Ở giai đoạn sau khi tốt nghiệp , ai cũng sẽ phải đối mặt với những sự lựa chọn quan trọng trong cuộc đời đó là chọn lựa một ngành nghề gắn liền với mình suốt cuộc đời. Tuy nhiên để tìm được một ngành học phù hợp với chính mình thì không phải chuyện đơn giản. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến cácbạn sinh viên những ngành nghề đang thịnh hành và dễ tìm việc nhất.
1/Nhóm ngành điện – điện tử: Dễ xin việc
-Tốt nghiệp nhóm ngành điện - điện tử sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.
-Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn, hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.
Sinh viên ngành điện tử dễ xin việc tại các khu công nghiệp
2/Nhóm ngành xã hội: Năng động và lương cao
-Hiện nay, xu hướng của thí sinh trong việc chọn ngành nghề thường tránh các ngành xã hội vì cơ hội việc làm sau khi ra trường ít, tỷ lệ thất nghiệp nhiều, ngoại trừ ngành luật và báo chí. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều ngành xã hội cho biết, nhiều ngành xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực. Một số ngành xã hội có nhiều triển vọng về việc làm trong các năm tới như ngành Quốc tế học, Đông phương học, ngành Hán Nôm, Việt Nam học, du lịch, văn hóa, xuất bản…
-Khi học các ngành này, sau khi ra trường sinh viên sẽ được làm tại các Viện nghiên cứu, các hội, sở ban ngành của Nhà nước hoặc cũng có thể làm giảng viên tại các trường đại học.Ngành xã hội hiện nay đang rất cần nhân lực có chất lượng vì đa số thí sinh giỏi đều có ý định theo học các ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng,…
-Do đó, nếu có niềm đam mê ngành và có năng lực học tập tốt, chắc chắn sinh viên ra trường sẽ được có việc làm như mong muốn.
-Đối với ngành du lịch, trong quá trình học tập sinh viên học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau thì tỷ lệ có việc làm ở những công ty du lịch lữ hành lớn, được đi hướng dẫn du lịch nước ngoài với số lương cao hơn các ngành kinh tế là chuyện hết sức bình thường.
-Và đối với một số ngành xã hội khác cũng vậy, nhiều người cứ tưởng học ngành xã hội ra trường chỉ được làm việc ở Nhà nước với số lương hàng tháng thấp nhưng khi xin vào cũng cần phải quen biết. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai vì sinh viên học các ngành này hoàn toàn có thể làm ở những công ty có các hoạt động như tổ chức sự kiện, tổng hợp, xuất bản,…
3/Nhóm ngành Công nghệ: Mới nhưng hấp dẫn
Trong nhóm ngành công nghệ có 2 ngành được các thí sinh quan tâm nhất đó là ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghệ môi trường, tuy nhiên ngoài cái tên ngành học đang “hot” thì không ít thí sinh vẫn chưa biết nhóm ngành này ra trường sẽ làm gì.
-Đối với ngành công nghệ thực phẩm, tân cử nhân sẽ làm việc ở những nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.
-Đối với ngành công nghệ môi trường, tân cử nhân có thể thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
-Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.
4/Ngành Xây dựng: Khó thất nghiệp
Nhiều bạn hay ngần ngại rằng ngành xây dựng khi ra trường sẽ làm việc ngoài nắng, ít được xã hội kính trọng. Tuy nhiên, đây là ngành hiện được xã hội rất quan tâm do nhu cầu xây dựng công trình, xí nghiệp, nhà cửa ngày càng nhiều. Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.
-Các công việc ở công trường gồm có các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
-Công việc văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công ty tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công. Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
Theo các bậc chuyên gia trong giáo dục, để có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất.
5/Nhóm ngành công nghệ thông tin- thương mại điện tử
-Ngành hệ thống thông tin đào tạo kỹ sư đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin có khả năng tham gia xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ cho các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội, là: giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin địa lý (GIS)…Ngoài ra sinh viên còn có khả năng tư vấn, xây dựng các hệ thống thông tin theo đặc thù phục vụ cho doanh nghiệp.Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin làm việc ở các chức danh: nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quản lí dự án…
-Ngành mạng máy tính và truyền thông.Ngành mạng máy tính và truyền thông đào tạo kỹ sư nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông.Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT.
Ngoài ra ,các bạn có thể tìm thông tin các ngành nghề mong muốn trên trang tuyển dụng và giới thiệu việc làm jobbox.vn
1/Nhóm ngành điện – điện tử: Dễ xin việc
-Tốt nghiệp nhóm ngành điện - điện tử sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.
-Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn, hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.

Sinh viên ngành điện tử dễ xin việc tại các khu công nghiệp
2/Nhóm ngành xã hội: Năng động và lương cao
-Hiện nay, xu hướng của thí sinh trong việc chọn ngành nghề thường tránh các ngành xã hội vì cơ hội việc làm sau khi ra trường ít, tỷ lệ thất nghiệp nhiều, ngoại trừ ngành luật và báo chí. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều ngành xã hội cho biết, nhiều ngành xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực. Một số ngành xã hội có nhiều triển vọng về việc làm trong các năm tới như ngành Quốc tế học, Đông phương học, ngành Hán Nôm, Việt Nam học, du lịch, văn hóa, xuất bản…
-Khi học các ngành này, sau khi ra trường sinh viên sẽ được làm tại các Viện nghiên cứu, các hội, sở ban ngành của Nhà nước hoặc cũng có thể làm giảng viên tại các trường đại học.Ngành xã hội hiện nay đang rất cần nhân lực có chất lượng vì đa số thí sinh giỏi đều có ý định theo học các ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng,…
-Do đó, nếu có niềm đam mê ngành và có năng lực học tập tốt, chắc chắn sinh viên ra trường sẽ được có việc làm như mong muốn.
-Đối với ngành du lịch, trong quá trình học tập sinh viên học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau thì tỷ lệ có việc làm ở những công ty du lịch lữ hành lớn, được đi hướng dẫn du lịch nước ngoài với số lương cao hơn các ngành kinh tế là chuyện hết sức bình thường.
-Và đối với một số ngành xã hội khác cũng vậy, nhiều người cứ tưởng học ngành xã hội ra trường chỉ được làm việc ở Nhà nước với số lương hàng tháng thấp nhưng khi xin vào cũng cần phải quen biết. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai vì sinh viên học các ngành này hoàn toàn có thể làm ở những công ty có các hoạt động như tổ chức sự kiện, tổng hợp, xuất bản,…
3/Nhóm ngành Công nghệ: Mới nhưng hấp dẫn
Trong nhóm ngành công nghệ có 2 ngành được các thí sinh quan tâm nhất đó là ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghệ môi trường, tuy nhiên ngoài cái tên ngành học đang “hot” thì không ít thí sinh vẫn chưa biết nhóm ngành này ra trường sẽ làm gì.
-Đối với ngành công nghệ thực phẩm, tân cử nhân sẽ làm việc ở những nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.
-Đối với ngành công nghệ môi trường, tân cử nhân có thể thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
-Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.
4/Ngành Xây dựng: Khó thất nghiệp
Nhiều bạn hay ngần ngại rằng ngành xây dựng khi ra trường sẽ làm việc ngoài nắng, ít được xã hội kính trọng. Tuy nhiên, đây là ngành hiện được xã hội rất quan tâm do nhu cầu xây dựng công trình, xí nghiệp, nhà cửa ngày càng nhiều. Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.
-Các công việc ở công trường gồm có các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
-Công việc văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công ty tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công. Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
Theo các bậc chuyên gia trong giáo dục, để có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất.
5/Nhóm ngành công nghệ thông tin- thương mại điện tử
-Ngành hệ thống thông tin đào tạo kỹ sư đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin có khả năng tham gia xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ cho các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội, là: giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin địa lý (GIS)…Ngoài ra sinh viên còn có khả năng tư vấn, xây dựng các hệ thống thông tin theo đặc thù phục vụ cho doanh nghiệp.Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin làm việc ở các chức danh: nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quản lí dự án…
-Ngành mạng máy tính và truyền thông.Ngành mạng máy tính và truyền thông đào tạo kỹ sư nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông.Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT.
Ngoài ra ,các bạn có thể tìm thông tin các ngành nghề mong muốn trên trang tuyển dụng và giới thiệu việc làm jobbox.vn