- Tham gia
- 25/2/2011
- Bài viết
- 1
Theo số liệu của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2010 vượt 21,2% so với dự toán (97.670 tỷ đồng), tăng 31.070 tỷ đồng so với con số đã báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2010).
Điều đáng nói là nguyên nhân tăng thu, ngoài chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong quý IV/2010, chủ yếu nhờ ôtô, xe máy, đất đai, giá cả tăng…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, năng lực sản xuất mới được bổ sung đáng kể đã giúp NSNN tăng thu thêm 10.000 tỷ đồng, ngoài khoản 2.927 tỷ đồng tăng thêm từ hoạt động thu Thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, khoản tăng thu NSNN từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước không đồng đều, phần lớn từ các ngành, lĩnh vực vốn không thuộc diện khuyến khích do góp phần đáng kể vào con số 12,6 tỷ USD nhập siêu của năm 2010 là ôtô, xe máy…
Cụ thể, lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ôtô, xe máy những tháng cuối năm 2010 tăng trưởng rất mạnh so với bình quân 9 tháng đầu năm do tâm lý người dân lo tăng giá. Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2010, lượng xe ôtô bán ra đạt 6.600 xe/tháng, tăng 1.500 xe so với bình quân 9 tháng đầu năm, đã giúp ngành tài chính tăng thu 800 tỷ đồng. Nếu cộng cả 400 tỷ đồng tăng thêm từ các khoản phí, lệ phí cấp biển đăng ký xe và 3.400 tỷ đồng tăng thêm nhờ việc tăng nhập khẩu ôtô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng của mặt hàng này, ngành công nghiệp ôtô xe máy đã tăng thu cho NSNN 4.600 tỷ đồng trong tổng số 31.070 tỷ đồng tăng thêm so với con số đã báo cáo với Quốc hội.
Hầu hết các doanh nghiệp trong năm 2010 đều gặp khó khăn do lãi suất tăng cao, tốc độ lạm phát lên tới 11,75%, thì các ngân hàng lại có “của ăn của để” và đóng góp đáng kể vào NSNN. Cụ thể, kết thúc năm 2010, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank đạt 21%, góp thêm cho ngân sách 1.392 tỷ đồng; Vietinbank tăng 48%, đóng góp ngân sách 1.080 tỷ đồng; Agribank góp thêm cho ngân sách 814 tỷ đồng…
Ngoài ra, bên cạnh khoản tiền thu từ sử dụng đất (tăng 6.691 tỷ đồng), dù không muốn, ngân sách cũng hưởng lợi từ sự tăng giá của thị trường trong nước và thế giới.
Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, riêng việc tăng giá các sản phẩm hoá dầu trên thị trường thế giới đã tạo điều kiện cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất “hỗ trợ” cho NSNN thêm 1.030 tỷ đồng. Kim ngạch nhập khẩu, trong đó có cả hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng chịu thuế suất cao tăng mạnh như đá quý, kim loại quý và sản phẩm, phương tiện vận tải và phụ tùng… đã đóng góp lớn vào số tăng thu của NSNN năm 2010, trong đó có khoảng 500 tỷ đồng do tăng giá, 800 tỷ đồng do tỷ giá ngoại tệ biến động.
“Tăng thu để có cơ sở tăng chi đầu tư phát triển, giảm bội chi ai cũng mừng, nhưng chất lượng tăng thu không đảm bảo, đặc biệt là tăng thu do tỷ giá tăng là điều cần phải xem lại”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thuận phát biểu khi cho ý kiến vào Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2010 và tình hình triển khai NSNN năm 2011 và cho rằng, số tăng thu của quý 4/2010 nếu quy đổi ra ngoại tệ thì thực chất tăng không nhiều.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, , ông Phùng Quốc Hiển lại cho rằng, thu ngân sách vượt 5-10% thì có thể chấp nhận được do sai số. “Nhưng thu vượt dự toán tới trên 20% thì cần phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng đến chất lượng công tác dự báo, công tác xây dựng dự toán của các bộ, ngành, địa phương. Tồn tại này đã xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng việc khắc phục rất chậm trễ”, ông Hiển phân tích.
Điều đáng nói là nguyên nhân tăng thu, ngoài chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong quý IV/2010, chủ yếu nhờ ôtô, xe máy, đất đai, giá cả tăng…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, năng lực sản xuất mới được bổ sung đáng kể đã giúp NSNN tăng thu thêm 10.000 tỷ đồng, ngoài khoản 2.927 tỷ đồng tăng thêm từ hoạt động thu Thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, khoản tăng thu NSNN từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước không đồng đều, phần lớn từ các ngành, lĩnh vực vốn không thuộc diện khuyến khích do góp phần đáng kể vào con số 12,6 tỷ USD nhập siêu của năm 2010 là ôtô, xe máy…
Cụ thể, lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ôtô, xe máy những tháng cuối năm 2010 tăng trưởng rất mạnh so với bình quân 9 tháng đầu năm do tâm lý người dân lo tăng giá. Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2010, lượng xe ôtô bán ra đạt 6.600 xe/tháng, tăng 1.500 xe so với bình quân 9 tháng đầu năm, đã giúp ngành tài chính tăng thu 800 tỷ đồng. Nếu cộng cả 400 tỷ đồng tăng thêm từ các khoản phí, lệ phí cấp biển đăng ký xe và 3.400 tỷ đồng tăng thêm nhờ việc tăng nhập khẩu ôtô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng của mặt hàng này, ngành công nghiệp ôtô xe máy đã tăng thu cho NSNN 4.600 tỷ đồng trong tổng số 31.070 tỷ đồng tăng thêm so với con số đã báo cáo với Quốc hội.
Hầu hết các doanh nghiệp trong năm 2010 đều gặp khó khăn do lãi suất tăng cao, tốc độ lạm phát lên tới 11,75%, thì các ngân hàng lại có “của ăn của để” và đóng góp đáng kể vào NSNN. Cụ thể, kết thúc năm 2010, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank đạt 21%, góp thêm cho ngân sách 1.392 tỷ đồng; Vietinbank tăng 48%, đóng góp ngân sách 1.080 tỷ đồng; Agribank góp thêm cho ngân sách 814 tỷ đồng…
Ngoài ra, bên cạnh khoản tiền thu từ sử dụng đất (tăng 6.691 tỷ đồng), dù không muốn, ngân sách cũng hưởng lợi từ sự tăng giá của thị trường trong nước và thế giới.
Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, riêng việc tăng giá các sản phẩm hoá dầu trên thị trường thế giới đã tạo điều kiện cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất “hỗ trợ” cho NSNN thêm 1.030 tỷ đồng. Kim ngạch nhập khẩu, trong đó có cả hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng chịu thuế suất cao tăng mạnh như đá quý, kim loại quý và sản phẩm, phương tiện vận tải và phụ tùng… đã đóng góp lớn vào số tăng thu của NSNN năm 2010, trong đó có khoảng 500 tỷ đồng do tăng giá, 800 tỷ đồng do tỷ giá ngoại tệ biến động.
“Tăng thu để có cơ sở tăng chi đầu tư phát triển, giảm bội chi ai cũng mừng, nhưng chất lượng tăng thu không đảm bảo, đặc biệt là tăng thu do tỷ giá tăng là điều cần phải xem lại”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thuận phát biểu khi cho ý kiến vào Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2010 và tình hình triển khai NSNN năm 2011 và cho rằng, số tăng thu của quý 4/2010 nếu quy đổi ra ngoại tệ thì thực chất tăng không nhiều.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, , ông Phùng Quốc Hiển lại cho rằng, thu ngân sách vượt 5-10% thì có thể chấp nhận được do sai số. “Nhưng thu vượt dự toán tới trên 20% thì cần phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng đến chất lượng công tác dự báo, công tác xây dựng dự toán của các bộ, ngành, địa phương. Tồn tại này đã xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng việc khắc phục rất chậm trễ”, ông Hiển phân tích.