Nghi thức trong ngày cưới diễn ra theo trình tự nào?

tranthu81858

Thành viên
Tham gia
22/12/2016
Bài viết
0
Cưới xin là sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Mọi nghi thức cưới hỏi cần được chuẩn bị chu đáo và theo lễ nghi truyền thống. Vậy để giúp bạn chuẩn bị lễ hỏi tốt nhất, Venus xin chia sẻ trình tự các nghi lễ diễn ra trong đám cưới hỏi của người Việt trong bài viết này nhé!

Lễ dạm ngõ
Mở đầu cho các nghi thức trong đám cưới truyền thống, lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ giáp lời. Đây là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên giữa hai bên gia đình. Nhà trai chuẩn bị tráp dạm ngõ mang đến nhà gái xin phép cho đôi nam nữ chính thức qua lại và bàn bạc về đám hỏi diễn ra trong thời gian sắp tới.

>>>Click ngay tại đây để biết thêm về dịch vụ tráp ăn hỏi, tráp dạm ngõ, lễ ăn hỏi 5 tráp tại cưới hỏi trọn gói Venus.

images

Buổi lễ diễn ra đơn giản và thân mật với những thành viên trong gia đình hai bên. Sau lễ dạm ngõ diễn ra, cô gái được xem như có nơi có chốn “hoa đã có chủ”. Lễ dạm ngõ diễn ra đơn giản, nhưng để gắn kết thêm tình cảm giữa hai bên gia đình thì sau khi buổi lễ kết thúc nhà gái có thể mời họ nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật.

Lễ ăn hỏi trong nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam
Là nghi thức chính trước khi diễn ra đám cưới, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự kết giao của gia đình hai bên. Nhà trai chuẩn bị lễ vật mang tới nhà gái để thể hiện sự trân trọng, biết ơn đến ông bà tổ tiên, bậc sinh thành đã nuôi dưỡng nên cô dâu.

Theo nghi thức lễ cưới truyền thống, tráp lễ ăn hỏi có thể là 3, 5, 7, 9, 11 tráp theo tục miền Bắc, Trung. Và là số lẻ 6, 8, 10 tráp theo phong tục người dân miền Nam. Lễ vật chính gồm trầu cau, thuốc, rượu, chè, bánh phu thê, hoa quả,…Ngoài ra, là mâm tráp khác phụ thuộc vào phong tục mỗi vùng miền.

Trình tự nghi thức trong ngày cưới
Lễ cưới là đỉnh điểm của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam và chi tiết của việc kết hôn. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi thức:

1.Lễ xin dâu
Trước khi đón cô dâu về nhà chồng, mẹ chú rể cùng một vài bậc cao niên sẽ tới nhà gái trước để dâng lễ và xin phép được tổ chức lễ rước dâu. Lễ vật là cơi trầu têm cánh phượng và chai rượu nhỏ, thuốc.

2. Nghi thức lễ rước dâu
Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình”. Trong lễ rước dâu truyền thống, vị trí đầu đoàn thường đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn.

Đám cưới được xem là việc trọng đại của đời người nên thủ tục cưới hỏi theo phong tục Bắc hay...

Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.

Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên trong bộ áo dài truyền thống trang trọng.

Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đáp lời thay chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái sẽ cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới.

Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới…

3. Lễ lại mặt
Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.

Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vài lúc tối hay chiều muộn.

Đó là nghi thức truyền thống. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có các sự kết hợp và tinh giản như sau: Lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai bên gia đình. Lễ rước dâu ngày nay là sự kết hợp của cả Lễ hỏi, Lễ xin hôn và nghi thức rước dâu, và thường được làm trước một ngày hoặc chính trong ngày diễn ra tiệc cưới chính (nhưng là buổi sáng).

Qua bài viết này, Venus hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Đây không chỉ là những nghi thức lễ cưới truyền thống mà còn là giá trị văn hóa tinh thần của người Việt.
 
×
Quay lại
Top Bottom