Nghề lạ của sinh viên

zinle

Thành viên
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
5
lam-mau.jpg
Làm mẫu mặt cho các lớp học trang điểm, đọc sách cho người già, vỗ tay trong các gameshow… đã trở thành công việc làm thêm của rất nhiều sinh viên trong thời giá cả leo thang.

"Mẫu mặt” là tên gọi của công việc làm người mẫu tại các lớp trang điểm đang nở rộ ở Hà Nội. Nghề này thu hút các bạn nữ thích trang điểm, nhưng không có điều kiện khi chỉ phải ngồi bất động 1-2 tiếng mỗi buổi để làm mẫu cho học viên “tô trát”.

Mức lương cho công việc này khá rẻ, chỉ 25.000 đồng một giờ. Thu Minh, sinh viên ĐH Phương Đông, chia sẻ: “Gọi là việc chứ mình có phải làm gì đâu, ngồi để họ trang điểm cho nên lương lậu thế mình cũng không phàn nàn gì”.

Công việc đơn giản nhưng cũng có nhiều mặt trái. Một “mẫu mặt” có kinh nghiệm cho biết mỹ phẩm được sử dụng tại các lớp học thường là hàng chợ, chất lượng thấp hoặc hết hạn nên rất độc hại cho da. “Lớp mình từng có bạn bị dị ứng nổi mụn, mẩn đỏ hoặc nặng hơn phải nằm viện da liễu. Tiền lương không đủ bù tiền thuốc và viện phí”, cô nói.

Những tai nạn như vậy không hề hiếm và hầu như bạn nào theo nghề mẫu mặt cũng được cảnh báo, nhưng số lượng nữ sinh đi làm không hề giảm. Lý giải cho việc này, Thu Minh cho biết: “Vì công việc đơn giản, không yêu cầu bằng cấp. Hơn nữa, bây giờ kiếm việc làm thêm rất khó nên mình sẵn sàng làm để có thêm thu nhập”.

Công việc làm mẫu mặt, mẫu tóc giúp sinh viên có thêm thu nhập, nhưng cũng hứng nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Ở mức độ phức tạp hơn, gần đây nghề đọc sách cho người già hoặc người bệnh không có khả năng đi lại đang là công việc part-time được sinh viên ở các thành phố lớn yêu thích.

Giá cho một giờ làm là 50.000 đồng, công việc kéo dài bao lâu tùy thuộc vào… người nghe. “Việc này rất thú vị vì mình đọc được nhiều sách, tích lũy thêm kiến thức. Ngoài việc đọc sách được trả tiền, nếu may mắn mình còn có một người bạn để chia sẻ niềm yêu thích sách”, Phương Anh, sinh viên Học viện Hành chính quốc gia chia sẻ.

Phương Anh cho biết thêm đôi khi cũng gặp phải những khách hàng rất khó tính. “Có người muốn nghe cả ngày mà mình không đủ sức đọc dù họ trả rất nhiều tiền. Ngược lại, cũng có lần mình méo mặt khi phải đạp xe rất xa nhưng chỉ đọc được 30 phút thì bị đuổi về”, cô kể.

Việc gặp phải khách hàng quá già, thính giác kém phải đọc to và lặp lại nhiều lần, hoặc họ chê giọng không tốt, bị đuổi về… là những rủi ro thường gặp khi làm nghề này. Một nữ sinh cho biết từng phải đọc truyện s.ex theo yêu cầu của ông khách 63 tuổi khiến cô rất bức xúc, nhưng chẳng dám phản kháng vì họ Thượng đế. Tuy nhiên, cô chỉ làm ở đó một lần rồi không bao giờ quay lại nữa.

Mấy năm gần đây khi nhà đài nở rộ các gameshow thì cũng đồng nghĩa xuất hiện một công việc mới - vỗ tay thuê. Ban đầu là cộng tác viên của các đài được cử làm thêm việc hướng dẫn khán giả vỗ tay trong các gameshow, như Chiếc nón diệu kỳ, Hãy chọn giá đúng… Sau này, công việc được “chuyên nghiệp hóa” khi có đội ngũ chuyên ngồi ở ghế khán giả và chỉ có nhiệm vụ vỗ tay hoặc đu đưa theo nhạc.

Thu Hương, sinh viên ĐH Giao thông Vận tải, một “vỗ tay viên” kỳ cựu hào hứng kể: “Hồi năm thứ nhất, mình hay làm cho chương trình Sao Online. Công việc đơn giản, chỉ thỉnh thoảng vỗ tay hay đu đưa theo nhạc khi được yêu cầu, vừa làm lại vừa được nghe các ca sĩ hát. Mình nhớ nhất lần được gặp thần tượng Thái Thùy Linh. Hôm đấy mình cổ vũ hết mình”.

Cơ hội được gặp thần tượng, được xuất hiện trên truyền hình chính là sức hút các bạn trẻ lựa chọn công việc “vỗ tay thuê”, tuy rằng lương khá "bèo" chỉ 50.000-70.000 đồng cho một buổi diễn. Không chỉ vậy, các show diễn thường khá dài hoặc phải quay đi quay lại nên sinh viên thường ngồi cả buổi hoặc thậm chí cả ngày ở trường quay.

“Những lần phải quay cả ngày, bên đài chi tiền ăn trưa nhưng không nhiều. Trong lúc quay để giữ im lặng, tất cả mọi người không được nói chuyện hay nghe điện thoại. Hồi đầu mình mới làm thì thích, nhưng nhanh chán lắm vì mất thời gian và gò bó quá”, Thu Giang cho biết.
Nguồn : khoinghiep.info
 
×
Quay lại
Top Bottom