- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Những giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa xa xưa luôn là điều mà các thế hệ sau này mong muốn giữ gìn và phát huy.
Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, vào đầu thế kỷ 10, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập với sự thiết lập nhà nước quân chủ, sự hình thành giai cấp quý tộc, từ đó dẫn đến sự hình thành, phát triển một hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ cho lễ nghi của triều đình và nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc.
Các bức ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh của những loại hình nghệ thuật đặc sắc, được chọn lọc lại từ 2.000 bức ảnh về Việt Nam xưa. Đây là bộ ảnh do nhà giáo lịch sử đã nghỉ hưu Đoàn Thịnh và người con trai là kiến trúc sư Đoàn Bắc sưu tầm.
Được phát triển vào khoảng thế kỷ 13, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Đây là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc trở thành biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.
Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam, hình thành ở thế kỷ 15, 16.
Lối diễn xuất ở tuồng thường được khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Bức ảnh chụp những diễn viên tuồng cổ (hát bội).
Hát ca trù (hát ả đào, cô đầu) là một bộ môn nghệ thuật truyền thống kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc, học giả yêu thích. Bức ảnh chụp gánh hát ca trù thời xưa.
Một chầu hát cần có 3 thành phần chính: 1 nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; 1 nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Múa Bài Bông hay “bắt Bài bông” là một điệu múa nằm trong hệ thống các bản múa của nghệ thuật ca trù. Hình thức xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ trước, thường được biểu diễn trong các dịp đại lễ, phục vụ hội hè, mang nặng tính lễ nghi.
Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Theo nhiều tài liệu, Xẩm ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống. Hồi đó, hát xẩm còn có thể coi là một nghề.
Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình.
Thêm một số hình ảnh về các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam thời xưa:
Dàn đồng ca trong nhà thờ.
Nhạc công truyền thống.
Họa sĩ tranh dân gian Hàng Trống.
Họa sĩ tranh sơn dầu (hội họa hiện đại).
Ban nhạc Lôi Tiên (dòng tân nhạc).
Hình ảnh ghi lại cảnh trước cửa hiệu chụp ảnh và quay phim Hương Ký.
Tiền nhân của chúng ta đã để lại một nền nghệ thuật đồ sộ và một vài quyển sách, văn bản tư liệu mang tính thi pháp về nghệ thuật. Bởi vậy, ta luôn cần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật nhằm gìn gữ được giá trị đích thực của một nền nghệ thuật đã và đang ngày bị mai một.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: IndochineFR, Luminous-lint, cnsh...
Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, vào đầu thế kỷ 10, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập với sự thiết lập nhà nước quân chủ, sự hình thành giai cấp quý tộc, từ đó dẫn đến sự hình thành, phát triển một hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ cho lễ nghi của triều đình và nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc.
Các bức ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh của những loại hình nghệ thuật đặc sắc, được chọn lọc lại từ 2.000 bức ảnh về Việt Nam xưa. Đây là bộ ảnh do nhà giáo lịch sử đã nghỉ hưu Đoàn Thịnh và người con trai là kiến trúc sư Đoàn Bắc sưu tầm.
Được phát triển vào khoảng thế kỷ 13, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam, hình thành ở thế kỷ 15, 16.
Một chầu hát cần có 3 thành phần chính: 1 nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; 1 nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Múa Bài Bông hay “bắt Bài bông” là một điệu múa nằm trong hệ thống các bản múa của nghệ thuật ca trù. Hình thức xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ trước, thường được biểu diễn trong các dịp đại lễ, phục vụ hội hè, mang nặng tính lễ nghi.
Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Theo nhiều tài liệu, Xẩm ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống. Hồi đó, hát xẩm còn có thể coi là một nghề.
Dàn đồng ca trong nhà thờ.
Nhạc công truyền thống.
Họa sĩ tranh dân gian Hàng Trống.
Họa sĩ tranh sơn dầu (hội họa hiện đại).
Ban nhạc Lôi Tiên (dòng tân nhạc).
Hình ảnh ghi lại cảnh trước cửa hiệu chụp ảnh và quay phim Hương Ký.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: IndochineFR, Luminous-lint, cnsh...