- Tham gia
- 21/3/2016
- Bài viết
- 34
Người Việt ta từ xa xưa đã có tín ngưỡng tôn thờ và giao tiếp với thần linhh, tổ tiên của mình thông qua việc nhập thể linh hồn. Vậy các nghi thức dành riêng cho việc nhập hồn đó diễn ra như thế nào?
*** bài liên quan: Hầu đồng - một di sản Việt cần được bảo tồn
Nghi thức hầu đồng đóng một vai trò quan trọng để tạo nên một buổi hầu đầy thăng hoa, bay bổng. Hay nói đúng hơn, đây chính là thủ tục để mời được các vị thánh thần về nhập vào các thanh đồng. Bởi mang màu sắc tâm linh huyền bí đó, mà các nghi thức này cần phải được chuẩn bị và thực hiện một cách cầu kì, cẩn thận. Những việc không thể thiếu trong một nghi thức hầu đồng đó là:
- Trước khi hầu, ông Đồng hay bà Đồng thường phải thông qua người chủ đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh. Với lễ chúng sinh thì đồ lễ được đặt trên mâm như quần áo, tiến lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh…để cúng các vong hồn không có người thừa nhận, không có người hương khói.
- Điện thờ: Điện thờ chính thờ Mẫu tứ phủ gồm : Mẫu Thượng Thiên( trời) ở giữa, Mẫu Địa( Đất) ở bên phải, Mẫu Thoải ( Nước) ở bên trái, và Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng).
Điện thờ Mẫu trong một nghi thức hầu đồng
- Nhân sự : những người không thể thiếu trong một nghi thức hầu đồng đó chính là hầu dâng và cung văn. Người hầu dâng giúp ông Đồng hay bà Đồng các công việc như : thắp hương, dâng các đồ trang phục, thay lễ phục sau mỗi giá đồng; người giúp việc thường ngồi bên cạnh ông, bà Đồng trước bàn thờ Thánh. Trang phục của họ thường là áo dài, quần trắng và khăn xếp. Còn cung văn là những người chơi nhạc và hát không thể thiếu cho việc trình diễn của các thanh đồng ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập.
- Dàn nhạc : trong một nghi thức hầu bóng, thường gồm có : 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng nơi hành lễ mà người ta có thể thêm bớt 1 số nhạc cụ, nhưng không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi , vì đây là những nhạc cụ nòng cốt của dàn nhạc hầu bóng.
Cung văn và nhạc cụ biểu diễn
- Trang phục : Trang phục để chuẩn bị cho nghi thức hầu đồng phải thích hợp cho từng vị Thánh, vị thần nhập đồng. Màu sắc của trang phục phải phù hợp với màu sắc của từng phủ. Màu đỏ Thiên Phủ, màu vàng Địa Phủ, màu xanh Nhạc Phủ và màu trắng Thoái Phủ.
Một số bộ trang phục sử dụng trong nghi thức hầu đồng
-Lễ vật : lễ vật cần chuẩn bị trong một nghi thức trình đồng, hầu đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:
+ Chén đũa bạc. đĩa và cốc pha lê, chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ bày bốn mâm lễ tứ phủ. Mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt và một đôi guốc, chín vuông vải nhiễu màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, chín, vàng). Bên cạnh mâm lễ tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang màu, mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi.
+ Lễ mặn sơn trang gồm: ốc, tôm, cá khô, cua (13 hoặc 15 con), mực, nếp cầm, dừa tươi...
+ Lễ sơn trang về đồ chay thường có: 1 mâm hoa quả gồm khế chua, sung chát, gừng cay, chanh, ớt, dứa...
Lễ vật cần chuẩn bị trong một nghi thức hầu đồng
Ngày nay, lễ vật trong nghi thức hầu đồng có thể thay đổi đôi chút, tùy từng nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ lễ vật căn bản tối thiểu tùy theo đồng tiền dâng cúng. Chính những sự cầu kì, nghiêm trang trong sự chuẩn bị từ điện thờ, người phục vụ, dàn nhạc hay trang phục và lễ vật đã tạo nên cho nghi thức hầu đồng một sắc màu rất huyền bí, thiêng liêng mà cũng không kém phần độc đáo.
*** bài liên quan: Hầu đồng - một di sản Việt cần được bảo tồn
Nghi thức hầu đồng đóng một vai trò quan trọng để tạo nên một buổi hầu đầy thăng hoa, bay bổng. Hay nói đúng hơn, đây chính là thủ tục để mời được các vị thánh thần về nhập vào các thanh đồng. Bởi mang màu sắc tâm linh huyền bí đó, mà các nghi thức này cần phải được chuẩn bị và thực hiện một cách cầu kì, cẩn thận. Những việc không thể thiếu trong một nghi thức hầu đồng đó là:
- Trước khi hầu, ông Đồng hay bà Đồng thường phải thông qua người chủ đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh. Với lễ chúng sinh thì đồ lễ được đặt trên mâm như quần áo, tiến lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh…để cúng các vong hồn không có người thừa nhận, không có người hương khói.
- Điện thờ: Điện thờ chính thờ Mẫu tứ phủ gồm : Mẫu Thượng Thiên( trời) ở giữa, Mẫu Địa( Đất) ở bên phải, Mẫu Thoải ( Nước) ở bên trái, và Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng).
Điện thờ Mẫu trong một nghi thức hầu đồng
- Nhân sự : những người không thể thiếu trong một nghi thức hầu đồng đó chính là hầu dâng và cung văn. Người hầu dâng giúp ông Đồng hay bà Đồng các công việc như : thắp hương, dâng các đồ trang phục, thay lễ phục sau mỗi giá đồng; người giúp việc thường ngồi bên cạnh ông, bà Đồng trước bàn thờ Thánh. Trang phục của họ thường là áo dài, quần trắng và khăn xếp. Còn cung văn là những người chơi nhạc và hát không thể thiếu cho việc trình diễn của các thanh đồng ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập.
- Dàn nhạc : trong một nghi thức hầu bóng, thường gồm có : 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng nơi hành lễ mà người ta có thể thêm bớt 1 số nhạc cụ, nhưng không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi , vì đây là những nhạc cụ nòng cốt của dàn nhạc hầu bóng.
Cung văn và nhạc cụ biểu diễn
- Trang phục : Trang phục để chuẩn bị cho nghi thức hầu đồng phải thích hợp cho từng vị Thánh, vị thần nhập đồng. Màu sắc của trang phục phải phù hợp với màu sắc của từng phủ. Màu đỏ Thiên Phủ, màu vàng Địa Phủ, màu xanh Nhạc Phủ và màu trắng Thoái Phủ.
Một số bộ trang phục sử dụng trong nghi thức hầu đồng
-Lễ vật : lễ vật cần chuẩn bị trong một nghi thức trình đồng, hầu đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:
+ Chén đũa bạc. đĩa và cốc pha lê, chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ bày bốn mâm lễ tứ phủ. Mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt và một đôi guốc, chín vuông vải nhiễu màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, chín, vàng). Bên cạnh mâm lễ tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang màu, mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi.
+ Lễ mặn sơn trang gồm: ốc, tôm, cá khô, cua (13 hoặc 15 con), mực, nếp cầm, dừa tươi...
+ Lễ sơn trang về đồ chay thường có: 1 mâm hoa quả gồm khế chua, sung chát, gừng cay, chanh, ớt, dứa...
Lễ vật cần chuẩn bị trong một nghi thức hầu đồng
Ngày nay, lễ vật trong nghi thức hầu đồng có thể thay đổi đôi chút, tùy từng nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ lễ vật căn bản tối thiểu tùy theo đồng tiền dâng cúng. Chính những sự cầu kì, nghiêm trang trong sự chuẩn bị từ điện thờ, người phục vụ, dàn nhạc hay trang phục và lễ vật đã tạo nên cho nghi thức hầu đồng một sắc màu rất huyền bí, thiêng liêng mà cũng không kém phần độc đáo.