- Tham gia
- 21/6/2013
- Bài viết
- 205
Ngoài việc giúp bạn ghi chép, với họa sĩ Tim Jeffs - bút bi có thể làm được nhiều hơn thế.
Chỉ bằng cây bút bi, người họa sĩ Tim Jeffs đã cho ra đời những bức chân dung động vật đẹp đáng kinh ngạc đến từng chi tiết như vậy. Để tạo ra được những bức tranh với sự chân thực đến như vậy, Tim Jeffs đã tỉ mẩn quan sát, vẽ từng chi tiết nhỏ nhất, quan tâm tới mảng sáng tối đối lập vừa đủ để đem đến cho người xem cảm giác về chiều sâu tinh tế.
Người họa sĩ này đã dành ra 12 - 16 giờ miệt mài để vẽ ra những bức tranh độc đáo, chi tiết đến như vậy. Theo anh, mỗi bức vẽ chính là niềm đam mê và luôn thôi thúc anh tìm tòi, khám phá về nó.
Tim Jeffs chia sẻ: "Tôi thích chi tiết, thích sự phức tạp của đối tượng, đối tượng càng chi tiết, tôi càng đam mê hơn. Tôi liên tục tô màu, vẽ và phác thảo. Động vật vô cùng đa dạng và nó luôn hấp dẫn tôi, đem đến cho tôi nhiều sự kinh ngạc. Đây cũng chính là chủ đề yêu thích xuyên suốt sự nghiệp tôi".
Chúng ta cùng đi tìm những thông tin lý thú về chiếc bút bi - dụng cụ vẽ tranh mà Tim Jeffs đã sử dụng để cho ra đời những tác phẩm độc đáo đến vậy.
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi gồm một ống mực đặc, rất nhanh khô khi tiếp xúc với giấy.
Chi tiết quan trọng nhất trong bút bi chính là viên bi lăn dẫn mực ở ngòi bút có đường kính khoảng từ 0,7 - 1mm.
Viên bi này thường được làm bằng đồng thau, thép, hoặc vonfram cacbua có thể xoay được để đưa mực xuống mặt giấy khi ta viết. Nó đóng vai trò là một cái nắp giữ cho mực trong ống không bị khô.
Bút bi được phát minh bởi anh em người Hungary - Lazlo và George Biro vào năm 1938. Khi mới ra đời, chất lượng của bút bi còn hạn chế, vì vậy người dân không mấy ủng hộ loại bút mới này. Tuy nhiên, ý tưởng phát minh ra chiếc bút bi này vẫn tiếp tục được phát triển và trở nên phổ biến trong Thế chiến thứ II.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và giá thành cao hơn.
Ống mực của loại bút bi nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng.
Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Một điểm thú vị là trong Thế chiến thứ II, Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.
Chính bởi bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.
Chỉ bằng cây bút bi, người họa sĩ Tim Jeffs đã cho ra đời những bức chân dung động vật đẹp đáng kinh ngạc đến từng chi tiết như vậy. Để tạo ra được những bức tranh với sự chân thực đến như vậy, Tim Jeffs đã tỉ mẩn quan sát, vẽ từng chi tiết nhỏ nhất, quan tâm tới mảng sáng tối đối lập vừa đủ để đem đến cho người xem cảm giác về chiều sâu tinh tế.
Người họa sĩ này đã dành ra 12 - 16 giờ miệt mài để vẽ ra những bức tranh độc đáo, chi tiết đến như vậy. Theo anh, mỗi bức vẽ chính là niềm đam mê và luôn thôi thúc anh tìm tòi, khám phá về nó.
Tim Jeffs chia sẻ: "Tôi thích chi tiết, thích sự phức tạp của đối tượng, đối tượng càng chi tiết, tôi càng đam mê hơn. Tôi liên tục tô màu, vẽ và phác thảo. Động vật vô cùng đa dạng và nó luôn hấp dẫn tôi, đem đến cho tôi nhiều sự kinh ngạc. Đây cũng chính là chủ đề yêu thích xuyên suốt sự nghiệp tôi".
Chúng ta cùng đi tìm những thông tin lý thú về chiếc bút bi - dụng cụ vẽ tranh mà Tim Jeffs đã sử dụng để cho ra đời những tác phẩm độc đáo đến vậy.
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi gồm một ống mực đặc, rất nhanh khô khi tiếp xúc với giấy.
Chi tiết quan trọng nhất trong bút bi chính là viên bi lăn dẫn mực ở ngòi bút có đường kính khoảng từ 0,7 - 1mm.
Viên bi này thường được làm bằng đồng thau, thép, hoặc vonfram cacbua có thể xoay được để đưa mực xuống mặt giấy khi ta viết. Nó đóng vai trò là một cái nắp giữ cho mực trong ống không bị khô.
Bút bi được phát minh bởi anh em người Hungary - Lazlo và George Biro vào năm 1938. Khi mới ra đời, chất lượng của bút bi còn hạn chế, vì vậy người dân không mấy ủng hộ loại bút mới này. Tuy nhiên, ý tưởng phát minh ra chiếc bút bi này vẫn tiếp tục được phát triển và trở nên phổ biến trong Thế chiến thứ II.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và giá thành cao hơn.
Ống mực của loại bút bi nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng.
Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Một điểm thú vị là trong Thế chiến thứ II, Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.
Chính bởi bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.
(Nguồn tham khảo: Visual New/Wikipedia)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: