- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Các nhà tâm lý học chỉ ra, truyện Harry Potter khiến những người trẻ tuổi cải thiện đáng kể nhận thức trong cách cư xử với người khác.
Mặc dù Harry Potter là một tác phẩm hư cấu với nội dung "không thể xảy ra ở đời thực" nhưng đã đem đến cho những người trẻ tuổi trên thế giới bài học tâm lý chiến đấu với những thành kiến. Đây chính là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà tâm lý học khi tìm hiểu suy nghĩ của những người đọc Harry Potter.
Theo đó, truyện Harry Potter với những câu chuyện cuộc sống đã giúp thanh niên cải thiện đáng kể nhận thức, cách cư xử với nhóm người bị kỳ thị như người nhập cư, đồng tính hay người tị nạn.
Một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành với những học sinh lớp 5 tại Ý. Nhóm học sinh sẽ được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi về những người nhập cư và chia làm 2 nhóm. Các nhóm sẽ đọc đoạn văn trong Harry Potter ngẫu nhiên và thảo luận về chủ đề những thành kiến cố chấp được nêu trong cuốn sách.
Trước khi đọc, nhóm thứ nhất tỏ rõ sự cố chấp và có nhiều hành động thể hiện sự thành kiến của mình với nhóm người nhập cư. Nhưng sau khi đọc xong, kết quả là nhóm đầu tiên đã có sự cải thiện thái độ với người bạn học nhập cư.
Một nghiên cứu thứ hai với 117 học sinh trung học người Ý cũng đã cho thấy, cảm xúc của những người sau khi đọc Harry tỏ rõ sự khác biệt trong thái độ, cách cư xử với người đồng tính nói chung.
Cuộc khảo sát với những sinh viên thuộc ĐH Vương quốc Anh cũng chỉ ra, 1/3 số sinh viên cố chấp không thay đổi thái độ của mình với người tị nạn sau khi đọc xong truyện, số còn lại thì được ghi nhận có sự khác biệt khá lớn.
Trong cả 3 cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu ghi nhận thấy cuốn truyện đã nâng cao nhận thức của người đọc với nhóm người ở tầng lớp thấp kém và yếu thế hơn.
Qua đó, các nhà tâm lý nhận thấy, nội dung của cuốn truyện Harry Potter đã tạo ra một cuộc tranh luận dài nhưng đem đến cho người đọc hiểu hơn về sự khoan dung cùng lời kêu gọi chấm dứt sự cố chấp, phân biệt đối xử giữa mọi người.
Quan trọng hơn, cuốn sách đã truyền đạt thông điệp của lòng khoan dung thông qua văn học thực sự.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tâm lý học.
(Nguồn tham khảo: Mic)
Mặc dù Harry Potter là một tác phẩm hư cấu với nội dung "không thể xảy ra ở đời thực" nhưng đã đem đến cho những người trẻ tuổi trên thế giới bài học tâm lý chiến đấu với những thành kiến. Đây chính là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà tâm lý học khi tìm hiểu suy nghĩ của những người đọc Harry Potter.
Theo đó, truyện Harry Potter với những câu chuyện cuộc sống đã giúp thanh niên cải thiện đáng kể nhận thức, cách cư xử với nhóm người bị kỳ thị như người nhập cư, đồng tính hay người tị nạn.
Một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành với những học sinh lớp 5 tại Ý. Nhóm học sinh sẽ được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi về những người nhập cư và chia làm 2 nhóm. Các nhóm sẽ đọc đoạn văn trong Harry Potter ngẫu nhiên và thảo luận về chủ đề những thành kiến cố chấp được nêu trong cuốn sách.
Trước khi đọc, nhóm thứ nhất tỏ rõ sự cố chấp và có nhiều hành động thể hiện sự thành kiến của mình với nhóm người nhập cư. Nhưng sau khi đọc xong, kết quả là nhóm đầu tiên đã có sự cải thiện thái độ với người bạn học nhập cư.
Một nghiên cứu thứ hai với 117 học sinh trung học người Ý cũng đã cho thấy, cảm xúc của những người sau khi đọc Harry tỏ rõ sự khác biệt trong thái độ, cách cư xử với người đồng tính nói chung.
Cuộc khảo sát với những sinh viên thuộc ĐH Vương quốc Anh cũng chỉ ra, 1/3 số sinh viên cố chấp không thay đổi thái độ của mình với người tị nạn sau khi đọc xong truyện, số còn lại thì được ghi nhận có sự khác biệt khá lớn.
Trong cả 3 cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu ghi nhận thấy cuốn truyện đã nâng cao nhận thức của người đọc với nhóm người ở tầng lớp thấp kém và yếu thế hơn.
Qua đó, các nhà tâm lý nhận thấy, nội dung của cuốn truyện Harry Potter đã tạo ra một cuộc tranh luận dài nhưng đem đến cho người đọc hiểu hơn về sự khoan dung cùng lời kêu gọi chấm dứt sự cố chấp, phân biệt đối xử giữa mọi người.
Quan trọng hơn, cuốn sách đã truyền đạt thông điệp của lòng khoan dung thông qua văn học thực sự.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tâm lý học.
(Nguồn tham khảo: Mic)
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn
Nguồn