Nghề thiết kế cảnh quan trong ngành xây dựng.

xaydungsongnam.trang

Thành viên
Tham gia
26/6/2018
Bài viết
8
Nghề thiết kế cảnh quan nằm trong ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Ngành này đào tạo chuyên viên có kiến thức chuyên môn kỹ thuật về trồng, chăm sóc các cây hoa, kiểng và thiết kế tạo cảnh quan đẹp cho các khu vui chơi giải trí, các công viên công cộng, nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch và cho các ngôi nhà, biệt thự...quy hoạch đô thị, sân golf, quảng trường, công viên, sân vườn hay dải cây xanh vỉa hè.

1505971148thiet-ke-ha-tang-ky-thuat-va-canh-quan-khu-do-thi-ho-phu-hoa.jpg

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật và thiết kế cảnh quan cây xanh Khu đô thị văn hóa thể thao Hồ Phú Hòa

Công việc chủ yếu của nhà thiết kế cảnh quan là tạo nên một không gian kết hợp hài hòa những yếu tố trên dựa trên một số nguyên tắc thiết kế và đem lại được sự hợp lý. Là người thiết kế nên mặt bằng tổng thể, chuyên viên thiết kế cảnh quan sẽ quyết định các khoảng trống, cảnh quan, cây cỏ, lối đi, vật trang trí… xung quanh một công trình. Từ thiết kế sơ phác, đến thiết kế nội thất, thiết kế phong cảnh, dựng họa viên 3D. Các công việc này được chuyên nghiệp hóa cho nhiều phân đoạn khác nhau. Đây là ngành mới, nhu cầu nhiều, lương cao, nhưng chưa mấy người biết đến ở Việt Nam.

Cũng như việc thiết kế kiến trúc hay quy hoạch đô thị, nhà thiết kế cảnh quan là người đem lại vẻ đẹp cũng như sự hài hòa cho không gian sống, có thể đó là một không gian vườn nhỏ bên ngoài công trình kiến trúc hay là một không gian sinh thái rộng lớn…

Việc thiết kế cảnh quan đòi hỏi người thực hiện phải có sự hiểu biết sâu rộng về thực vật học, bố cục tạo hình cũng như phải có gu thẩm mỹ cao.

Thiết kế cảnh quan hay thiết kế sân vườn không phải là một bộ môn khoa học mang tính chính xác cao, những nguyên tắc được vận dụng cũng có nhiều cách khác nhau, được sử dụng linh hoạt trong nhiều điều kiện khác nhau và có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: thực vật học, địa lý, kiến trúc, xã hội học, thuật phong thủy.

Các phong cách sân vườn cũng rất đa dạng. Ở châu Á, hai phong cách ảnh hưởng đến thiết kế sân vườn hiện nay là phong cách vườn Trung Hoa và Nhật Bản.

Trong nghệ thuật thiết kế sân vườn của người Á Đông, người ta có thể tìm được một vũ trụ thu nhỏ bao gồm nhiều yếu tố như: đá, nước, cây trồng, kiến trúc và không thể bỏ qua yếu tố con người.

Ngoài ra nhà thiết kế cảnh quan phải như một người làm vườn chau chuốt cho vẻ đẹp của chính ngôi vườn của họ.

Để theo ngành nghề này các bạn trẻ phải thực sự có niềm đam mê về thiên nhiên cũng như có kiến thức về nghệ thuật. Hiện tại, nhiều kiến trúc sư đang đảm nhiệm vai trò thiết kế cảnh quan. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.

==================
songnam.net/Tin-tuc/Chi-tiet/Thiet-Ke-Ha-Tang-Canh-Quan/32

thietkekientruccanhquan-songnam.blogspot.com
 
Màu sắc có tác động đến hiệu ứng về hình ảnh và kích thích thay đổi tâm lý trong mỗi con người là điều được nhắc đến khá nhiều hiện nay và với kiến trúc cũng không là ngoại lệ.

18B11008-TCKT-02-1-768x512.jpg


Cũng như các yếu tố xây dựng tạo nên một đối tượng kiến trúc, việc áp dụng màu sắc trên các bề mặt cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng về không gian. Theo Israel Pedrosa, “một cảm giác đầy màu sắc được tạo ra bởi các sắc thái khúc xạ ánh sáng hoặc phản xạ bởi vật liệu, thường là màu từ (word color) được chỉ định để phản ánh chức năng để kích thích cảm giác về màu. [1]

Cũng như các yếu tố xây dựng tạo nên một đối tượng kiến trúc, việc áp dụng màu sắc trên các bề mặt cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng về không gian. Theo Israel Pedrosa, “một cảm giác đầy màu sắc được tạo ra bởi các sắc thái khúc xạ ánh sáng hoặc phản xạ bởi vật liệu, thường là màu từ (word color) được chỉ định để phản ánh chức năng để kích thích cảm giác về màu. [1]

Mô tả mối quan hệ của màu sắc và các tính năng khác nhau chi phối chúng, hoặc thậm chí vô số các nghiên cứu hiện có liên quan đến các lý thuyết này, cũng phức tạp như mở rộng nó. Màu sắc có thể được kết hợp với tâm lý học, biểu tượng và thậm chí mang tính thần bí; màu sắc mang ý nghĩa khác nhau theo từng thời kỳ nghệ thuật, lịch sử hoặc văn hóa; màu sắc thay đổi khi đối mặt với ánh sáng trong rất nhiều đặc điểm khác. Bài viết này không nhằm giải quyết các khía cạnh kỹ thuật về màu sắc hoặc khái niệm được các nhà phê bình nghiên cứu. Tuy nhiên, nó đưa ra suy nghĩ về mối quan hệ giữa màu sắc và kiến trúc.

Chúng ta hãy xem một số tên nổi tiếng từ lịch sử kiến trúc, liên quan đến công trình của Luis Barragán, màu sắc thể hiện sự tinh khiết không gian như một yếu tố gợi lên cảm xúc, trong khi Siza Vieira tuân theo tính tiêu sắc của bề mặt. Trong khi đó, Lina Bo Bardi sử dụng màu đỏ trong một số yếu tố kiến trúc, và Legorreta thông qua các màu sắc cởi mở, được lấy cảm hứng từ văn hóa Mexico.

Màu sắc có thể hiển thị một khối lượng nhất định hoặc chi tiết xây dựng hoặc bắt chước trực quan các khía cạnh nhất định của không gian. Nó cũng có thể cung cấp một bộ cảm xúc hoặc hiệu ứng hình ảnh.

Nếu chúng ta tạo ra một môi trường với tường, sàn nhà và trần nhà trung tính, khi chúng ta áp dụng một số màu sắc nhất định trên các bề mặt khác nhau, chúng ta sẽ nhận được các hiệu ứng hình ảnh khác nhau. Ví dụ, nếu chúng ta áp dụng một sắc thái tối hơn trên trần nhà, cảm giác của một không gian thấp hơn được tạo ra; nếu chúng ta áp dụng màu sắc cho bức tường trung tâm của không gian, ý tưởng về một “sự rút ngắn không gian” nào đó được tạo ra một cách trực quan; trong khi đó, nếu nó được áp dụng cho tất cả các bức tường, thì nhận thức của một không gian dài hơn được tạo ra.

Nếu chỉ có các bức tường bên của không gian được sơn, có một nhận thức đáng chú ý về sự thu hẹp; mặt khác, khi sơn bức tường trung tâm và trần nhà trong cùng một hòa sắc, môi trường dường như được mở rộng. Nếu bạn đang tìm cách hạ thấp chiều cao của không gian hoặc đặt tiêu điểm ở độ cao của ánh nhìn của người quan sát, sau đó sơn tất cả các bề mặt ở một nửa độ cao đó và đặt tông màu tối hơn trên các bề mặt phía trên sẽ cho chúng ta hiệu ứng mong muốn này.

Nhưng màu sắc không tồn tại mà không có sự hiện diện của ánh sáng. Như Israel Pedrosa nói trong cuốn sách Da Cor à Cor Inexistente, “màu sắc không tồn tại dạng vật chất: nó chỉ là cảm giác được tạo ra bởi một số tổ chức thần kinh dưới tác động của ánh sáng, chính xác hơn, hành động kích thích bởi hành động của ánh sáng trên cơ quan thị giác.” [2] Màu sắc được liên kết mật thiết với các kích thích tâm lý và có thể được sử dụng kết hợp với khối tích và hình dạng của từng dự án.

Trong các dự án của trẻ em, màu sắc được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển tâm lý và cảm giác của trẻ. Trong vô số những ví dụ, sau đây là những công trình nổi bật: the College in Alto de Pinheiros của các kiến trúc sư Base Urbana + Pessoa Arquitetos; the Prestwood Elementary School of De Rosee Sa và the ‘Els Colors’ kindergarten của RCR Arquitectes.

Trong các dự án bệnh viện hoặc lĩnh vực y tế, màu sắc được sử dụng như một yếu tố bổ sung cho việc phục hồi bệnh nhân, chẳng hạn như trong Quỹ Esther Koplowitz cho bệnh nhân bị bại não được thiết kế bởi Hans Abaton và Bệnh viện Nhi đồng Nemours được thiết kế bởi Stanley Beaman & Sears.

Trong các dự án đô thị, màu sắc đôi khi được sử dụng để khôi phục lại sự sống động và cải tạo không gian bị hư hỏng, chẳng hạn như sự can thiệp của Kampung Pelangi village ở Indonesia hay công viên Superkilen của công ty BIG Đan Mạch, sử dụng một lượng màu đáng kể để đưa ra “danh tính không gian”.

Màu sắc là một yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc; nó không chỉ quan trọng về mặt thẩm mỹ, mà nó còn có tầm quan trọng về mặt tâm lý-cảm giác. Hãy sử dụng một cách hiệu quả trong các dự án của bạn.

Ghi chú:
[1] (PEDROSA, p.98, 2009)
[2] (PEDROSA, p.20, 2009)
Tham khảo từ: PEDROSA, Israel. Da Cor à Cor Inexistente. São Paulo: Senac, 2009.
 
Một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỗ che mưa che nắng. Một ngôi nhà đáng để sống còn phải đẹp và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả mọi người sống dưới mái nhà ấy.

Dưới đây là những nội dung cần lưu ý khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để có một ngôi nhà ưng ý nhất.​

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự cơ bản trong quá trình xây dựng một căn nhà. Cho dù ngôi nhà đơn giản hay phức tạp thì cũng đều giống nhau từ lúc đặt viên đá đầu tiên cho đến lúc tân gia viên mãn.

Để chuyển ý tưởng về công năng sử dụng, cách bố trí phòng ốc của ngôi nhà đến màu sắc, chất liệu bạn cần có sự giúp sức của kiến trúc sư. Sau khi đã thống nhất được phương án kiến trúc thì kỹ sư xây dựng và kỹ sư ME (điện, nước) có nhiệm vụ tính toán độ bền vững của kết cấu, bố trí cấp thoát nước, bố trí thiết kế cơ điện.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được.


Để có được một thiết kế nhà ưng ý là cả một quá trình làm việc nghiêm túc giữa chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được. Bạn cần có một hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà là bản vẽ cấp phép xây dựng. Sau giai đoạn này sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng.

Để xây dựng một căn nhà đẹp thì có 03 hình thức giao thầu xây dựng:

– Giao thầu phần nhân công

– Giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện

– Giao thầu chìa khóa trao tay.

1. Chọn nhà thầu xây dựng theo hình thức giao thầu phần nhân công

Nếu bạn có nhiều thời gian nhàn rỗi hoặc bạn chính là kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng thì hình thức này đáng để lưu ý.

Hình thức này có ưu điểm về giá thành, bạn tự mua vật liệu xây dựng nên sẽ chi phí sẽ rẻ hơn hai hình thức kia. Nhược điểm là bạn phải là người có đủ sức khỏe và phải có chuyên môn về xây dựng. Hơn nữa, bạn sẽ phải quản lý khối lượng công việc tương đối phức tạp: lựa chọn, xem xét giá cả vật tư; điều phối, thậm chí trông coi, bảo quản vật tư. Giai đoạn đầu xây dựng, số lượng vật tư tương đối ít, chỉ bao gồm vật tư thô như xi măng, đá, cát, gạch xây, sắt thép, dây điện, ống nước. Giai đoạn hoàn thiện, ngoài khoảng 65 chủng loại vật tư chính và hàng trăm phụ kiện vật tư phụ, bạn còn phải tìm kiếm điếu phối các nhà thầu phụ như: thạch cao, sơn nước, nhôm, sắt kính, nhà phân phối cung cấp vật tư…

Chọn nhà thầu xây dựng theo hình thức giao thầu phần nhân công


Trường hợp giao thầu nhân công, chủ nhà sẽ phải tự trông coi, bảo quản kho chứa vật tư thô như kho xi măng, kho chứa thép

2. Hình thức giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện

Với hình thức này, bạn sẽ giảm bớt gánh nặng như làm kho chứa, bảo vệ, bảo quản vật tư thô. Hình thức này cũng có những ưu điểm, nhược điểm gần giống như hình thức giao thầu nhân công.

Hiện nay, giá xây nhà thô được một số công ty báo giá dao động trong khoảng 2,65 triệu – 3,2 triệu đồng /m2. Giá thầu phần thô có liên quan chặt chẽ đến chủng loại vật tư thô. Ví dụ, đá để đổ bê tông đá 1×2 Bình Điền chỉ rẻ bằng nửa tiền đá 1×2 Bình Dương, Hóa An. Cát xây thô là loại hạt to hay cát nguyễn, gạch ống 7x17cm hay 8x18cm và của nhà máy Tám Quỳnh hay Thành Tâm, Quốc Toàn hay Đồng Nai ?

3. Hình thức giao thầu trọn gói

Chìa khóa vàng cho việc xây nhà được ưng ý đảm bảo yếu tố chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ là bạn hãy chọn nhà tư vấn đấu thầu thi công xây dựng uy tín để chọn mặt gửi vàng. Một hợp đồng với những điều khoản quy định chặt chẽ sẽ tránh những phát sinh mâu thuẫn không đáng có giữa chủ nhà và nhà thầu.

Hình thức giao thầu trọn gói


Với hình thức giao thầu trọn gói, bảng quy định vật tư cần nêu rõ giá cả, chủng loại, thương hiệu, xuất xứ, mã số sản phẩm

Với hình thức giao thầu chìa khóa trao tay, cả nhà thầu và chủ nhà đều sẽ gặp thuận lợi. Nhà thầu sẽ chủ động vật tư để đảm bảo tiến độ thi công, không bị chậm trễ. Còn gia chủ thì không mất nhiều thời gian, sức lực mà vẫn xây dựng được mái ấm ưng ý nhất.

Chưa hẳn giá xây nhà trọn gói sẽ cao hơn hai hình thức trên. Bởi lẽ, một số công ty chuyên xây dựng nhà hoàn thiện thì họ mua được vật tư với giá rất ưu đãi, có đội ngũ quản lý tốt, điều phối vật tư kịp thời phù hợp với tình hình thi công trên công trường, nhờ đó giúp cho việc xây dựng được nhanh chóng, đạt tiến độ và tiết kiệm chi phí nhất.

Tùy thuộc vào khả năng tài chính, quỹ thời gian, chuyên môn xây dựng, bạn hãy lựa chọn cho mình một hình thức giao thầu hợp lý nhất. Việc xây nhà lúc này sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.
 
Khi chủ đầu tư tiến hành thi công một dự án xây dựng thì các kỹ sư xây dựng đều thực hiện một công việc khá quan trọng đó chính là thiết kế cơ sở cho dự án đó. Thiết kế cơ sở cần phải được tiến hành thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền thì mới được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt thì cần phải có bản thiết kế kỹ thuật cụ thể hóa của thiết kế cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Vậy, thiết kế bản vẽ thi công là gì? HỒ SƠ THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công được tiến hành như thế nào? Mời bạn cùng SONG NAM theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG LÀ GÌ?

Theo quy định tại Khoản 41, Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 thì Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Thiết kế bản vẽ thi công là một thiết kế thể hiện được đầy đủ nhất các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có thể bao gồm rất nhiều loại tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu là bao gồm các bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ kết cấu móng, kết cấu cột, kết cấu sàn, bản vẽ sơ đồ điện nước cùng các thông số bản vẽ khác liên quan đến công trình xây dựng của chủ đầu tư.

ho-so-tham-tra-thiet-ke-ban-ve-thi-cong
 

2. HỒ SƠ THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công là tài liệu không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.

Thẩm tra thiết kế là gì?

Trước khi tìm hiểu hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, mời bạn đọc cùng tìm hiểu khái niệm của công tác thẩm tra thiết kế. Thẩm tra thiết kế là công tác có vai trò quan trọng và mang tính bắt buộc được nhà nước quy định cụ thể trong việc quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Việt Nam.


Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công có vai trò quan trọng:
  • Góp phần đảm bảo chất lượng của thiết kế, giám sát và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục những sai sót sau quá trình tư vấn thiết kế xây dựng.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng.
Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công bao gồm

  • Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).
  • Các bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế và các tài liệu tham khảo liên quan.
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt (trừ công trình nhà ở riêng lẻ).
  • Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
  • Bản sao văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
  • Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
  • Dự toán xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách).
  • Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công:

Bước 1: Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đã được quy định trong hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.

Bước 2: Nếu có đầy đủ kỹ năng và trình độ, chủ đầu tư có thể tự mình thực hiện công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công hoặc có thể thuê các công ty kiểm định xây dựng để thực hiện công tác này.

Bước 3: Phòng Công Thương sau khi nhận được hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung (nếu thiếu) và có trách nhiệm xem xét tổ chức thẩm định hồ sơ theo quy trình, kiểm tra và đánh giá hồ sơ.

Bước 4: Sau khi hoàn thành công tác thẩm định, kết quả thẩm định hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công sẽ được phòng Công Thương báo cáo cho chủ đầu tư bằng văn bản trước khi trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật.


Lưu ý:
  • Những tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định thiết kế bản vẽ thi công phải là những cá nhân/ tổ chức đã đăng ký công khai thông tin năng lực trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hoặc phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng chấp thuận.
  • Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình do chính mình đã thiết kế.
  • Thời hạn để lựa chọn, ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân.
  • Trong trường hợp dự án có công trình với nhiều loại, cấp khác nhau thì cơ quan thẩm định công trình cấp cao nhất của dự án chính là cơ quan thực hiện việc chủ trì thẩm định.
  • Trong trường hợp dự án cần thẩm định là các công trình có yếu tố khẩn cấp, bí mật nhà nước hoặc công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt phải được tiến hành theo những quy định của pháp luật đặc thù.
 

Quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện.

Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm đặt hàng vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công và cộng tác với các nhà thầu phụ. Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế, nhà thầu xây dựng, thiết kế kiến trúc xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro. Đồng thời, đảm bảo tốt các quan hệ với đối tác.

Dự án đầu tư xây dựng là gì?
 

Người quản lý công trình xây dựng có trách nhiệm:

  • Điều phối & giám sát công việc của các nhóm xây dựng
  • Giám sát quá trình xây dựng hàng ngày tại công trường
  • Hợp tác với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu
  • Kiểm tồn kho nguyên vật liệu và đặt hàng các mặt hàng mới
  • Kiểm tra các hướng dẫn xây dựng của địa phương để đảm bảo dự án không vi phạm bất kỳ quy định nào
  • Lên lịch trình cho các thành viên trong nhóm
  • Viết dự toán công trình
  • Theo dõi tiến độ của dự án tòa nhà và cập nhật cho người quản lý dự án
Tóm lại Quản lý dự án là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến việc giám sát tất cả các phần của dự án, từ thiết kế ban đầu đến sản phẩm cuối cùng. Trong xây dựng, các nhà quản lý dự án giám sát toàn bộ quá trình của các dự án xây dựng mới. Điều này bao gồm gặp gỡ khách hàng để thảo luận về các kế hoạch ban đầu, thuê nhóm thi công và quản lý các tài liệu xây dựng. Người quản lý dự án là người dự toán & hoạch định ngân sách dự án, cộng tác với khách hàng hoặc chủ dự án và giám sát đội xây dựng, bao gồm cả người quản lý công trường xây dựng.
 
×
Quay lại
Top Bottom