Nghệ thuật đẹp ngỡ ngàng từ "đồ đồng nát"

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Dây điện, vỏ lon, đồ chơi cũ... được "hồi sinh" để thổi hồn vào trong tác phẩm...
Ngạn ngữ phương Tây có câu “One man's trash is another man's treasure” (Tạm dịch: Cũ người, mới ta). Câu nói ấy dường như rất đúng với trường hợp của 3 nghệ sĩ dưới đây, bởi với họ, những món đồ mà người khác bỏ đi chính là kho báu vô tận để sáng tạo nghệ thuật.


Rất có thể sau khi đọc xong, bạn sẽ tìm được cho bản thân một vài ý tưởng hay ho và "bí kíp" để tái chế đồ cũ ở nhà mình.


1. Jason Mecier: Chân dung nghệ sĩ


Đến từ Los Angeles (Mỹ), Jason Mecier được biết đến như một nghệ sĩ nổi danh trong thể loại tranh tái chế. Thành công của anh đến từ khả năng “hồi sinh” nghệ thuật từ rác thải.


Mecier sưu tập tất cả các món đồ bỏ đi từ khắp mọi nơi để ghép thành chân dung những nhân vật nổi tiếng mà anh yêu thích.

631909-121019kptranh01-63274.jpg

Tranh Hello Kitty ghép từ những chú mèo Kitty nhỏ.



631909-121019kptranh02-63274.jpg

Diễn viên Nicolas Cage.



631909-121019kptranh03-63274.jpg

Ca sỹ, nhạc sỹ P!nk.


Chất liệu sáng tác của Mecier rất đa dạng, không chỉ có đồ chơi cũ mà cả đồ điện tử, mỹ phẩm, vỏ hộp, giấy vụn.... Đặc biệt chúng thường ít nhiều liên quan đến nhân vật được thể hiện trong tranh.


Chẳng hạn, chân dung của Lady Gaga - diva nổi danh nhờ những ca khúc Electronic thì được gắn trên nền bảng mạch điện tử, còn chân dung Tổng thống Barack Obama được ghép từ các đồ vật mang 3 màu đỏ, trắng, xanh của quốc kỳ nước Mỹ.


631909-121019kptranh04-63274.jpg

Tổng thống Barack Obama.



631909-121019kptranh05-2a11d.jpg

Nữ diễn viên Tina Fey.




631909-121019kptranh06-63274.jpg

Mecier thường bỏ ra khoảng 2 ngày để hoàn thành một bức tranh.



631909-121019kptranh07-63274.jpg

Riêng bức Lady Gaga với nhiều chi tiết tỉ mỉ đã khiến anh mất gần 2 tháng.



2. Tom Deininger: Tranh phong cảnh


Nghệ sĩ đến từ Boston, Tom Deininger thì chọn phong cảnh làm chủ đề tranh cho mình. Mỗi bức tranh đều có kích thước khá lớn (3m x 6m) gồm nhiều lớp vật liệu xếp chồng lên nhau.


Nhìn từ xa, đây chỉ là những bức tranh phong cảnh đơn giản, song nếu lại gần, ta sẽ thấy một “ma trận” của nào dây điện, dây cáp, đồ chơi cũ, vỏ lon và nhiều vật liệu tái chế khác.


631909-121019kptranh08-63274.jpg

Tác phẩm phỏng theo bức họa “Water Lily Pond” (tạm dịch: Ao hoa súng) của Claude Monet.



631909-121019kptranh09-63274.jpg

Zoom” kỹ vào, ta có thể thấy anh chàng bọt biển cùng rất nhiều loại búp bê, thú nhựa...



631909-121019kptranh10-63274.jpg

Rừng cây thay lá vào mùa thu.



631909-121019kptranh11-63274.jpg

Đồng cỏ dưới chân núi.



631909-121019kptranh12-63274.jpg

Một dòng suối giữa rừng, được gắn từ các loại chai nhựa màu xanh và trắng.



631909-121019kptranh13-63274.jpg

Những cái cây trơ trụi khi mùa đông đến.



3. Robert Bradford: Biến đồ chơi nhỏ thành khổng lồ


Khác với 2 đồng nghiệp, nghệ sĩ Robert Bradford lại tìm thấy niềm vui từ việc biến phế liệu thành những món đồ chơi xinh xắn.


Với tiêu chí “biến đồ chơi nhỏ thành khổng lồ”, tác phẩm của anh hầu hết được tái chế từ đồ chơi nhựa và có kích thước lớn như thật.


Ý tưởng tái chế đến với Bradford trong một ngày “đẹp trời” khi anh dọn dẹp kho đồ chơi cũ của các con. Ông nói: “Khi ấy tôi đã nghĩ thật là phí phạm khi chúng vẫn còn rất đẹp và người lớn nên làm điều gì đó ngộ nghĩnh để tặng trẻ con”.


631909-121019kptranh15-63274.jpg

Cả một “công trình” đồ sộ từ đồ chơi trẻ em.



631909-121019kptranh16-63274.jpg

Chú chó có kích thước lớn như thật, gồm hơn 3.000 món đồ chơi ghép với nhau.



631909-121019kptranh18-63274.jpg

Chú thỏ tai dài ngộ nghĩnh...


631909-121019kptranh19-63274.jpg



631909-121019kptranh20-2a11d.jpg

... hay những chú cún con đáng yêu.


631909-121019kptranh17-63274.jpg


Tất cả các tác phẩm như thế này đều đòi hỏi người sáng tác phải có sự kiên nhẫn đáng nể.


Tổng hợp
 
×
Quay lại
Top Bottom