- Tham gia
- 1/1/2012
- Bài viết
- 4.527
Rất nhiều bạn băn khoăn vì thấy tiếng nào cũng thú vị và bổ ích. Các kĩ năng sau đây sẽ giúp bạn chọn được thứ tiếng phù hợp nhất.
Khả năng của bạn đến đâu
Bạn có thật sự đam mê và yêu thích?
Khi có đam mê, đó sẽ là động lực để bạn học tốt ngoại ngữ đó. Nếu bạn thật sự yêu thích bạn mới có thể “bám trụ” lâu dài với ngôn ngữ này. Việc học ngoại ngữ đòi hỏi cần kiên nhẫn, nỗ lực, và có mục đích nhất định (học để tìm hiểu về nước đó, để đi du học, để mở mang kiến thức, để giao tiếp, để đi làm…). Hãy tìm một lí do thật sự chính đáng để bạn học một ngôn ngữ bất kì. Có như vậy bạn sẽ xác định được bạn thích hợp với ngoại ngữ nào.
Bạn hiểu về văn hóa nước đó đến đâu
Khi học ngôn ngữ của một nước, bạn phải hiểu luôn về văn hóa và con người của quốc gia đó. Vì việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, ứng dụng. Nếu bạn chẳng hiểu gì về Tây Ban Nha mà bạn quyết định học tiếng Tây Ban Nha, bạn khó có thể trụ được lâu dài. Hãy tìm hiểu về văn hóa của những nước mà bạn cảm thấy thích. Khi bạn thấy nước nào có nền văn hóa đúng sở thích của bạn, khiến bạn cảm thấy hứng thú tìm hiểu, hãy chọn học ngôn ngữ của nước đó.
Mức độ ứng dụng ra sao
Bạn muốn học tiếng Trung Quốc, vậy xung quanh bạn có ai là người Trung Quốc không, liệu bạn có thể ứng dụng được không? Bạn sắp đi du học Úc nhưng lại muốn học tiếng Hàn, vậy bạn có ý định làm cho công ti Hàn Quốc không, liệu có muốn đến Hàn để du lịch không? Mọi ngôn ngữ, nếu không có sự thực hành, bạn sẽ rất dễ quên. Nếu bạn thích làm cho một công ti Pháp, hãy học tiếng Pháp. Nếu bạn có ý định sống ở Nga một thời gian, hãy học tiếng Nga. Tóm lại, hãy tìm sự liên hệ giữa bạn và ngôn ngữ bạn chọn.
Bạn sẽ thu được những lợi ích gì
Sau khi bỏ thời gian để học ngoại ngữ đó, bạn sẽ được gì? Hãy thử liệt kê ra những lợi ích mà bạn có được. Chẳng hạn như rèn luyện kĩ năng, hiểu thêm về văn hóa, cơ hội xin việc làm tốt hơn, việc học tập dễ dàng hơn. Còn nếu bạn học chỉ vì “bạn bè ai cũng đi học”, “muốn học thử cho biết”, “học để ra oai” thì khó gắn bó lâu dài.
Khả năng của bạn đến đâu
Hãy xác định trước điều này và tìm hiểu sơ về phương pháp học, kĩ năng học, các từ vựng, ngữ pháp cơ bản. Hiện nay có rất nhiều ngoại ngữ lạ và nhiều bạn thường thích học theo trào lưu, nhưng được một thời gian thì chán vì không có khả năng học tốt. Mỗi thứ tiếng có mức độ khó khác nhau về ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn là một người có trí nhớ không tốt, tránh học những ngôn ngữ không phải kí tự La-tinh (Trung Quốc, Nhật, Hàn…). Nếu bạn là một người thiếu tập trung, tránh học những ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp (Pháp, Ý…)Bạn có thật sự đam mê và yêu thích?
Khi có đam mê, đó sẽ là động lực để bạn học tốt ngoại ngữ đó. Nếu bạn thật sự yêu thích bạn mới có thể “bám trụ” lâu dài với ngôn ngữ này. Việc học ngoại ngữ đòi hỏi cần kiên nhẫn, nỗ lực, và có mục đích nhất định (học để tìm hiểu về nước đó, để đi du học, để mở mang kiến thức, để giao tiếp, để đi làm…). Hãy tìm một lí do thật sự chính đáng để bạn học một ngôn ngữ bất kì. Có như vậy bạn sẽ xác định được bạn thích hợp với ngoại ngữ nào.
Bạn hiểu về văn hóa nước đó đến đâu
Khi học ngôn ngữ của một nước, bạn phải hiểu luôn về văn hóa và con người của quốc gia đó. Vì việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, ứng dụng. Nếu bạn chẳng hiểu gì về Tây Ban Nha mà bạn quyết định học tiếng Tây Ban Nha, bạn khó có thể trụ được lâu dài. Hãy tìm hiểu về văn hóa của những nước mà bạn cảm thấy thích. Khi bạn thấy nước nào có nền văn hóa đúng sở thích của bạn, khiến bạn cảm thấy hứng thú tìm hiểu, hãy chọn học ngôn ngữ của nước đó.
Mức độ ứng dụng ra sao
Bạn muốn học tiếng Trung Quốc, vậy xung quanh bạn có ai là người Trung Quốc không, liệu bạn có thể ứng dụng được không? Bạn sắp đi du học Úc nhưng lại muốn học tiếng Hàn, vậy bạn có ý định làm cho công ti Hàn Quốc không, liệu có muốn đến Hàn để du lịch không? Mọi ngôn ngữ, nếu không có sự thực hành, bạn sẽ rất dễ quên. Nếu bạn thích làm cho một công ti Pháp, hãy học tiếng Pháp. Nếu bạn có ý định sống ở Nga một thời gian, hãy học tiếng Nga. Tóm lại, hãy tìm sự liên hệ giữa bạn và ngôn ngữ bạn chọn.
Bạn sẽ thu được những lợi ích gì
Sau khi bỏ thời gian để học ngoại ngữ đó, bạn sẽ được gì? Hãy thử liệt kê ra những lợi ích mà bạn có được. Chẳng hạn như rèn luyện kĩ năng, hiểu thêm về văn hóa, cơ hội xin việc làm tốt hơn, việc học tập dễ dàng hơn. Còn nếu bạn học chỉ vì “bạn bè ai cũng đi học”, “muốn học thử cho biết”, “học để ra oai” thì khó gắn bó lâu dài.
Theo Mực Tím