Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú

Theo quy định của pháp luật, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục luật định. Vì vậy, nếu không đăng ký kết hôn mà có con thì đứa con được coi là con ngoài giá thú. Hiện nay, pháp luật không phân biệt quyền được cấp dưỡng giữa con trong giã thú và con ngoài dã thú. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con ngoài dã thú được xác định như sau:

Xem thêm >>> https://luatvaketoan.com/dich-vu-ke-toan-thue/

  1. Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú
Căn cứ theo điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

  1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này” Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 186 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”
  1. Về mức cấp dưỡng,
Tại điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

  1. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”

  2. Về phương thức thực hiện,
Tại điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”

Xem thêm >>> https://luatvaketoan.com/dich-vu-ke-toan-thue/
 
×
Quay lại
Top