- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Những bạn chuẩn bị thi đại học lần 2 có nhiều lợi thế hơn học sinh cuối cấp, vì bạn đã quen với không khí phòng thi và có nền tảng kiến thức vững chắc hơn.Thời điểm
Có thể bạn nghĩ…
Nhưng bạn nên…
Trước khi thi
Học càng nhiều càng tốt. Càng học nhiều và làm nhiều dạng bài tập mới có thể “cạnh tranh” với học sinh cuối cấp.
Học kĩ những kiến thức căn bản trong sách giáo khoa nữa. Có thể bạn giải được nhiều dạng đề khó nhưng lại không biết làm theo những bước căn bản nhất. Đề thi đại học có khoảng 70% kiến thức trong sách giáo khoa.
Đã thi lần 2 thì phải chọn trường nào nằm trong “top” và ngành nào “thời thượng” nhất, vậy mới xứng đáng.
Nên chọn ngành mà bạn thật sự đam mê để không phải nuối tiếc. Vì nếu chọn theo phong trào cũng sẽ đến lúc bạn muốn học lại, nhưng biết đâu bạn không thể chọn lựa nữa vì thời gian không cho phép.
Trong khi thi
“Môn đầu tiên đã làm không như mong đợi. Chắc là những môn sau cũng vậy” - và bạn bắt đầu lơ là, không tập trung ôn luyện nữa.
Dù kết quả có ra sao đi nữa, bạn cũng cần cố gắng hết sức. Vì có khi điểm của bạn sẽ tốt hơn bạn mong đợi, chỉ là do bạn căng thẳng quá mức nên không đoán được chính xác số điểm của mình.
Chỉ cần trình bày ngắn gọn là đủ, miễn đúng đáp án.
Rất nhiều bạn đã quên đi cách trình bày thời phổ thông nên thường trình bày “ẩu” theo thói quen. Điều này rất có hại. Khi bạn trình bày từng bước, bạn sẽ có điểm từng thành phần. Bạn trình bày quá ngắn gọn, nếu sai đáp án cũng bị mất hết điểm.
Sau kì thi
Dẹp hết những kế hoạch đã vạch ra trước đó, chỉ nằm nhà chờ kết quả trong sự lo lắng, hồi hộp.
Dù sao thì bạn cũng đã thi xong, hãy tự thưởng cho mình bằng cách trải nghiệm (đi du lịch, tìm việc part-time) hay vì suốt ngày ngồi nhà.
Nếu rớt nữa thì năm sau thi đại học lại tiếp vậy.
Đại học không phải là con đường duy nhất. Bạn không thể quá phí phạm thời gian để tiếp tục điệp khúc ôn tập - thi lại. Hãy nộp nguyện vọng 2 vào 1 trường đại học khác, hoặc học cao đẳng, sau đó liên thông.
Có thể bạn nghĩ…
Nhưng bạn nên…
Trước khi thi
Học càng nhiều càng tốt. Càng học nhiều và làm nhiều dạng bài tập mới có thể “cạnh tranh” với học sinh cuối cấp.
Học kĩ những kiến thức căn bản trong sách giáo khoa nữa. Có thể bạn giải được nhiều dạng đề khó nhưng lại không biết làm theo những bước căn bản nhất. Đề thi đại học có khoảng 70% kiến thức trong sách giáo khoa.
Đã thi lần 2 thì phải chọn trường nào nằm trong “top” và ngành nào “thời thượng” nhất, vậy mới xứng đáng.
Nên chọn ngành mà bạn thật sự đam mê để không phải nuối tiếc. Vì nếu chọn theo phong trào cũng sẽ đến lúc bạn muốn học lại, nhưng biết đâu bạn không thể chọn lựa nữa vì thời gian không cho phép.
“Môn đầu tiên đã làm không như mong đợi. Chắc là những môn sau cũng vậy” - và bạn bắt đầu lơ là, không tập trung ôn luyện nữa.
Dù kết quả có ra sao đi nữa, bạn cũng cần cố gắng hết sức. Vì có khi điểm của bạn sẽ tốt hơn bạn mong đợi, chỉ là do bạn căng thẳng quá mức nên không đoán được chính xác số điểm của mình.
Chỉ cần trình bày ngắn gọn là đủ, miễn đúng đáp án.
Rất nhiều bạn đã quên đi cách trình bày thời phổ thông nên thường trình bày “ẩu” theo thói quen. Điều này rất có hại. Khi bạn trình bày từng bước, bạn sẽ có điểm từng thành phần. Bạn trình bày quá ngắn gọn, nếu sai đáp án cũng bị mất hết điểm.
Sau kì thi
Dẹp hết những kế hoạch đã vạch ra trước đó, chỉ nằm nhà chờ kết quả trong sự lo lắng, hồi hộp.
Dù sao thì bạn cũng đã thi xong, hãy tự thưởng cho mình bằng cách trải nghiệm (đi du lịch, tìm việc part-time) hay vì suốt ngày ngồi nhà.
Nếu rớt nữa thì năm sau thi đại học lại tiếp vậy.
Đại học không phải là con đường duy nhất. Bạn không thể quá phí phạm thời gian để tiếp tục điệp khúc ôn tập - thi lại. Hãy nộp nguyện vọng 2 vào 1 trường đại học khác, hoặc học cao đẳng, sau đó liên thông.