Nghẹn lòng trước nghị lực của cô bạn 15 tuổi phải cắt tử cung

bamboo_kute

mất hết niềm tin rùi......huhu...
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/1/2011
Bài viết
1.024
Mới 15 tuổi, em đã phải cắt bỏ tử cung, khuôn mặt tái nhợt vì vừa trải qua ca đại phẫu. Nét mặt trầm buồn, ứa nước mắt, em cắn môi quay mặt sang bên và chỉ gật đầu khi được hỏi.
Từ bé Thủy đã không được may mắn như các bạn cùng trang lứa. Khi bạn mới 4 tuổi thì mẹ bị tâm thần, bố không công ăn việc làm lại quá hiền lành, nên cuộc sống của gia đình 8 người nhà bạn luôn trong tình trạng thiếu thốn đủ bề. “Nhà làm nông nghiệp nhưng chưa bao giờ có nổi bao thóc để trong nhà, cứ giữa vụ này đi vay, đầu vụ sau trả. Mẹ cháu bị tâm thần hơn chục năm nay, bố nó thì hiền lành, chỉ dựa vào mấy sào ruộng và đồng công làm mướn vừa nuôi mẹ già 80, vợ bệnh, rồi 5 đứa con nên khó khăn không kể hết”, bà Trần Thị Dần (bác ruột Thủy) tâm sự.


22311DSthuy.jpg

Thủy trông già dặn hơn nhiều so với tuổi 15.

Nhà nghèo nên có đau ốm Thủy cũng không dám kêu vì biết bố không có tiền cho mình đi viện. Mẹ là người để con gái có thể tỉ tê chuyện phụ nữ thì không may mẹ lại bệnh, bạn không biết nói với ai. Đến khi thấy con ngày càng xanh xao, gầy yếu bố Thủy mới biết con bệnh nhưng cũng đành bất lực vì không xoay đâu ra tiền.

“Hoàn cảnh gia đình như thế, lúc đầu con bé không muốn đi viện. Nhưng thấy cháu rong kinh lâu ngày, lại đau bụng mấy tháng rồi nên gia đình động viện cháu cứ đi, chỉ cần đủ tiền tàu xe lên được viện đã, rồi thiếu đâu xin đấy,…”, bà Dần cho hay.


Hôm Thủy đi viện, hàng xóm láng giềng người cho 10 nghìn, người cho 20 nghìn, mỗi người thương cho một ít cũng đủ tiền tàu xe lên đến viện. Tại bệnh viện Bạch Mai, bạn được chẩn đoán ung thư tử cung và buộc phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung để giữ lại mạng sống. Các bác sĩ khoa Sản đã tận tình cứu chữa và còn giúp đỡ bệnh nhân nhỏ tuổi này cả về vật chất lẫn tinh thần.


Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Chủ nhiệm khoa Sản BV Bạch Mai, người trực tiếp phẫu thuật cho bé Thủy cho biết: "Hoàn cảnh gia đình cháu Thủy rất đáng thương, bản thân lại mắc căn bệnh hiểm nghèo, thời gian điều trị sẽ rất lâu dài và tốn kém. Đây là ca bệnh đặc biệt, rất hiếm gặp ở trẻ vị thành niên. Cháu còn quá trẻ đã phải cắt tử cung là điều thiệt thòi lớn, ảnh hưởng đến cả cuộc đời".

Đặc biệt, bác sĩ Nguyễn Thị Tân Sinh, Phó khoa Sản bệnh viện Bạch Mai - người đã xin cho bạn suất ăn từ thiện của bệnh viện - cho biết thêm: "Ở bệnh viện của chúng tôi có suất ăn từ thiện dành cho các bệnh nhân nghèo, thường thì mỗi suất ăn là 10.000 đồng, nhưng vì Thủy mất rất nhiều máu trước mổ (do bị rong kinh) và sau phẫu thuật người còn yếu, cần bổ sung chất nên chúng tôi đề nghị cho Thủy được hưởng suất ăn 20.000 đồng. Ngoài ra, các bác sĩ khoa Sản còn quyên góp giúp đỡ em hơn 4 triệu đồng".

22311DSthuy1.jpg

Thiếu sự chăm sóc của mẹ, thiếu cái ăn, cái mặc,...

lại vừa trải qua cuộc đại phẫu khiến Thủy buồn bã, tự ti

Mới 15 tuổi, bạn đã phải cắt bỏ tử cung, khuôn mặt tái nhợt vì vừa trải qua ca đại phẫu, trông Thủy có phần già dặn hơn so với tuổi 15. Nét mặt trầm buồn pha chút tự ti, bạn tỏ ra thờ ơ, không muốn trò chuyện khi tôi hỏi về hoàn cảnh sống, tình trạng bệnh tật, hành trình bạn khăn gói từ quê lên Hà Nội chữa bệnh ra sao…

Ứa nước mắt, bạn cắn môi quay mặt sang bên và chỉ gật đầu khi được hỏi. Thủy cũng không muốn bác Dần kể tỉ mỉ về hoàn cảnh gia đình mình, thỉnh thoảng Thủy lại liếc nhìn bác như ra hiệu để bác đừng kể nữa. Có lẽ do hoàn cảnh sống từ bé thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đủ bề… lại vừa trải qua cuộc đại phẫu nên tâm trạng bạn có chút tự ti, tiêu cực.

Tuy nhiên cô bạn cũng rất bản lĩnh, không kêu ca, sợ sệt khi phải làm phẫu thuật, sau phẫu thuật dù còn rất đau đớn nhưng Thủy không hé răng than vãn nửa lời.


Bà Dần cho biết: “Cả nhà 8 người ở trong một căn nhà chừng 20m2 dột nát, may năm ngoái xã cho 7 triệu để lợp lại mái nên mùa mưa vừa rồi mới không bị ướt. Nhà chỉ có 2 cái gi.ường, 5 mẹ con nhà nó nằm chung 1 gi.ường. Mẹ cháu thì bệnh nặng mà không có tiền đi viện, chửa đến lúc đẻ cũng không biết mình đẻ, khổ lắm các cô ạ. Chúng tôi thì lấy chồng miền núi, cũng chỉ làm ruộng nên không giúp cháu được là bao, chỉ có cái công thôi. Thỉnh thoảng có cái quần áo cũ nào thì gom về cho mẹ con nhà nó”.


Từ hôm bạn đi viện, bố cũng chỉ lên được một lúc, ký xong giấy mổ cho Thủy là bố về ngay vì ở nhà không ai trông mẹ và em bé mới sinh: “Bố cháu lên điểm chỉ vào giấy mổ, chứ có biết chữ đâu, nhưng lại phải về ngay vì ở nhà không ai trông mẹ cháu và thằng cu mới sinh. Tất cả các khoản viện phí cháu còn nợ lại bệnh viện, sắp tới lại xạ trị, dùng hóa chất… không biết lấy tiền đâu”, bà Dần than thở.


Khi ra về, tôi nhớ mãi ánh mắt trầm buồn, có phần như chai lì của bạn. Thủy chỉ khóc khi nghe bác kể với chúng tôi về cuộc sống của gia đình, về tình trạng bệnh của mình. Mới 15 tuổi, tương lai của Thủy sẽ đi về đâu khi tính mạng bị đe dọa, bạn không còn cơ hội làm mẹ, làm vợ. Khi được hỏi, Thủy mong nhất điều gì, cô bé lặng im, khóe mắt đỏ hoe: “Em chỉ mong được khỏi bệnh”, "Em có muốn đi học tiếp không?", Thủy lắc đầu, mím chặt môi, nước mắt lăn dài.



Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Ông Trần Văn Hải: Đội 10, Thôn Văn Lãng, Xã Trực Tuấn, Huyện Trực Ninh, Nam Định.

Hoặc đến thăm cháu Thủy: tại phòng 308, tầng 3, khoa Sản (tòa nhà Việt Nhật) bệnh viện Bạch Mai, HN.

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom