- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hàng trăm độc giả đã comment, gửi email để nêu quan điểm, ý kiến và tranh luận nảy lửa về việc có nên quyết định không thi đại học khi sĩ tử không đủ khả năng thi đỗ để bớt gánh nặng cho cha mẹ và xã hội hay không.
Mới đây, ngày 8/7/2013, chúng tôi đăng tải bài viết của độc giả Nguyễn Thanh Bình (quê Nam Định) với tựa đề “Bạn nên bỏ thi Đại học để bớt gánh nặng cho mẹ cha…”. Bài viết là những chia sẻ, quan điểm của bạn Bình với nhiều góc nhìn mới về việc có nên cố thi đại học khi biết mình không đủ khả năng, thi sẽ không thể đỗ và những băn khoăn về việc thí sinh đi thi đại học luôn phải có bố mẹ đưa đón, tháp tùng rất mất công, tốn kém.
Ngay sau khi bài viết trên được đăng tải, hàng trăm comment và email đã được độc giả gửi tới để trao đổi, chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm và tranh luận về việc có nên quyết định không thi đại học khi sĩ tử không đủ khả năng thi đỗ để bớt gánh nặng cho cha mẹ.
Các ý kiến tranh luận chia thành hai luồng rõ rệt: một bên đồng tình và một bên phản đối quan điểm trên.
Nếu biết mình còn kém, thì cần phải cố gắng ôn thi và quyết tâm, chứ không thể "cứ kém thì bỏ thi"
Những ý kiến phản đối việc bỏ thi đại học khi tự xét thấy mình không đủ khả năng tập trung ở nhóm độc giả đang hoặc sắp tham dự các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Các bạn cho rằng, dù có nhiều con đường để lựa chọn khi muốn lập nghiệp, nhưng vào đại học là con đường “ngắn nhất, bằng phẳng nhất” để đến với thành công. Vì vậy, dù có thể không có lực học tốt, nhưng tất cả các học sinh khi tốt nghiệp cấp 3 cũng cần và phải quyết tâm thi để đỗ vào các trường đại học.
Độc giả Lê Minh Tuấn (ở Hà Nội) cho rằng: “Có nhiều con đường dẫn đến thành công nhưng trước khi chưa biết con đường đó là gì thì vẫn cứ nên học Đại học. Hơn nữa, dù có làm nghành ngề gì, bạn vẫn luôn nên có một tấm bằng trong tay, đó gọi là cái nền tảng, nó sẽ đảm bảo cho bạn không bị thất nghiệp một khi biến cố nào đó xảy ra. Trừ khi bạn làm chủ của chính mình thì điều này mới không xảy ra. Có rất nhiều anh chị 2x, thậm chí là 3x đã nhận ra điều đó và họ quay lại trường học ở độ tuổi này, vậy tại sao bạn lại từ bỏ ngay cả khi chưa bắt đầu. Bill Gates, Mark đều là tỷ phú mà không cần phải học Đại học, nhưng trước đó 2 người đều đã thi đỗ vào trường Đại học danh tiếng nhất thế giới”.
Quan điểm này nhận được nhiều nhiều bạn tán thành. Bạn Lan Lan (ở Hà Nội) nêu ý kiến: “Có thể Đại Học không phải là duy nhất, nhưng ở Việt Nam mình, nó lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”.
Còn độc giả Uni In (ở Đà Nẵng) thì nhận định: “Nói thì dễ, làm mới khó. Ở Việt Nam nếu không học Đại học thì khó mà kiếm được việc tốt để đền ơn mẹ cha”.
Ý kiến "nên bỏ thi đại học để bớt gánh nặng cho mẹ cha" đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Trong ảnh là một phụ huynh ngồi một mình chờ con thi đại học với vẻ mặt đầy lo lắng. Ảnh: Dương Linh.
Lý giải cho việc không nên bỏ thi đại học cho dù biết sẽ rất khó để thi đỗ, một số độc giả cho rằng, thi đại học là một cách đền đáp lại công ơn nuôi dạy của cha mẹ, là hành động cần thiết phải làm sau 12 năm đèn sách.
“12 năm trời dốc sức học hành chỉ để chuẩn bị cho cái ngưỡng cửa quan trọng này. Ba mẹ cực nhọc làm sao con không xót. Nhưng vì ba mẹ lo như thế mình cần phải thi và đậu để có một tương lai tốt mà nuôi lại cha mẹ. Đâu thể vì khó khăn nhất thời mà từ bỏ cả tương lai”, độc giả Chuot Cass ở Sóc Trăng nêu quan điểm.
Độc giả Lan Lan ở Hà Nội tiếp tục cho ý kiến: “Con trượt đại học, bố mẹ chắc hẳn sẽ buồn lắm, nhưng việc nhìn thấy con mình từ bỏ khi nó còn chưa chịu cố gắng thì còn đau lòng hơn gấp trăm nghìn lần. Vấn đề không phải là ở việc có năng lực hay không mà là có cố gắng hay không. Cho dù là không đủ năng lực nhưng sự cố gắng đến phút cuối cùng của con cũng chính là niềm vui của bố mẹ rồi”.
Nhiều độc giả tỏ ra không đồng tình với quan điểm nên tự biết lượng sức mình để dừng lại đúng lúc, không cố thi đại học nếu không đủ khả năng. Một độc giả cho rằng: “Không thi thử thì làm sao biết mình không đủ sức” và lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình: “Năm trước, khi thi đại học em cũng không tự tin mình sẽ đỗ nhưng vẫn quyết thi vì nếu có trượt thì sẽ xét xuống cao đẳng hay trung cấp. Nhưng rồi em đã đỗ đại học. Nếu em lo sợ từ đầu mà không thi thì làm sao em vào đại học như bây giờ được”.
Không ít bạn cũng tiếp tục đưa ra lý lẽ cho việc không nên bỏ thi đại học vì bất cứ lý do gì, kể cả xác định trước là thi không thể đỗ.
Độc giả Uni In nêu ý kiến: “Em nghĩ thi đại học là cái mốc để đánh giá năng lực mình tới đâu. Thông qua kết quả thi đại học, nhiều em sẽ hiểu được khả năng của mình và chọn con đường khác nếu không đậu đại học, còn hơn là nằm ở nhà bỏ thi, mơ mộng rằng "nếu mình thi thì đã đỗ rồi, chỉ là không có điều kiện".
Còn bạn Mai Anh (ở TP HCM) thì chia sẻ câu chuyện: “Em mình cũng đã quyết định bỏ thi đại học vì biết mình không đủ khả năng thi đỗ. Nhưng với mình, nó còn quá trẻ, suy nghĩ của nó chưa chín chắn dù đã suy nghĩ rất nhiều nhưng những gì nó suy nghĩ về cuộc sống này khiến mình không yên tâm. Mình vẫn muốn nó được trải qua cuộc thi áp lực đầu đời để biết được mình cũng chỉ là hạt cát nhỏ bé nếu không ngừng vươn lên thì nó sẽ bị cơn gió thổi bay đi mà thôi. Mình muốn nó dùng thời gian thi cử để suy nghĩ thật kỹ về con đường trước mắt, muốn em mình đi thi để tự học hỏi thực trạng mà phấn đấu”.
Những người ủng hộ “nên bỏ thi đại học để bớt gánh nặng cho mẹ cha”
Những ý kiến ủng hộ quan điểm nên không thi đại học khi biết sức mình không thể thi đỗ để bớt gánh nặng cho mẹ cha và xã hội cũng rất đông đảo. Qua cách comment, có thể thấy những độc giả này đa số đều đã từng bước qua độ tuổi thi đại học, đang học đại học hoặc đã đi làm.
Nhận định vào đại học không phải là lựa chọn duy nhất, bắt buộc khi học xong THPT, bạn Đoàn Liên (ở Hà Nội) cho rằng: “Theo mình, 12 năm học không phải chỉ để với mục đích duy nhất là thi đại học mà là để các bạn tiếp thu những hiểu biết cơ bản về giá trị cuộc sống, về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản nhất để con người có thể tồn tại trong xã hội. Thử hỏi nếu bạn không có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 thì không nói đến thi đại học mà việc các bạn xin vào một trường học nghề cũng trở thành vấn đề. Cho nên 12 năm học đó tạo cho ta nhiều cơ hội khác nhau, nhiều con đường cho các bạn lựa chọn, không cứ phải là việc thi đại học. Không thi đại học không có nghĩa là bạn không có con đường nào khác để đi. Không ai có thể bảo rằng không thi đại học là việc sáng suốt, nhưng sáng suốt hơn là việc bạn chọn con đường đi phù hợp với chính mình”.
Ánh mắt lo âu của một người mẹ chờ con thi đại học. Ảnh: Dương Linh.
Bạn đọc Chi Ji (ở Hà Nội) chia sẻ: “Nhìn cảnh phụ huynh đưa các anh chị đi thi, ngồi chờ đợi con mình ngoài cổng trường, tớ đã rớt nước mắt, thấy thương những người làm cha làm mẹ. Bố mẹ dãi nắng dầm mưa, còng lưng kiếm tiền nuôi con ăn học suốt 12 năm, nhưng 12 năm ấy là cho con học làm người, để hiểu biết chứ đâu phải nhất quyết đậu đại học. Tất nhiên, thi đại học cũng có thể để khẳng định bản thân. Đúng là vào đại học là con đường bằng phẳng dẫn đến thành công, nhưng với những người không đủ khả năng thì thành công chưa chắc đã đến. Mà đậu đại học với những người gia đình có điều kiện không nói làm gì nữa, nhưng với những nhà cha mẹ nông dân, lại phải còng lưng kiếm tiền nuôi con ăn học đại học tiếp 4 năm trời. Nếu đủ khả năng tự lập, vừa học vừa kiếm tiền đỡ đần phần nào cho cha mẹ thì bạn hãy bước tiếp”.
Đồng tình với quan điểm nếu không đủ khả năng mà vẫn cố thi đại học sẽ càng làm cha mẹ thêm vất vả, tốn kém, bạn Cô Bé SaKa (ở Hà Nội) cho rằng: “Mình thấy thi đại học hay không cũng không quan trọng. Quan trọng là mình sau này kiếm được cái nghề. Bây giờ đầy các anh chị thủ khoa ra trường phải đi bán trà đá hay tìm một nghề nào khác mà không phải chuyên môn mình đã học. Đã cảm thấy mình không đủ sức thi đại học thì có thể đi học nghề. Chứ nếu thấy bạn bè thi mình cũng thi, coi việc thi là một phong trào thì còn làm tốn kém thời gian, tiền bạc của bố mẹ hơn. Mình biết mỗi lần thi thế này, nhiều gia đình còn phải chạy vạy, bán trâu bán bò cho con đi thi mà không phải ai thi cũng đỗ”.
“Nhiều bạn bảo như thế là từ bỏ, bố mẹ còn rầu lòng hơn, nhưng phải nói một sự thật ở đây: Các bạn gia đình có điều kiện, có thể chu cấp cho con ăn học để năm sau thi lại. Còn ở quê thì sao? Mỗi lần lên thành phố thi là mất mấy triệu chi phí, lại còn ăn ở sinh hoạt. Nếu biết trước mình không đủ khả năng thì đừng thi làm gì cho phí tiền của bố mẹ”, Cô Bé SaKa phân tích.
Các bạn cũng đưa ra nhiều phân tích, dẫn chứng về những tác hại, hậu quả của việc cố sống cố chết thi đại học dù biết không đủ khả năng gây ra để củng cố quan điểm của mình.
Bạn Nguyễn Yi (ở TP HCM) cho rằng: “Nhiều bạn bảo "thi đại học chỉ có 2 ngày thì có gì ảnh hưởng, tốn kém”. Hai ngày mà bạn nói đối vài người thì đúng là chẳng ảnh hưởng gì to tát. Nhưng đây là hàng triệu người, thưa bạn là hàng triệu không phải đùa bạn nhé, sẽ kéo theo những hệ luỵ về kinh tế, lao động, an toàn giao thông và nhiều thứ khác nữa”.
Nhiều bạn đọc cũng đưa ra những cảnh báo nêu cứ quyết sống chết quyết phải chọn bằng được con đường vào đại học.
Bạn Nguyễn Văn Việt (ở Hà Nội) nhận định: “Đâu cứ phải đại học là mới kiếm ra tiền nhanh đâu. Nếu toàn đại học thì ai làm công nhân và thợ kỹ thuật. Mấy người học đại học tốp dưới ra chắc gì đã xin được việc như mấy anh em học trung cấp hoặc nghề ra trường có tay nghề. Xác định rõ cho đỡ tốn tiền, tốn thời gian, và biết sức mình đến đâu”.
Đồng tình với ý kiến trên, bạn Bin Bin (ở Hà Nội) cho rằng: “Thi đại học đã khó rồi, học xong ra trường mới phải đối mặt nhiều thứ hơn. Vì mình biết có rất nhiều người học xong đại học mà chẳng có chữ nào trong đầu và ra trường phải khó khăn chật vật lắm mới xin được việc. Thậm chí có nhiều người phải cất bằng Đại học đi làm công nhân đấy”.
“Những ai đã trải qua ít nhất 22 năm đèn sách, cầm cái bằng đại học của một trường thuộc dạng top trên rồi ra trường vật lộn, vật vã xin việc, để rồi chỗ đứng vẫn cứ bấp bênh. Thực ra thì chính bố mẹ chúng ta cũng đang đi vào ngõ cụt vì không biết làm gì cho con mình vì chính bản thân bố mẹ chúng ta cũng đang vật lộn với cuộc sống. Thật sự thì những bạn chưa có nhiều trải nghiệm về cuộc sống hãy cứ trải nghiệm đi, sau khi đến gần 30 tuổi hãy quay đầu nhìn lại rồi bàn tiếp (hy vọng khi đó thời cuộc đã thay đổi)”, bạn Loandt ở Hà Nội chia sẻ.
Mới đây, ngày 8/7/2013, chúng tôi đăng tải bài viết của độc giả Nguyễn Thanh Bình (quê Nam Định) với tựa đề “Bạn nên bỏ thi Đại học để bớt gánh nặng cho mẹ cha…”. Bài viết là những chia sẻ, quan điểm của bạn Bình với nhiều góc nhìn mới về việc có nên cố thi đại học khi biết mình không đủ khả năng, thi sẽ không thể đỗ và những băn khoăn về việc thí sinh đi thi đại học luôn phải có bố mẹ đưa đón, tháp tùng rất mất công, tốn kém.
Ngay sau khi bài viết trên được đăng tải, hàng trăm comment và email đã được độc giả gửi tới để trao đổi, chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm và tranh luận về việc có nên quyết định không thi đại học khi sĩ tử không đủ khả năng thi đỗ để bớt gánh nặng cho cha mẹ.
Các ý kiến tranh luận chia thành hai luồng rõ rệt: một bên đồng tình và một bên phản đối quan điểm trên.
Nếu biết mình còn kém, thì cần phải cố gắng ôn thi và quyết tâm, chứ không thể "cứ kém thì bỏ thi"
Những ý kiến phản đối việc bỏ thi đại học khi tự xét thấy mình không đủ khả năng tập trung ở nhóm độc giả đang hoặc sắp tham dự các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Các bạn cho rằng, dù có nhiều con đường để lựa chọn khi muốn lập nghiệp, nhưng vào đại học là con đường “ngắn nhất, bằng phẳng nhất” để đến với thành công. Vì vậy, dù có thể không có lực học tốt, nhưng tất cả các học sinh khi tốt nghiệp cấp 3 cũng cần và phải quyết tâm thi để đỗ vào các trường đại học.
Độc giả Lê Minh Tuấn (ở Hà Nội) cho rằng: “Có nhiều con đường dẫn đến thành công nhưng trước khi chưa biết con đường đó là gì thì vẫn cứ nên học Đại học. Hơn nữa, dù có làm nghành ngề gì, bạn vẫn luôn nên có một tấm bằng trong tay, đó gọi là cái nền tảng, nó sẽ đảm bảo cho bạn không bị thất nghiệp một khi biến cố nào đó xảy ra. Trừ khi bạn làm chủ của chính mình thì điều này mới không xảy ra. Có rất nhiều anh chị 2x, thậm chí là 3x đã nhận ra điều đó và họ quay lại trường học ở độ tuổi này, vậy tại sao bạn lại từ bỏ ngay cả khi chưa bắt đầu. Bill Gates, Mark đều là tỷ phú mà không cần phải học Đại học, nhưng trước đó 2 người đều đã thi đỗ vào trường Đại học danh tiếng nhất thế giới”.
Quan điểm này nhận được nhiều nhiều bạn tán thành. Bạn Lan Lan (ở Hà Nội) nêu ý kiến: “Có thể Đại Học không phải là duy nhất, nhưng ở Việt Nam mình, nó lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”.
Còn độc giả Uni In (ở Đà Nẵng) thì nhận định: “Nói thì dễ, làm mới khó. Ở Việt Nam nếu không học Đại học thì khó mà kiếm được việc tốt để đền ơn mẹ cha”.
Ý kiến "nên bỏ thi đại học để bớt gánh nặng cho mẹ cha" đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Trong ảnh là một phụ huynh ngồi một mình chờ con thi đại học với vẻ mặt đầy lo lắng. Ảnh: Dương Linh.
Lý giải cho việc không nên bỏ thi đại học cho dù biết sẽ rất khó để thi đỗ, một số độc giả cho rằng, thi đại học là một cách đền đáp lại công ơn nuôi dạy của cha mẹ, là hành động cần thiết phải làm sau 12 năm đèn sách.
“12 năm trời dốc sức học hành chỉ để chuẩn bị cho cái ngưỡng cửa quan trọng này. Ba mẹ cực nhọc làm sao con không xót. Nhưng vì ba mẹ lo như thế mình cần phải thi và đậu để có một tương lai tốt mà nuôi lại cha mẹ. Đâu thể vì khó khăn nhất thời mà từ bỏ cả tương lai”, độc giả Chuot Cass ở Sóc Trăng nêu quan điểm.
Độc giả Lan Lan ở Hà Nội tiếp tục cho ý kiến: “Con trượt đại học, bố mẹ chắc hẳn sẽ buồn lắm, nhưng việc nhìn thấy con mình từ bỏ khi nó còn chưa chịu cố gắng thì còn đau lòng hơn gấp trăm nghìn lần. Vấn đề không phải là ở việc có năng lực hay không mà là có cố gắng hay không. Cho dù là không đủ năng lực nhưng sự cố gắng đến phút cuối cùng của con cũng chính là niềm vui của bố mẹ rồi”.
Nhiều độc giả tỏ ra không đồng tình với quan điểm nên tự biết lượng sức mình để dừng lại đúng lúc, không cố thi đại học nếu không đủ khả năng. Một độc giả cho rằng: “Không thi thử thì làm sao biết mình không đủ sức” và lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình: “Năm trước, khi thi đại học em cũng không tự tin mình sẽ đỗ nhưng vẫn quyết thi vì nếu có trượt thì sẽ xét xuống cao đẳng hay trung cấp. Nhưng rồi em đã đỗ đại học. Nếu em lo sợ từ đầu mà không thi thì làm sao em vào đại học như bây giờ được”.
Không ít bạn cũng tiếp tục đưa ra lý lẽ cho việc không nên bỏ thi đại học vì bất cứ lý do gì, kể cả xác định trước là thi không thể đỗ.
Độc giả Uni In nêu ý kiến: “Em nghĩ thi đại học là cái mốc để đánh giá năng lực mình tới đâu. Thông qua kết quả thi đại học, nhiều em sẽ hiểu được khả năng của mình và chọn con đường khác nếu không đậu đại học, còn hơn là nằm ở nhà bỏ thi, mơ mộng rằng "nếu mình thi thì đã đỗ rồi, chỉ là không có điều kiện".
Còn bạn Mai Anh (ở TP HCM) thì chia sẻ câu chuyện: “Em mình cũng đã quyết định bỏ thi đại học vì biết mình không đủ khả năng thi đỗ. Nhưng với mình, nó còn quá trẻ, suy nghĩ của nó chưa chín chắn dù đã suy nghĩ rất nhiều nhưng những gì nó suy nghĩ về cuộc sống này khiến mình không yên tâm. Mình vẫn muốn nó được trải qua cuộc thi áp lực đầu đời để biết được mình cũng chỉ là hạt cát nhỏ bé nếu không ngừng vươn lên thì nó sẽ bị cơn gió thổi bay đi mà thôi. Mình muốn nó dùng thời gian thi cử để suy nghĩ thật kỹ về con đường trước mắt, muốn em mình đi thi để tự học hỏi thực trạng mà phấn đấu”.
Những người ủng hộ “nên bỏ thi đại học để bớt gánh nặng cho mẹ cha”
Những ý kiến ủng hộ quan điểm nên không thi đại học khi biết sức mình không thể thi đỗ để bớt gánh nặng cho mẹ cha và xã hội cũng rất đông đảo. Qua cách comment, có thể thấy những độc giả này đa số đều đã từng bước qua độ tuổi thi đại học, đang học đại học hoặc đã đi làm.
Nhận định vào đại học không phải là lựa chọn duy nhất, bắt buộc khi học xong THPT, bạn Đoàn Liên (ở Hà Nội) cho rằng: “Theo mình, 12 năm học không phải chỉ để với mục đích duy nhất là thi đại học mà là để các bạn tiếp thu những hiểu biết cơ bản về giá trị cuộc sống, về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản nhất để con người có thể tồn tại trong xã hội. Thử hỏi nếu bạn không có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 thì không nói đến thi đại học mà việc các bạn xin vào một trường học nghề cũng trở thành vấn đề. Cho nên 12 năm học đó tạo cho ta nhiều cơ hội khác nhau, nhiều con đường cho các bạn lựa chọn, không cứ phải là việc thi đại học. Không thi đại học không có nghĩa là bạn không có con đường nào khác để đi. Không ai có thể bảo rằng không thi đại học là việc sáng suốt, nhưng sáng suốt hơn là việc bạn chọn con đường đi phù hợp với chính mình”.
Ánh mắt lo âu của một người mẹ chờ con thi đại học. Ảnh: Dương Linh.
Đồng tình với quan điểm nếu không đủ khả năng mà vẫn cố thi đại học sẽ càng làm cha mẹ thêm vất vả, tốn kém, bạn Cô Bé SaKa (ở Hà Nội) cho rằng: “Mình thấy thi đại học hay không cũng không quan trọng. Quan trọng là mình sau này kiếm được cái nghề. Bây giờ đầy các anh chị thủ khoa ra trường phải đi bán trà đá hay tìm một nghề nào khác mà không phải chuyên môn mình đã học. Đã cảm thấy mình không đủ sức thi đại học thì có thể đi học nghề. Chứ nếu thấy bạn bè thi mình cũng thi, coi việc thi là một phong trào thì còn làm tốn kém thời gian, tiền bạc của bố mẹ hơn. Mình biết mỗi lần thi thế này, nhiều gia đình còn phải chạy vạy, bán trâu bán bò cho con đi thi mà không phải ai thi cũng đỗ”.
“Nhiều bạn bảo như thế là từ bỏ, bố mẹ còn rầu lòng hơn, nhưng phải nói một sự thật ở đây: Các bạn gia đình có điều kiện, có thể chu cấp cho con ăn học để năm sau thi lại. Còn ở quê thì sao? Mỗi lần lên thành phố thi là mất mấy triệu chi phí, lại còn ăn ở sinh hoạt. Nếu biết trước mình không đủ khả năng thì đừng thi làm gì cho phí tiền của bố mẹ”, Cô Bé SaKa phân tích.
Các bạn cũng đưa ra nhiều phân tích, dẫn chứng về những tác hại, hậu quả của việc cố sống cố chết thi đại học dù biết không đủ khả năng gây ra để củng cố quan điểm của mình.
Bạn Nguyễn Yi (ở TP HCM) cho rằng: “Nhiều bạn bảo "thi đại học chỉ có 2 ngày thì có gì ảnh hưởng, tốn kém”. Hai ngày mà bạn nói đối vài người thì đúng là chẳng ảnh hưởng gì to tát. Nhưng đây là hàng triệu người, thưa bạn là hàng triệu không phải đùa bạn nhé, sẽ kéo theo những hệ luỵ về kinh tế, lao động, an toàn giao thông và nhiều thứ khác nữa”.
Nhiều bạn đọc cũng đưa ra những cảnh báo nêu cứ quyết sống chết quyết phải chọn bằng được con đường vào đại học.
Bạn Nguyễn Văn Việt (ở Hà Nội) nhận định: “Đâu cứ phải đại học là mới kiếm ra tiền nhanh đâu. Nếu toàn đại học thì ai làm công nhân và thợ kỹ thuật. Mấy người học đại học tốp dưới ra chắc gì đã xin được việc như mấy anh em học trung cấp hoặc nghề ra trường có tay nghề. Xác định rõ cho đỡ tốn tiền, tốn thời gian, và biết sức mình đến đâu”.
Đồng tình với ý kiến trên, bạn Bin Bin (ở Hà Nội) cho rằng: “Thi đại học đã khó rồi, học xong ra trường mới phải đối mặt nhiều thứ hơn. Vì mình biết có rất nhiều người học xong đại học mà chẳng có chữ nào trong đầu và ra trường phải khó khăn chật vật lắm mới xin được việc. Thậm chí có nhiều người phải cất bằng Đại học đi làm công nhân đấy”.
“Những ai đã trải qua ít nhất 22 năm đèn sách, cầm cái bằng đại học của một trường thuộc dạng top trên rồi ra trường vật lộn, vật vã xin việc, để rồi chỗ đứng vẫn cứ bấp bênh. Thực ra thì chính bố mẹ chúng ta cũng đang đi vào ngõ cụt vì không biết làm gì cho con mình vì chính bản thân bố mẹ chúng ta cũng đang vật lộn với cuộc sống. Thật sự thì những bạn chưa có nhiều trải nghiệm về cuộc sống hãy cứ trải nghiệm đi, sau khi đến gần 30 tuổi hãy quay đầu nhìn lại rồi bàn tiếp (hy vọng khi đó thời cuộc đã thay đổi)”, bạn Loandt ở Hà Nội chia sẻ.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: