- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Dailyinfo - Trong tiết thu nhẹ nhàng, riêng có của Hà Nội, hình ảnh của các thiếu nữ Hà Thành xưa e ấp, duyên dáng lại trở về trong ký ức đẹp của những trái tim gắn bó với thủ đô.
Từ những chiếc yếm giản dị, duyên dáng
Những chiếc yếm giản dị, duyên dángTừ thời xưa, người phụ nữ Hà Nội đã biết làm đẹp với những chiếc yếm. Mỗi thời kỳ chiếc yếm đều có sự biến đổi khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ thời đó. Ngay từ thời Lý, chiếc yếm đã được định hình, đến năm 1696, đàn bà lao động thì mặc yếm cổ xây (là miếng vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn làm cổ yếm) còn phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám.
Yếm đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tây học” Lê Phổ - Cát Tường phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảng phất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thuở nào. Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội xưa đã đi cả vào trong thơ ca, trong tranh dân gian mà đặc trưng nhất là những bức tranh “Tố nữ” của các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống với hình ảnh các thiếu nữ mang nét đẹp vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển cũng rất tinh tế, đài các nơi phồn hoa đô thị.
Với những cô gái kỹ tính thường tự đi mua tơ tằm về may yếm. Việc này đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Các cô gái Hà Thành cũng rất giỏi may vá. Ngày đó, hầu hết quần áo đều khâu vá bằng tay, nhà nào sang thì có máy khâu. Mỗi đường kim mũi chỉ không chỉ thể hiện sự cần cù, chịu thương, chịu khó mà còn thể hiện sự sáng tạo trong thẩm mỹ về thời trang của các thiếu nữ Hà Thành.
Tà áo dài thướt tha, uyển chuyển
Những chiếc yếm một thời dần nhường chỗ cho các trang phục cách tân khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ thủ đô là những tà áo dài. Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam - duyên dáng và đằm thắm không thể trộn lẫn. Đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thủ đô đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ.
Áo dài cổ lệch một thời được các cô gái Hà Thành ưu chuộng
Kiểu áo dài cách tân của các nữ sinh Hà Nội trong thời chiến.
Đến cách làm đẹp thanh nhã
Bên cạnh trang phục, sự thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện ở nón mũ đội đầu. Đẹp nhất là nón làng Chuông, nhưng bộ quai thao làm duyên cho nón lại được làng Triều Khúc dệt. Vì thế, có câu ca: "Hà Nội thì tết quai tua - Có hai con bướm đậu vừa xung quanh".
Về mùa đông, vẻ duyên dáng của nam thanh nữ tú còn được tô điểm thêm các loại khăn đội đầu hay quấn cổ. Có khi là khăn nhiễu hay khăn nhung có thêm một đoạn độn tóc bằng vải để vấn quanh đầu. Sau này, các thiếu nữ Hà Nội thường có chiếc khăn san mỏng quấn hờ quanh cổ để làm đẹp nhiều hơn là để ấm.
Rồi đến những năm 20 của thế kỷ 20, khi son phấn của các lái buôn Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vào nước ta thì người con gái Hà Nội nhất là những cô gái ở khu phố cổ, đông đúc, sầm uất như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Tràng Tiền đã bắt đầu ưa chuộng son phấn. Phụ nữ Hà Nội biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son mờ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong khăn mùi xoa hoặc dưới mang tai, có món tóc mềm phủ lên, để chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa, đủ khiêu khích một cách mơ hồ chứ không quá nồng, quá hắc.
Đôi lông mày cũng được các cô gái Hà thành chú ý, họ thường tự sửa lông mày cho nhau. Lông mày bán nguyệt, nét ngang và lông mày mây khói được ngưỡng mộ hơn cả. Năm 1932, tại nhà đấu xảo nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị có cuộc thi “Sắc đẹp Hà thành” (lúc đó không được dùng các từ như Hoa khôi, Hoa hậu vì những từ đó phải dành cho vợ vua) nhằm tôn vinh nét đẹp của người thiếu nữ Hà Nội xưa.
Nét đẹp của người con gái Hà Nội xưa không chỉ thể hiện trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng mà nó thể hiện cả trong ý thức làm đẹp vì mình và vì mọi người xung quanh. Có thể bà mẹ lớn tuổi, bước đi khoan thai, không gõ guốc cồm cộp, không kéo lê đôi dép quèn quẹt, ngay gót chân đã nhăn nheo cũng không bao giờ chịu để lem luốc đất cát. Tà áo chỉ là vải thường cũng phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo, nhất là sạch sẽ. Lâu nay ít người mặc áo vá, hoạ chăng mặc trong nhà, còn ra đường, nét tề chỉnh là đặc trưng cho phụ nữ Hà Nội. Sang mà không loè loẹt, đẹp mà không lố lăng.
Ngay trong thời chiến gian khổ, họ vẫn giữ được những nét đẹp riêng có ấy của mình. Và có lẽ mái tóc của các cô gái Hà Nội thời này là điểm tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của nhiều người. Kiểu tóc của phụ nữ Hà Nội trong thời chiến thường tạo lọn xoăn, hoặc bới cao... vừa gọn gàng, thoải mái để chiến đấu mà vẫn rất nữ tính, duyên dáng. Vẻ đẹp bên ngoài càng được tôn lên bởi nét đẹp trong tinh thần, đó là sự kiên cường, chịu đựng và sẵn sàng xả thân vì hòa bình, độc lập của tổ quốc.
Và cho đến bây giờ trong một Hà Nội hội tụ người từ khắp phương, người ta vẫn có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội. Nhà văn Băng Sơn đã nhận định: "Người Hà Nội được ví với bông hoa nhài. Phụ Nữ Hà Nội chắc chắn vẫn là bông hoa đẹp để Hà Nội tự hào về họ chứ không xấu hổ vì họ."
Từ những chiếc yếm giản dị, duyên dáng
Những chiếc yếm giản dị, duyên dáng
Yếm đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tây học” Lê Phổ - Cát Tường phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảng phất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thuở nào. Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội xưa đã đi cả vào trong thơ ca, trong tranh dân gian mà đặc trưng nhất là những bức tranh “Tố nữ” của các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống với hình ảnh các thiếu nữ mang nét đẹp vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển cũng rất tinh tế, đài các nơi phồn hoa đô thị.
Với những cô gái kỹ tính thường tự đi mua tơ tằm về may yếm. Việc này đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Các cô gái Hà Thành cũng rất giỏi may vá. Ngày đó, hầu hết quần áo đều khâu vá bằng tay, nhà nào sang thì có máy khâu. Mỗi đường kim mũi chỉ không chỉ thể hiện sự cần cù, chịu thương, chịu khó mà còn thể hiện sự sáng tạo trong thẩm mỹ về thời trang của các thiếu nữ Hà Thành.
Tà áo dài thướt tha, uyển chuyển
Những chiếc yếm một thời dần nhường chỗ cho các trang phục cách tân khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ thủ đô là những tà áo dài. Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam - duyên dáng và đằm thắm không thể trộn lẫn. Đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thủ đô đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ.
Áo dài cổ lệch một thời được các cô gái Hà Thành ưu chuộng
Kiểu áo dài cách tân của các nữ sinh Hà Nội trong thời chiến.
Bên cạnh trang phục, sự thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện ở nón mũ đội đầu. Đẹp nhất là nón làng Chuông, nhưng bộ quai thao làm duyên cho nón lại được làng Triều Khúc dệt. Vì thế, có câu ca: "Hà Nội thì tết quai tua - Có hai con bướm đậu vừa xung quanh".
Về mùa đông, vẻ duyên dáng của nam thanh nữ tú còn được tô điểm thêm các loại khăn đội đầu hay quấn cổ. Có khi là khăn nhiễu hay khăn nhung có thêm một đoạn độn tóc bằng vải để vấn quanh đầu. Sau này, các thiếu nữ Hà Nội thường có chiếc khăn san mỏng quấn hờ quanh cổ để làm đẹp nhiều hơn là để ấm.
Rồi đến những năm 20 của thế kỷ 20, khi son phấn của các lái buôn Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vào nước ta thì người con gái Hà Nội nhất là những cô gái ở khu phố cổ, đông đúc, sầm uất như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Tràng Tiền đã bắt đầu ưa chuộng son phấn. Phụ nữ Hà Nội biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son mờ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong khăn mùi xoa hoặc dưới mang tai, có món tóc mềm phủ lên, để chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa, đủ khiêu khích một cách mơ hồ chứ không quá nồng, quá hắc.
Đôi lông mày cũng được các cô gái Hà thành chú ý, họ thường tự sửa lông mày cho nhau. Lông mày bán nguyệt, nét ngang và lông mày mây khói được ngưỡng mộ hơn cả. Năm 1932, tại nhà đấu xảo nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị có cuộc thi “Sắc đẹp Hà thành” (lúc đó không được dùng các từ như Hoa khôi, Hoa hậu vì những từ đó phải dành cho vợ vua) nhằm tôn vinh nét đẹp của người thiếu nữ Hà Nội xưa.
Nét đẹp của người con gái Hà Nội xưa không chỉ thể hiện trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng mà nó thể hiện cả trong ý thức làm đẹp vì mình và vì mọi người xung quanh. Có thể bà mẹ lớn tuổi, bước đi khoan thai, không gõ guốc cồm cộp, không kéo lê đôi dép quèn quẹt, ngay gót chân đã nhăn nheo cũng không bao giờ chịu để lem luốc đất cát. Tà áo chỉ là vải thường cũng phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo, nhất là sạch sẽ. Lâu nay ít người mặc áo vá, hoạ chăng mặc trong nhà, còn ra đường, nét tề chỉnh là đặc trưng cho phụ nữ Hà Nội. Sang mà không loè loẹt, đẹp mà không lố lăng.
Và cho đến bây giờ trong một Hà Nội hội tụ người từ khắp phương, người ta vẫn có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội. Nhà văn Băng Sơn đã nhận định: "Người Hà Nội được ví với bông hoa nhài. Phụ Nữ Hà Nội chắc chắn vẫn là bông hoa đẹp để Hà Nội tự hào về họ chứ không xấu hổ vì họ."
LH (tổng hợp)