- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Em gọi điện cho tôi, giọng bùi ngùi: Em chỉ được 16 điểm thôi chị ạ. Nếu em không đến được giảng đường thì sao hả chị?
Trường em thi chưa công bố điểm chuẩn, Bộ cũng chưa công bố điểm sàn nên em hoang mang không biết liệu mình có đỗ hay không? Không phải chờ đến khi em thông báo, tôi mới biết điểm của em. Mà tôi đã biết ngay khi trường em công bố điểm. 16 điểm, số điểm không cao, không thấp nhưng chông chênh giữa hai bờ đỗ-trượt. Cũng từng ở trong cái cảnh “ngồi trên lửa” ngóng tin nên tôi hiểu và đồng cảm với nỗi lo lắng của em nhiều lắm.
Nếu em không đến được giảng đường thì sao? Câu hỏi của em cứ đeo bám tôi suốt mấy ngày hôm nay.
Em không muốn quay về quê lam lũ với ruộng vườn, lấy chồng, sinh con, rồi lại gánh lên vai mình những vất vả, thiệt thòi như mẹ em và rất nhiều người phụ nữ ở quê đã từng chịu đựng. Em muốn thay đổi cuộc sống của bản thân mình và cũng là thay đổi một lối mòn trong suy nghĩ của không ít người dân quê em: Con gái là con người ta…học lắm làm gì cho tốn tiền của cha mẹ.
Em muốn chứng minh một điều rằng con gái nhờ học hành đến nơi đến chốn nên cũng làm được khối việc lớn như con trai, chí ít cũng là tự kiếm sống để nuôi bản thân không uổng phí những đồng tiền mà bố mẹ đã đầu tư nuôi ăn học.
Em cũng không muốn vào Sài Gòn làm công nhân như những đứa con gái ở quê em. Làm ngày làm đêm, vắt sức mình trong phân xưởng để hằng tháng có ít tiền chắt bóp gửi về cho cha mẹ và rồi mấy năm sau trở về với thân hình gầy xác ve khiến bố mẹ phải lo con mình không biết có tìm được một người đàn ông để lấy làm chồng.
Tôi cũng phần nào hiểu được những nỗi trăn trở của em. Nhưng em gái ạ, liệu em có đếm được hết trên trái đất này có bao nhiêu con đường? Nhiều vô kể phải không em. Vậy thì con đường vào đời cũng phong phú và đa dạng như vậy đó. Không ai không muốn chọn cho mình một cuộc sống an nhàn, sung sướng nhưng hoàn cảnh buộc người ta phải chấp nhận. Và có thể khi con đường phía trước là bóng tối nhưng khi rẽ sang con đường khác ta sẽ nhìn thấy ánh sáng.
Vậy thì em đừng quá nặng nề việc có đến được giảng đường hay không? Nếu em đỗ đại học nghĩa là giấc mơ của em đã được toại nguyện nhưng nếu trên con đường đến giảng đường không có những bước chân của em, em cũng đừng vội bi quan và chán nản, em hãy nhìn sang những con đường khác, ở đó có thể em sẽ thấy lối mở cho mình . Điều quan trọng là em phải biết chấp nhận và biết tìm cách “giải thoát” cho mình để không rơi vào bế tắc.
Cố gắng để theo đuổi mục đích lớn của đời mình là rất đáng nhưng nếu cố gắng để theo đuổi một điều mà mình biết chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được thì sự cố gắng đó là lãng phí và vô ích.
Em gái ạ, nếu em không đến được giảng đường vẫn sẽ còn những con đường khác dành cho em!
Trường em thi chưa công bố điểm chuẩn, Bộ cũng chưa công bố điểm sàn nên em hoang mang không biết liệu mình có đỗ hay không? Không phải chờ đến khi em thông báo, tôi mới biết điểm của em. Mà tôi đã biết ngay khi trường em công bố điểm. 16 điểm, số điểm không cao, không thấp nhưng chông chênh giữa hai bờ đỗ-trượt. Cũng từng ở trong cái cảnh “ngồi trên lửa” ngóng tin nên tôi hiểu và đồng cảm với nỗi lo lắng của em nhiều lắm.
Nếu em không đến được giảng đường thì sao? Câu hỏi của em cứ đeo bám tôi suốt mấy ngày hôm nay.
Em không muốn quay về quê lam lũ với ruộng vườn, lấy chồng, sinh con, rồi lại gánh lên vai mình những vất vả, thiệt thòi như mẹ em và rất nhiều người phụ nữ ở quê đã từng chịu đựng. Em muốn thay đổi cuộc sống của bản thân mình và cũng là thay đổi một lối mòn trong suy nghĩ của không ít người dân quê em: Con gái là con người ta…học lắm làm gì cho tốn tiền của cha mẹ.
Em muốn chứng minh một điều rằng con gái nhờ học hành đến nơi đến chốn nên cũng làm được khối việc lớn như con trai, chí ít cũng là tự kiếm sống để nuôi bản thân không uổng phí những đồng tiền mà bố mẹ đã đầu tư nuôi ăn học.
Em cũng không muốn vào Sài Gòn làm công nhân như những đứa con gái ở quê em. Làm ngày làm đêm, vắt sức mình trong phân xưởng để hằng tháng có ít tiền chắt bóp gửi về cho cha mẹ và rồi mấy năm sau trở về với thân hình gầy xác ve khiến bố mẹ phải lo con mình không biết có tìm được một người đàn ông để lấy làm chồng.
Tôi cũng phần nào hiểu được những nỗi trăn trở của em. Nhưng em gái ạ, liệu em có đếm được hết trên trái đất này có bao nhiêu con đường? Nhiều vô kể phải không em. Vậy thì con đường vào đời cũng phong phú và đa dạng như vậy đó. Không ai không muốn chọn cho mình một cuộc sống an nhàn, sung sướng nhưng hoàn cảnh buộc người ta phải chấp nhận. Và có thể khi con đường phía trước là bóng tối nhưng khi rẽ sang con đường khác ta sẽ nhìn thấy ánh sáng.
Vậy thì em đừng quá nặng nề việc có đến được giảng đường hay không? Nếu em đỗ đại học nghĩa là giấc mơ của em đã được toại nguyện nhưng nếu trên con đường đến giảng đường không có những bước chân của em, em cũng đừng vội bi quan và chán nản, em hãy nhìn sang những con đường khác, ở đó có thể em sẽ thấy lối mở cho mình . Điều quan trọng là em phải biết chấp nhận và biết tìm cách “giải thoát” cho mình để không rơi vào bế tắc.
Cố gắng để theo đuổi mục đích lớn của đời mình là rất đáng nhưng nếu cố gắng để theo đuổi một điều mà mình biết chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được thì sự cố gắng đó là lãng phí và vô ích.
Em gái ạ, nếu em không đến được giảng đường vẫn sẽ còn những con đường khác dành cho em!
Bùi Thu Hoàn
Mực Tím
Mực Tím