- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Không phải ai cũng có thể được sống với "nửa cuộc đời" của mình. Không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng được một hình ảnh gia đình trọn vẹn theo nghĩa thông thường. Nhưng họ vẫn có thể làm nên những tế bào hoàn hảo cho xã hội theo cách lựa chọn riêng của mình.
Định nghĩa về "Gia đình"?
Ngày hôm nay, truyền thông đã không quên nhắc tới một cụm từ được tôn vinh trong mấy năm trở lại đây: "Ngày gia đình Việt Nam".
Sự tôn vinh đến mức nhiều phụ nữ thường mỏi mòn trước những mâm cơm chờ chồng cảm thấy được an ủi: Rằng khó có điều gì thay thế được hình ảnh sự bền vững của gia đình truyền thống. Rằng khó có thể nói khác đi với những định nghĩa cũ xưa và bền bỉ: "Gia đình là tế bào của xã hội".
Sự tôn vinh ngày gia đình Việt Nam với hình ảnh phổ biến là hai vợ chồng cười tươi vui dắt đứa con nhỏ chạy tung tăng có lẽ cũng khiến nhiều cô gái qua tuổi 20 từ lâu hốt hoảng... Cũng có những người đơn côi vì nhiều lý do cảm thấy chạnh lòng trong cái ngày này...
Niềm vui, nỗi buồn hay sự ái ngại này đều xuất phát từ thói quen nghĩ theo một chiều: đã là gia đình thì phải đủ vợ + chồng + con cái. Đã là gia đình thì phải chung nhau nhiều thứ, nhất là bữa cơm gia đình.
Tôi có một cách quan niệm khác: gia đình là cuộc sống riêng tư của mỗi người - ngoài giờ làm việc, là mái nhà mà ở đó mỗi người cảm thấy thoải mái và hợp lý nhất (trong sự tương thích với đời sống xã hội và văn hoá cộng đồng).
Thói quen ứng xử?
Nếu đã như vậy, liệu có thể nói rằng một người đàn ông (hoặc một phụ nữ) chỉ ăn cơm sáng và chiều với một con chó hoặc con mèo không có cuộc sống gia đình? Hoặc ai đó bị cầm tù suốt đời trong những bữa cơm lạnh ngắt và những câu hỏi han vô cảm - nhạt nhẽo so với một người chung sống trong những tiếng cười rổn rảng với chục đứa con mồ côi mà mình nuôi dưỡng, thì không biết ai bất hạnh hơn? Ai trong số họ thực sự đang có một gia đình hạnh phúc?
Người Việt từ bao đời này thường nhìn những người độc thân với ánh mắt thương hại. Thường coi những người không con cái là quá tội nghiệp. Nhưng tôi cho rằng, quan niệm này sẽ không thể đứng vững nữa khi chứng kiến những người cha, người mẹ chỉ ao ước "Giá mà mình đừng sinh nó ra, cái đứa con nghiện ngập, phá gia chi tử ấy!". Hoặc giả người bị mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y - khó có tuổi thọ, hoặc không có khả năng đảm bảo để xây dựng gia đình là một tế bào tốt của xã hội thì "sự cố gắng cho bằng chị, bằng em" của họ sẽ đem lại gánh nặng cho cộng đồng!
Ai trong cuộc đời này chẳng mong muốn sự hoàn hảo, vợ chồng sánh đôi, con cái thành đạt. Nhưng khi người ta phải đứng trước nhiều sự lựa chọn xấu - hoặc bất khả kháng - thì cách tốt nhất là hãy nhìn sự việc một cách cởi mở và bớt tính áp đặt hơn!
Truyền thống của gia đình phương Đông thường đề cao "tứ đại đồng đường". Nhưng một cuộc sống chung nhiều thế hệ đôi khi lại đem lại sự khó chịu cho tất cả thành viên. Một gia đình hai thế hệ đôi khi còn bất hoà chỉ vì xem ti vi chung. Chữ hiếu nghĩa, sự hoà hợp trong gia đình thời nay cũng đã có cắt nghĩa khác.
Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người tỏ ra hốt hoảng cho rằng: hình ảnh gia đình truyền thống đang bị mai một chỉ vì những biểu hiện của những cá nhân tỏ ra tôn trọng cảm xúc cá nhân và ý thích riêng tư. Chúng ta không còn chung nhau bát nước chấm trong mâm cơm, nhưng đâu phải vì thế mà hình ảnh gia đình Việt đang bị biến dạng.
Sự lựa chọn không "đồng thanh"?
Sự chuyển động theo chiều hướng mở của đời sống kinh tế xã hội sẽ kéo theo những biến đổi của từng tế bào trong đó là gia đình và mỗi cá nhân. Xã hội hiện đại có xu hướng tôn trọng bản sắc cá nhân. Nếu từng cá nhân biết làm tốt mình và lựa chọn cách ứng phó những biến động của đời sống một cách bản lĩnh và điềm tĩnh thì sẽ khiến cho nền tảng gia đình khó bị lung lay.
Tôi càng củng cố ý nghĩ đó của mình qua cuộc trò chuyện mới đây với nhạc sĩ Lê Phi Phi - con trai nhạc sĩ Hoàng Vân. Anh đang ở xa Tổ Quốc, mỗi tháng anh gọi điện về cho gia đình ở Hà Nội một lần. Thế nhưng không khí gia đình vẫn ngự trị trong gia đình lớn nhiều thế hệ ấy. Và họ rất hiểu nhau, gần gũi nhau trong cách nghĩ và ứng xử. Văn hoá gia đình đó không hẳn ai cũng hiểu và cũng có.
Không phải ai cũng có thể được sống với "nửa cuộc đời" của mình. Không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng được một hình ảnh gia đình trọn vẹn theo nghĩa thông thường. Nhưng họ vẫn có thể làm nên những tế bào hoàn hảo cho xã hội theo cách lựa chọn riêng của mình. Đồng thời với sự tôn vinh "Ngày gia đình" truyền thống, chúng ta cũng nên tôn trọng sự lựa chọn riêng của mỗi người trong cách ứng xử với hạnh phúc và gia đình - miễn là sự lựa chọn đó không làm trái pháp luật và không làm tổn thương niềm tin của người khác.
Để kết thúc cho bài viết này, tôi muốn nhớ lại câu hát của Trịnh Công Sơn: "Vẫn biết bên đời còn có nhau"....
Ngày hôm nay, truyền thông đã không quên nhắc tới một cụm từ được tôn vinh trong mấy năm trở lại đây: "Ngày gia đình Việt Nam".
Sự tôn vinh đến mức nhiều phụ nữ thường mỏi mòn trước những mâm cơm chờ chồng cảm thấy được an ủi: Rằng khó có điều gì thay thế được hình ảnh sự bền vững của gia đình truyền thống. Rằng khó có thể nói khác đi với những định nghĩa cũ xưa và bền bỉ: "Gia đình là tế bào của xã hội".
Sự tôn vinh ngày gia đình Việt Nam với hình ảnh phổ biến là hai vợ chồng cười tươi vui dắt đứa con nhỏ chạy tung tăng có lẽ cũng khiến nhiều cô gái qua tuổi 20 từ lâu hốt hoảng... Cũng có những người đơn côi vì nhiều lý do cảm thấy chạnh lòng trong cái ngày này...
Niềm vui, nỗi buồn hay sự ái ngại này đều xuất phát từ thói quen nghĩ theo một chiều: đã là gia đình thì phải đủ vợ + chồng + con cái. Đã là gia đình thì phải chung nhau nhiều thứ, nhất là bữa cơm gia đình.
Tôi có một cách quan niệm khác: gia đình là cuộc sống riêng tư của mỗi người - ngoài giờ làm việc, là mái nhà mà ở đó mỗi người cảm thấy thoải mái và hợp lý nhất (trong sự tương thích với đời sống xã hội và văn hoá cộng đồng).
Thói quen ứng xử?
Nếu đã như vậy, liệu có thể nói rằng một người đàn ông (hoặc một phụ nữ) chỉ ăn cơm sáng và chiều với một con chó hoặc con mèo không có cuộc sống gia đình? Hoặc ai đó bị cầm tù suốt đời trong những bữa cơm lạnh ngắt và những câu hỏi han vô cảm - nhạt nhẽo so với một người chung sống trong những tiếng cười rổn rảng với chục đứa con mồ côi mà mình nuôi dưỡng, thì không biết ai bất hạnh hơn? Ai trong số họ thực sự đang có một gia đình hạnh phúc?
Người Việt từ bao đời này thường nhìn những người độc thân với ánh mắt thương hại. Thường coi những người không con cái là quá tội nghiệp. Nhưng tôi cho rằng, quan niệm này sẽ không thể đứng vững nữa khi chứng kiến những người cha, người mẹ chỉ ao ước "Giá mà mình đừng sinh nó ra, cái đứa con nghiện ngập, phá gia chi tử ấy!". Hoặc giả người bị mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y - khó có tuổi thọ, hoặc không có khả năng đảm bảo để xây dựng gia đình là một tế bào tốt của xã hội thì "sự cố gắng cho bằng chị, bằng em" của họ sẽ đem lại gánh nặng cho cộng đồng!
Ai trong cuộc đời này chẳng mong muốn sự hoàn hảo, vợ chồng sánh đôi, con cái thành đạt. Nhưng khi người ta phải đứng trước nhiều sự lựa chọn xấu - hoặc bất khả kháng - thì cách tốt nhất là hãy nhìn sự việc một cách cởi mở và bớt tính áp đặt hơn!
Truyền thống của gia đình phương Đông thường đề cao "tứ đại đồng đường". Nhưng một cuộc sống chung nhiều thế hệ đôi khi lại đem lại sự khó chịu cho tất cả thành viên. Một gia đình hai thế hệ đôi khi còn bất hoà chỉ vì xem ti vi chung. Chữ hiếu nghĩa, sự hoà hợp trong gia đình thời nay cũng đã có cắt nghĩa khác.
Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người tỏ ra hốt hoảng cho rằng: hình ảnh gia đình truyền thống đang bị mai một chỉ vì những biểu hiện của những cá nhân tỏ ra tôn trọng cảm xúc cá nhân và ý thích riêng tư. Chúng ta không còn chung nhau bát nước chấm trong mâm cơm, nhưng đâu phải vì thế mà hình ảnh gia đình Việt đang bị biến dạng.
Sự lựa chọn không "đồng thanh"?
Sự chuyển động theo chiều hướng mở của đời sống kinh tế xã hội sẽ kéo theo những biến đổi của từng tế bào trong đó là gia đình và mỗi cá nhân. Xã hội hiện đại có xu hướng tôn trọng bản sắc cá nhân. Nếu từng cá nhân biết làm tốt mình và lựa chọn cách ứng phó những biến động của đời sống một cách bản lĩnh và điềm tĩnh thì sẽ khiến cho nền tảng gia đình khó bị lung lay.
Tôi càng củng cố ý nghĩ đó của mình qua cuộc trò chuyện mới đây với nhạc sĩ Lê Phi Phi - con trai nhạc sĩ Hoàng Vân. Anh đang ở xa Tổ Quốc, mỗi tháng anh gọi điện về cho gia đình ở Hà Nội một lần. Thế nhưng không khí gia đình vẫn ngự trị trong gia đình lớn nhiều thế hệ ấy. Và họ rất hiểu nhau, gần gũi nhau trong cách nghĩ và ứng xử. Văn hoá gia đình đó không hẳn ai cũng hiểu và cũng có.
Không phải ai cũng có thể được sống với "nửa cuộc đời" của mình. Không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng được một hình ảnh gia đình trọn vẹn theo nghĩa thông thường. Nhưng họ vẫn có thể làm nên những tế bào hoàn hảo cho xã hội theo cách lựa chọn riêng của mình. Đồng thời với sự tôn vinh "Ngày gia đình" truyền thống, chúng ta cũng nên tôn trọng sự lựa chọn riêng của mỗi người trong cách ứng xử với hạnh phúc và gia đình - miễn là sự lựa chọn đó không làm trái pháp luật và không làm tổn thương niềm tin của người khác.
Để kết thúc cho bài viết này, tôi muốn nhớ lại câu hát của Trịnh Công Sơn: "Vẫn biết bên đời còn có nhau"....
Nhà văn Võ Thị Hảo: “Gia đình, cũng như tạo hoá sinh ta không hoàn hảo...”
- Thưa chị, chị nghĩ sao, nếu thấy một người đàn ông hoặc một người đàn bà không kết hôn với ai và sống trọn đời với một con chó hoặc một con mèo nhỏ?
- Đó là Gia Đình - Mái ấm của họ. Mỗi người trong chúng ta có quyền lựa chọn các kiểu gia đình để tồn tại trên đời này và có quyền được vui hưởng sự lựa chọn đó, miễn là không làm tổn hại đến ai.
- Ngày càng có nhiều người ly hôn. Thậm chí có người ly hôn ba, bốn lần. Vậy theo chị, họ có đang đi ngược lại những quan niệm và đạo đức gia đình không?
- Không. Ly hôn cũng như kết hôn, đó là những hành vi không liên quan gì đến đạo đức. Đạo đức nằm ở nguyên nhân và thái độ dẫn đến cuộc ly hôn hay kết hôn đó. Mỗi người trong chúng ta đều rất có thể nhầm lẫn nhiều lần trong đời về lựa chọn người cộng sự hoặc lựa chọn ngừi tình, đương nhiên, có thể nhầm lẫn nhiều lần về lựa chọn bạn đời. Người nhầm lẫn là nạn nhân, chẳng ai muốn bị nhầm lẫn cả. Vậy sao ta tự cho mình quyền lên án, chê bai họ nhỉ?
Nếu quả thực những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và cái địa ngục gia đình đã vượt quá sức chịu đựng của ai đó, họ có quyền ly hôn. Thái độ ứng xử, trách nhiệm với nhau, đặc biệt là với những đứa con. Quan trọng nhất là trách nhiệm kinh tế với con cái. Trẻ em cần phải được bảo vệ bởi luật pháp, tình yêu thưong của cha mẹ và cả tiền bạc từ cha mẹ chúng. Nếu cha hoặc mẹ vô trách nhiệm với con, thì điều đó không những vi phạm đạo đức, mà còn là phạm pháp. Các nước văn minh bảo vệ trẻ em bằng cách dùng các biện pháp cưỡng chế hoặc hình sự đối với những vị cha mẹ vô trách nhiệm.
- Theo chị, thế nào là một gia đình hoàn hảo?
- Không có gia đình hoàn hảo. Cũng như tạo hoá sinh ra mỗi chúng ta đều không hoàn hảo. Cũng đừng mong tình yêu nồng nàn gắn kết hai con người, hai cuộc đời. Chất keo để gắn kết gia đình là thái độ ứng xử văn minh, trách nhiệm và ân nghĩa. Tình yêu dễ vỡ như bong bóng xà phòng. Nhưng ân tình, trách nhiệm và văn minh thì đủ dùng cho một đời người.
- Quan niệm truyền thống về gia đình hiện nay có còn phù hợp không, thưa chị?
- Vẫn còn giá trị, nhưng không hoàn toàn phù hợp. Tôi nghĩ rằng nội hàm của khái niệm gia đình hiện nay có nghĩa rất uyển chuyển. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ những quan niệm cũ, sẽ là thiếu cập nhật và thất bại trong việc củng cố gia đình. Có rất nhiều kiểu gia đình. Có những gia đình đồng tính thì sao? Không cổ vũ họ. Nhưng đó là quyền con người, Không thể phủ nhận họ và đừng làm họ thêm đau khổ vì những “tiên thiên bất túc”...
- Thưa chị, chị nghĩ sao, nếu thấy một người đàn ông hoặc một người đàn bà không kết hôn với ai và sống trọn đời với một con chó hoặc một con mèo nhỏ?
- Đó là Gia Đình - Mái ấm của họ. Mỗi người trong chúng ta có quyền lựa chọn các kiểu gia đình để tồn tại trên đời này và có quyền được vui hưởng sự lựa chọn đó, miễn là không làm tổn hại đến ai.
- Ngày càng có nhiều người ly hôn. Thậm chí có người ly hôn ba, bốn lần. Vậy theo chị, họ có đang đi ngược lại những quan niệm và đạo đức gia đình không?
- Không. Ly hôn cũng như kết hôn, đó là những hành vi không liên quan gì đến đạo đức. Đạo đức nằm ở nguyên nhân và thái độ dẫn đến cuộc ly hôn hay kết hôn đó. Mỗi người trong chúng ta đều rất có thể nhầm lẫn nhiều lần trong đời về lựa chọn người cộng sự hoặc lựa chọn ngừi tình, đương nhiên, có thể nhầm lẫn nhiều lần về lựa chọn bạn đời. Người nhầm lẫn là nạn nhân, chẳng ai muốn bị nhầm lẫn cả. Vậy sao ta tự cho mình quyền lên án, chê bai họ nhỉ?
Nếu quả thực những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và cái địa ngục gia đình đã vượt quá sức chịu đựng của ai đó, họ có quyền ly hôn. Thái độ ứng xử, trách nhiệm với nhau, đặc biệt là với những đứa con. Quan trọng nhất là trách nhiệm kinh tế với con cái. Trẻ em cần phải được bảo vệ bởi luật pháp, tình yêu thưong của cha mẹ và cả tiền bạc từ cha mẹ chúng. Nếu cha hoặc mẹ vô trách nhiệm với con, thì điều đó không những vi phạm đạo đức, mà còn là phạm pháp. Các nước văn minh bảo vệ trẻ em bằng cách dùng các biện pháp cưỡng chế hoặc hình sự đối với những vị cha mẹ vô trách nhiệm.
- Theo chị, thế nào là một gia đình hoàn hảo?
- Không có gia đình hoàn hảo. Cũng như tạo hoá sinh ra mỗi chúng ta đều không hoàn hảo. Cũng đừng mong tình yêu nồng nàn gắn kết hai con người, hai cuộc đời. Chất keo để gắn kết gia đình là thái độ ứng xử văn minh, trách nhiệm và ân nghĩa. Tình yêu dễ vỡ như bong bóng xà phòng. Nhưng ân tình, trách nhiệm và văn minh thì đủ dùng cho một đời người.
- Quan niệm truyền thống về gia đình hiện nay có còn phù hợp không, thưa chị?
- Vẫn còn giá trị, nhưng không hoàn toàn phù hợp. Tôi nghĩ rằng nội hàm của khái niệm gia đình hiện nay có nghĩa rất uyển chuyển. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ những quan niệm cũ, sẽ là thiếu cập nhật và thất bại trong việc củng cố gia đình. Có rất nhiều kiểu gia đình. Có những gia đình đồng tính thì sao? Không cổ vũ họ. Nhưng đó là quyền con người, Không thể phủ nhận họ và đừng làm họ thêm đau khổ vì những “tiên thiên bất túc”...
Lương Thị Bích Ngọc (thực hiện)
Báo VietNamNet
Báo VietNamNet
Hiệu chỉnh: