Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động, mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh. Hiện lĩnh vực kinh doanh quốc tế đã có sự bùng nổ và ngày càng lan rộng với phạm vi toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngành này cũng ngày càng tăng cao. Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng? Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Ngành kinh doanh quốc tế học những gì? Ngành kinh doanh quốc tế chuyên đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, giúp sinh viên có sự tự tin để dễ dàng thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Sinh viên ngành kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức, lý thuyết về: Sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa. Ảnh hưởng của các hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án. Khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa. Kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh như: Các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, chính sách liên quan đến vấn đề chống bán phá giá , tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng như những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Học khối A thì nên chọn ngành nào? Các chuyên ngành của ngành kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế là một ngành khá rộng. Do đó, để xác định được nghề nghiệp tương lai, sinh viên cần biết mình sẽ hoạt động trong một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào thuộc ngành kinh doanh quốc tế. Ngành xuất nhập khẩu Trên thực tế, từ năm 2016, rất nhiều các hiệp định kinh tế được ký kết đã tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt trội. Cùng với đó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì nhu cầu nhân lực ngành xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao. Với sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, nếu bạn có thêm chứng chỉ ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì cơ hội theo đuổi ngành nghề này sẽ cao hơn. Ngành Logistic Đi liền với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu chính là sự tăng trưởng của lĩnh vực logistic/ hậu cần. Công việc của ngành logistic là xử lý các quy trình khép kín từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Nhờ có sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến, đòi hỏi ngành logistic/ hậu cần phải phát triển hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, có thể nói, ngành logistic/ hậu cần đang là còn khá mới mẻ. Chính bởi vậy, trong tương lai, nhu cầu về nguồn nhân lực trong các lĩnh vực sẽ ngày càng nhiều. Các bạn sinh viên ngành kinh doanh quốc tế hoàn toàn có cơ hội phát triển bản thân trong lĩnh vực nghề này nếu cảm thấy phù hợp với bản thân. Ngành Marketing “Cần thêm 15% chuyên gia quảng cáo và tiếp thị vào năm 2020” – Là những gì các chuyên gia trường Đại học Macquarie, Australia đã dự đoán cho tương lai khi nói về ngành marketing. Sự bùng nổ của Google, Facebook,… đã khiến nhu cầu tiếp thị trực tuyến càng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, marketing giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing. Theo kết quả của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, ngành marketing hiện vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Ngành Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Chưa bao giờ số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ở Việt Nam đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là một thách thức lớn. Nếu bạn yêu thích sự năng động, hãy lựa chọn ngành quản trị kinh doanh. Ngành Kinh doanh Là người có hiểu biết về hoạt động kinh doanh quốc tế, bạn hoàn toàn đủ khả năng để tự đứng ra xây dựng một doanh nghiệp của riêng mình. Nếu bạn là con người đam mê kinh doanh thì đừng ngần ngại mà hãy ngay lập tức bắt tay thực hiện giấc mơ của mình. Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội việc làm của ngành kinh doanh quốc tế Ngành kinh doanh quốc tế mang đến cho bạn cơ hội việc làm rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn: Chuyên viên đối ngoại Gặp gỡ giao lưu, tiếp khách cùng ban lãnh đạo công ty. Hỗ trợ, tư vấn giúp BGĐ về dịch vụ, sản phẩm của công ty tới khách hàng và ngược lại. Tư vấn, giới thiệu đến khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ truyền thông của công ty ( công ty đã có sẵn nguồn khách hàng để gặp gỡ). Đàm phán trực tiếp với khách hàng và ký kết các hợp đồng dịch vụ. Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì? Chuyên viên xuất nhập khẩu Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp. Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa. Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng. Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng. Chuyên viên xúc tiến thương mại Nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách thương mại quốc tế và xu hướng quốc tế trong tiếp thị các sản phẩm. Nghiên cứu, tổng hợp thông tin của khách hàng nhập khẩu theo từng thị trường. Đánh giá tiềm năng phát triển và định hướng. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp. Đề xuất các chiến lược và hoạt động nhằm đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại và đầu tư. Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế Tham gia xây dựng và vận hành các mô hình theo dõi tình hình tài chính của sản phẩm doanh nghiệp Phân tích số liệu hoạt động và tài chính để thử nghiệm. Đánh giá tính hiệu quả các mô hình. Đề xuất thay đổi cách thức vận hành sản phẩm. Tư vấn tài chính là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính? Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng mới giao dịch chứng khoán. Duy trì quan hệ tốt với khách hàng hiện tại;. Chăm sóc, quản lý tài khoản chứng khoán của khách hàng, hỗ trợ khách hàng giao dịch. Cập nhật thông tin phân tích, tư vấn chiến lược đầu tư chứng khoán cho khách hàng Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, sản phẩm tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khảo sát thị trường, lập kế hoạch phát triển kinh doanh để đạt chỉ tiêu được giao.
Nguồn bài viết: jobsgo.vn/blog/
Nguồn bài viết: jobsgo.vn/blog/