cho nền kinh tế Nhật từ Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe.
Ước tính, tỷ giá đồng Yên so với USD giảm 1 Yên thì lợi nhuận hoạt động của Toyota tăng thêm được khoảng 35 tỷ Yên. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013, tính ra Toyota đã được lợi khoảng 140 tỷ Yên trong lợi nhuận hoạt động nhờ tỷ giá đồng nội tệ đi xuống.
Bên cạnh đó, đồng Yên giảm giá cũng giúp các hãng xe Nhật, trong đó có Toyota, cạnh tranh về giá tốt hơn tại thị trường Mỹ và châu Âu, hai thị trường mà Toyota, Nissan và Honda đang để mất dần thị phần vào tay các đối thủ Hàn Quốc là Hyundai và Kia.
Trong năm tài khóa 2012, lãi ròng và lãi hoạt động của Toyota đã tăng hơn 3 lần, lên 962,160 tỷ Yên và 1.320 tỷ Yên. Doanh thu của tập đoàn là 22.060 tỷ Yên, tăng 18,7% khi số xe bán ra trên toàn thế giới là 9,69 triệu xe, tăng 16,3% so với năm trước.
Tuy nhiên, Toyota vẫn đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Tại thị trường ôtô lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc, tranh chấp biển đảo Nhật-Trung đã dẫn tới sự suy giảm doanh số của các hãng xe Nhật.
Toyota cho biết, doanh số của hãng tại Trung Quốc đã giảm trong năm 2012 cho dù phong trào tẩy chay xe Nhật tại nước này hiện đã lắng xuống. Trái lại, doanh số của GM và Volkswagen tại Trung Quốc tăng lên.
Tại thị trường Mỹ, chiếc xe Camry của Toyota đã giữ vị trí xe tầm trung bán chạy nhất kể từ năm 2002 nhưng mới đây đã có 2 tháng bị đối thủ khác vượt lên.
Trong 3 tháng đầu năm nay, ba hãng xe Mỹ là GM, Ford và Chrysler cùng tăng thị phần trên sân nhà, đồng nghĩa với “miếng bánh” dành cho các hãng xe ngoại như Toyota nhỏ đi.
Chưa kể, GM đã vượt qua Toyota trong một cuộc thăm dò về đánh giá chất lượng ban đầu của xe do hãng J.D. Poweer & Associates tổ chức.
Theo: tuoitre24.vn