- Tham gia
- 3/4/2012
- Bài viết
- 2.058
Uống thế nào cho vừa để phù hợp với cơ thể, và tránh được những hậu quả đáng tiếc… không ngờ?
Trời nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi, con người thường uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước mất đi. Thế nhưng uống thế nào cho vừa để phù hợp với cơ thể, và tránh được những hậu quả đáng tiếc… không ngờ?
Chị Huyền, phố Hàng Bạc, Hà Nội đưa cậu con trai 3 tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám vì thấy mùa hè nóng nực thế này mà con mình chỉ uống khoảng 1 lít nước/ ngày, thậm chí có ngày uống ít hơn nên chị băn khoăn không biết con có bệnh gì không, tuy bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường.
Bác sĩ Cấn Phú Nhuận – Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương tư vấn: Không có một ngưỡng nước cần uống nào cho tất cả mọi người. Trẻ em cũng vậy. Cùng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhưng khi trẻ ngồi trong phòng điều hòa hay chơi ở ngoài trời; trẻ chỉ vận động nhẹ hay chạy nhảy nhiều nhu cầu nước sẽ khác nhau.
Có người uống ra được mồ hôi, lại có người không thải ra qua con đường này nhiều. Vì thế, để trẻ uống theo nhu cầu, lúc trẻ khát là tốt nhất. Khi đã vào cơ thể, nước phải được lọc để tống ra ngoài theo tuần hoàn cơ thể.
Nếu lượng nước uống vào quá tải so với nhu cầu, sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể không dung nạp được; nước không thải ra kịp sẽ ứ lại trong các tế bào, gây phù mạch, phù tế bào. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện chậm chạp, buồn nôn, đau đầu.
Để trẻ không mắc bệnh do bị ép uống quá nhiều nước, cha mẹ chỉ cần sẵn sàng có nước cho con uống mỗi khi con khát là đủ. Chỉ có 2 trường hợp, dù trẻ không muốn cũng cần ép trẻ uống, nhưng là nước bù điện giải Orezon. Đó là khi trẻ tiêu chảy và sốt.
Tùy từng thể trạng mỗi người mà uống nước hợp lý. (ảnh minh họa)
Với trẻ em đã vậy, việc uống nước với người lớn cũng cần phải thận trọng. BS Nhuận cũng cho biết, ông đã khám cho một phụ nữ bị nôn ọe không rõ nguyên nhân.
Sau một hồi tìm hiểu, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân là do chị tìm mọi cách để uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đã nhiều tháng nay vì nghe nói nước sẽ thải độc, làm căng mịn và đẹp da. Nhiều lúc không khát nhưng chị vẫn cố uống một vài ngụm để cho đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Theo lời bác sĩ khuyên, chị ngừng uống nước như chiếc máy và quả nhiên, các triệu chứng khó chịu cũng hết theo.
BS Nhuận giải thích: Đưa ra mức 2 lít nước/ ngày là để áng chừng, chứ không quy định được với tất cả mọi người. Khi ít hoạt động, trời lạnh có thể uống ít hơn và trời nóng tự cơ thể đòi hỏi, con người phải uống nhiều hơn.
Trời nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi, con người thường uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước mất đi. Thế nhưng uống thế nào cho vừa để phù hợp với cơ thể, và tránh được những hậu quả đáng tiếc… không ngờ?
Chị Huyền, phố Hàng Bạc, Hà Nội đưa cậu con trai 3 tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám vì thấy mùa hè nóng nực thế này mà con mình chỉ uống khoảng 1 lít nước/ ngày, thậm chí có ngày uống ít hơn nên chị băn khoăn không biết con có bệnh gì không, tuy bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường.
Bác sĩ Cấn Phú Nhuận – Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương tư vấn: Không có một ngưỡng nước cần uống nào cho tất cả mọi người. Trẻ em cũng vậy. Cùng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhưng khi trẻ ngồi trong phòng điều hòa hay chơi ở ngoài trời; trẻ chỉ vận động nhẹ hay chạy nhảy nhiều nhu cầu nước sẽ khác nhau.
Có người uống ra được mồ hôi, lại có người không thải ra qua con đường này nhiều. Vì thế, để trẻ uống theo nhu cầu, lúc trẻ khát là tốt nhất. Khi đã vào cơ thể, nước phải được lọc để tống ra ngoài theo tuần hoàn cơ thể.
Nếu lượng nước uống vào quá tải so với nhu cầu, sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể không dung nạp được; nước không thải ra kịp sẽ ứ lại trong các tế bào, gây phù mạch, phù tế bào. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện chậm chạp, buồn nôn, đau đầu.
Để trẻ không mắc bệnh do bị ép uống quá nhiều nước, cha mẹ chỉ cần sẵn sàng có nước cho con uống mỗi khi con khát là đủ. Chỉ có 2 trường hợp, dù trẻ không muốn cũng cần ép trẻ uống, nhưng là nước bù điện giải Orezon. Đó là khi trẻ tiêu chảy và sốt.
Tùy từng thể trạng mỗi người mà uống nước hợp lý. (ảnh minh họa)
Với trẻ em đã vậy, việc uống nước với người lớn cũng cần phải thận trọng. BS Nhuận cũng cho biết, ông đã khám cho một phụ nữ bị nôn ọe không rõ nguyên nhân.
Sau một hồi tìm hiểu, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân là do chị tìm mọi cách để uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đã nhiều tháng nay vì nghe nói nước sẽ thải độc, làm căng mịn và đẹp da. Nhiều lúc không khát nhưng chị vẫn cố uống một vài ngụm để cho đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Theo lời bác sĩ khuyên, chị ngừng uống nước như chiếc máy và quả nhiên, các triệu chứng khó chịu cũng hết theo.
BS Nhuận giải thích: Đưa ra mức 2 lít nước/ ngày là để áng chừng, chứ không quy định được với tất cả mọi người. Khi ít hoạt động, trời lạnh có thể uống ít hơn và trời nóng tự cơ thể đòi hỏi, con người phải uống nhiều hơn.