- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Trước hết, các cụ nhà ta đã bảo là có học có khôn; nên ở đời học được thêm cái gì là bổ thêm cái đấy. Vấn đề chỉ còn là cái gì cũng có chi phí cơ hội và cũng có thời điểm của nó. Việc bạn quyết định học cao học khi 23 tuổi khác với khi 30 và càng khác khi 40. Mỗi thời điểm, mỗi đặc điểm, mỗi tham vọng đều có thể dẫn tới quyết định nên hay không nên.
1. Sai lầm phổ biến
Một người có năng lực là người có thể hoàn thành các công việc được giao với chất lượng cao. Năng lực được đo đếm bởi 3 yếu tố:
Ta thấy một thực tế là số năm kinh nghiệm không đồng nghĩa với việc tăng tiến của 3 yếu tố trên. Nếu như nhà tuyển dụng có thể đo đếm được 3 yếu tố một cách chính xác thì họ sẽ không đòi hỏi ứng viên phải có nhiều năm kinh nghiệm nữa.
Mỗi người là tập hợp của 3 yếu tố ở các cấp độ khác nhau. Yếu tố Thái độ có tác dụng tại giai đoạn bắt đầu, những lúc khó khăn. Kiến thức và Kỹ năng đóng vai trò quyết định cho hiệu quả của công việc.
Nhưng một người chưa bao giờ lái xe (kinh nghiệm) liệu có kỹ năng lái xe không? Tất nhiên là không, cùng lắm anh ta chỉ có kiến thức về ô tô. Ngược lại, nếu như một người lái xe chỉ chăm chăm vào lái xe mà không tìm hiểu kiến thức về ô tô thì mãi mãi anh chỉ là người lái xe; khi có hỏng hóc thì tới garage. Một người có kỹ năng, kiến thức lái xe nhưng anh ta không thích lái xe thì năng lực anh ta có chẳng để làm gì.
Chúng ta có các sai lầm phổ biến sau:
Sai lầm trong trường hợp này là thường ta chỉ cố gắng vừa đủ để hoàn thành công việc ở mức trung bình. Không cố gắng kết quả về sau càng ngày càng tốt hơn mà chỉ áp dụng những hiểu biết của lần làm cũ làm ra kết quả như cũ.
Khi cố gắng làm tốt hơn một công việc cũ người làm sẽ phải tìm hiểu các kiến thức xung quanh công việc đó, suy nghĩ cách làm mới,… do vậy họ sẽ mở mang tri thức hơn.
Kiến thức là một bể vô tận, có dành cả đời cũng không học hết được. Mũi khoan có đầu nhọn nên nó mới xuyên được gỗ, đất,.. nếu tiết diện mũi khoan lớn thì chẳng khoan được cái gì.
Ở thái cực ngược lại, chúng ta cũng mắc sai lầm là chỉ cố gắng thu lượm kiến thức từ công việc thực tế trong khi có rất nhiều thứ người ta đã viết thành sách. Điều này khiến chúng ta va phải các sai lầm mà những người khác đã gặp phải và cố gắng tìm giải pháp cho những vấn đề đã có giải pháp.
Tôi nhận thấy thực ra chúng ta rất hiếm khi ở tình huống là năng lực cao hơn so với đòi hỏi công việc. Vì khi năng lực cao hơn ta sẽ được giao nhiều công việc khó khăn hơn khiến ta phải luôn ở trong trạng thái nỗ lực để có thể hoàn thành.
Nhưng ngay cả với một công việc cụ thể chúng ta thấy là nó cũng khó dần lên chứ chưa bàn tới việc thêm công việc mới khó hơn. Ví dụ trước đây một nhân viên môi giới nhà đất hoàn thành một hợp đồng dễ dàng hơn rất nhiều so với hiện nay. Nếu loại trừ yếu tố do suy thoái thì ta thấy là do khách hàng ngày càng hiểu biết hơn và số người môi giới ngày càng đông hơn.
Sai lầm ở đây là ta chủ quan nghĩ rằng công việc nó vẫn luôn luôn là như thế và vì vậy không cố gắng gia tăng năng lực của mình, điều này làm cho chất lượng công việc ngày một giảm dần tới mức không thể chấp nhận.
2. Học cao học là gì?
Theo phân cấp thì người học xong trình độ Trung cấp, Cao đẳng có khả năng làm việc mà người khác giao; một công việc cụ thể rõ ràng từng bước; trả lời câu hỏi là “làm thế nào?”
Người học xong đại học trả lời được câu hỏi “làm gì?”. Cử nhân, kỹ sư có khả năng tự tổ chức công việc của mình, người quản lý chỉ cần giao mục tiêu mà không cần phải nêu rõ các bước cụ thể.
Người học xong trình độ Thạc sĩ trả lời được câu hỏi “Tại sao?”. Tại sao nên làm việc này, tại sao nên làm việc kia. Theo lý thuyết thì người đạt trình độ này có khả năng tổ chức quản lý công việc của người khác.Người đạt trình độ tiến sỹ thì hiểu nguyên lý vận động của sự vật hiện tượng; có thể dự đoán một việc gì sẽ xảy ra hay không thể xảy ra. Vì vậy, họ có thể đảm nhận chức vụ dẫn dắt doanh nghiệp.
Một người trải nghiệm có thể đánh giá trình độ của một người thông qua cách anh ta đánh giá về một hiện tượng sự việc. Vì vậy người ta bảo là không nên đưa ra các đánh giá, khẳng định nếu như trình độ của mình thấp và không muốn ai nhận ra.
Như vậy là trình độ học vấn có gắn liền với chức vụ; chức vụ thì gắn với thu nhập vì vậy mà xét về lý thuyết thì thu nhập sẽ cao hơn khi học vấn cao hơn.
Đó là lý thuyết, còn thực tế Cao học là để tích lũy kiến thức chứ không phải kỹ năng. Kỹ năng có được là do làm một công việc cụ thể mà không phải ngồi ở giảng đường nghe giảng là có kỹ năng.
Nếu một người đã có kỹ năng nhưng anh ta không hiểu sâu về nó, không hiểu quy luật vận động thì việc học sẽ giúp anh ta bổ sung kiến thức còn trống khiến cho năng lực tăng tiến thấy rõ. Vì vậy mà yêu cầu của học cao học trước đây là phải có một số năm kinh nghiệm nhất định thì mới được học. Ngày nay do thiếu hụt nguồn cung mà các trường tự hạ tiêu chuẩn đầu vào giống như ngân hàng cho vay dưới chuẩn vậy.
3. Từ biết tới muốn thực hiện
Tại sao bạn lại muốn làm việc gì đó? ví dụ tại sao bạn lại muốn có một cái ô tô; tại sao bạn lại muốn đi học lái xe? Vì nó giúp giải quyết một nhu cầu nào đó của chúng ta. Nhu cầu đó có thể hiện hữu ngay như việc có ô tô sẽ giúp cho việc đi lại; nhu cầu có thể là kỳ vọng của người ta về việc sẽ dùng nó trong tương lai một lúc nào đó giống như học lái xe.
Người ta muốn học cao học khi người ta muốn được thăng chức, muốn thu nhập cao hơn, muốn tiếp thu tri thức của nhân loại nhiều hơn. Những nhu cầu này hoàn toàn chính đáng và hợp lý.
Nếu như nhu cầu của bạn hiện hữu giống như việc đi lại thì việc học sẽ giúp ích ngay nhưng nếu như nhu cầu của bạn là kỳ vọng lúc nào đó trong tương lai thì cần phải xem xét lại vì kiến thức thay đổi rất nhanh, nếu bạn không ứng dụng và phát triển ngay cái đang học thì bạn sẽ quên ngay những thứ đã học.
4. Cái giá phải trả
Chúng ta phải chấp nhận một chi phí gọi là chi phí cơ hội khi quyết định học hay không học.
Chi phí cơ hội của việc quyết định học
Khi học chúng ta sẽ phải dành thời gian và tâm sức cho việc học ít nhất 2 năm. Việc tập trung vào việc học sẽ khiến bạn không tìm được một công việc nào có triển vọng cả nếu như bạn đang thất nghiệp, bạn cũng khó thăng tiến hay kiếm được tiền trong giai đoạn này khi mà công sức bạn dành cho làm việc không tập trung được như trước.
Nếu vừa ra trường và quyết định học ngay rất không nên, vì kiếm việc làm là ưu tiên hàng đầu khi mới ra trường. Giai đoạn vài năm sau ra trường là giai đoạn của tích lũy kỹ năng chứ không phải là tích lũy thêm kiến thức.
Tìm việc giai đoạn mới ra trường khó gấp rất nhiều lần so với việc sau 3 năm nên nếu không dành nguồn lực đủ thì ta không thể kiếm việc được.
Biểu đồ dưới thể hiện chu kỳ công việc của bạn. Khi mới bắt đầu nhận việc chúng ta phải rất nỗ lực vì cái gì cũng mới với chúng ta. Lúc này người quản lý giao cho bạn ít việc hơn chuẩn của vị trí đó nhưng cũng khiến bạn tướt mồ hôi rồi.
Cùng với thời gian năng suất của bạn tăng dần nhờ vào đường cong kinh nghiệm. Cùng lúc đó thì khối lượng công việc cũng tăng theo nhưng việc tăng của khối lượng công việc không sát với năng lực đảm nhận công việc tăng dần của bạn.
Tuy nhiên khoảng lệch này diễn ra không lâu vì khối lượng cv thì luôn có xu hướng tăng trong khi năng suất lao động của bạn lúc đầu thì tăng nhanh dần đều nhưng khi tới B thì việc tăng bắt đầu chậm lại. Tới một lúc nào đó bạn sẽ tới điểm C khi mà khối lượng việc phải làm bằng với năng lực.
Như vậy lý tưởng là bạn để việc học trong khoảng thời gian xung quanh điểm B. Lúc này bạn có thời gian rảnh, thêm việc học không làm ảnh hưởng tới chất lượng và khối lượng công việc bạn đang làm.
Nếu bạn bắt đầu trước A hoặc sau C thì đều không ổn cả vì ngay cả khi chưa học gì bạn cũng đã còn không đù thời gian.
Chi phí cơ hội của việc quyết định không học
Chúng ta phải hiểu là việc học giống như là một dự án đầu tư. Chi phí trước mắt bạn sẽ phải bỏ ra nhưng bạn sẽ thu lợi trong tương lai.
Không học có rủi ro là sẽ không tăng được thu nhập ở dài hạn. Dù sao học cao học cũng sẽ khiến bạn trả lời được câu hỏi “Tại sao phải làm việc A mà không phải làm việc B?”. Điều này giúp cho năng suất lao động của bạn tăng lên nhanh hơn so với việc bạn không học.
Nếu như đơn vị tuyển dụng đặt điều kiện về bằng cấp thì bạn sẽ có cơ hội hơn những người khác.
Vấn đề lớn hiện nay là trong con mắt nhà tuyển dụng thì Thạc sĩ hay Tiến sỹ không gắn liền với chất lượng nhân lực. Nhiều khả năng bạn còn bị trừ điểm nếu như bạn có bằng cấp. Trong thực tế thì việc dạy trình độ này cũng có nhiều vấn đề nên không thực sự mang lại kết quả theo trình độ quy ước. Như vậy cả thực chất và hình thức thì bằng thạc sỹ hiện nay không thực sự cuốn hút.
Việc học rất đa dạng, bạn có thể theo nhiều cách khác nhau để đạt được mục tiêu tri thức. Việc học thạc sỹ cũng chỉ là một trong những cách. Tôi cho rằng nếu như bạn đang có cơ hội trong chu kỳ công việc của mình (xung quanh điểm B) thì nên đi học; còn nếu không thì không nên cho đến khi có đủ điều kiện.
1. Sai lầm phổ biến
Một người có năng lực là người có thể hoàn thành các công việc được giao với chất lượng cao. Năng lực được đo đếm bởi 3 yếu tố:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ
Ta thấy một thực tế là số năm kinh nghiệm không đồng nghĩa với việc tăng tiến của 3 yếu tố trên. Nếu như nhà tuyển dụng có thể đo đếm được 3 yếu tố một cách chính xác thì họ sẽ không đòi hỏi ứng viên phải có nhiều năm kinh nghiệm nữa.
Mỗi người là tập hợp của 3 yếu tố ở các cấp độ khác nhau. Yếu tố Thái độ có tác dụng tại giai đoạn bắt đầu, những lúc khó khăn. Kiến thức và Kỹ năng đóng vai trò quyết định cho hiệu quả của công việc.
Nhưng một người chưa bao giờ lái xe (kinh nghiệm) liệu có kỹ năng lái xe không? Tất nhiên là không, cùng lắm anh ta chỉ có kiến thức về ô tô. Ngược lại, nếu như một người lái xe chỉ chăm chăm vào lái xe mà không tìm hiểu kiến thức về ô tô thì mãi mãi anh chỉ là người lái xe; khi có hỏng hóc thì tới garage. Một người có kỹ năng, kiến thức lái xe nhưng anh ta không thích lái xe thì năng lực anh ta có chẳng để làm gì.
Chúng ta có các sai lầm phổ biến sau:
- Giao việc thì làm
Sai lầm trong trường hợp này là thường ta chỉ cố gắng vừa đủ để hoàn thành công việc ở mức trung bình. Không cố gắng kết quả về sau càng ngày càng tốt hơn mà chỉ áp dụng những hiểu biết của lần làm cũ làm ra kết quả như cũ.
Khi cố gắng làm tốt hơn một công việc cũ người làm sẽ phải tìm hiểu các kiến thức xung quanh công việc đó, suy nghĩ cách làm mới,… do vậy họ sẽ mở mang tri thức hơn.
- Nặng về hàn lâm
Kiến thức là một bể vô tận, có dành cả đời cũng không học hết được. Mũi khoan có đầu nhọn nên nó mới xuyên được gỗ, đất,.. nếu tiết diện mũi khoan lớn thì chẳng khoan được cái gì.
Ở thái cực ngược lại, chúng ta cũng mắc sai lầm là chỉ cố gắng thu lượm kiến thức từ công việc thực tế trong khi có rất nhiều thứ người ta đã viết thành sách. Điều này khiến chúng ta va phải các sai lầm mà những người khác đã gặp phải và cố gắng tìm giải pháp cho những vấn đề đã có giải pháp.
- Chỉ có thái độ tốt
- Nghĩ đơn giản về yêu cầu của công việc
Tôi nhận thấy thực ra chúng ta rất hiếm khi ở tình huống là năng lực cao hơn so với đòi hỏi công việc. Vì khi năng lực cao hơn ta sẽ được giao nhiều công việc khó khăn hơn khiến ta phải luôn ở trong trạng thái nỗ lực để có thể hoàn thành.
Nhưng ngay cả với một công việc cụ thể chúng ta thấy là nó cũng khó dần lên chứ chưa bàn tới việc thêm công việc mới khó hơn. Ví dụ trước đây một nhân viên môi giới nhà đất hoàn thành một hợp đồng dễ dàng hơn rất nhiều so với hiện nay. Nếu loại trừ yếu tố do suy thoái thì ta thấy là do khách hàng ngày càng hiểu biết hơn và số người môi giới ngày càng đông hơn.
Sai lầm ở đây là ta chủ quan nghĩ rằng công việc nó vẫn luôn luôn là như thế và vì vậy không cố gắng gia tăng năng lực của mình, điều này làm cho chất lượng công việc ngày một giảm dần tới mức không thể chấp nhận.
2. Học cao học là gì?
Theo phân cấp thì người học xong trình độ Trung cấp, Cao đẳng có khả năng làm việc mà người khác giao; một công việc cụ thể rõ ràng từng bước; trả lời câu hỏi là “làm thế nào?”
Người học xong đại học trả lời được câu hỏi “làm gì?”. Cử nhân, kỹ sư có khả năng tự tổ chức công việc của mình, người quản lý chỉ cần giao mục tiêu mà không cần phải nêu rõ các bước cụ thể.
Người học xong trình độ Thạc sĩ trả lời được câu hỏi “Tại sao?”. Tại sao nên làm việc này, tại sao nên làm việc kia. Theo lý thuyết thì người đạt trình độ này có khả năng tổ chức quản lý công việc của người khác.Người đạt trình độ tiến sỹ thì hiểu nguyên lý vận động của sự vật hiện tượng; có thể dự đoán một việc gì sẽ xảy ra hay không thể xảy ra. Vì vậy, họ có thể đảm nhận chức vụ dẫn dắt doanh nghiệp.
Một người trải nghiệm có thể đánh giá trình độ của một người thông qua cách anh ta đánh giá về một hiện tượng sự việc. Vì vậy người ta bảo là không nên đưa ra các đánh giá, khẳng định nếu như trình độ của mình thấp và không muốn ai nhận ra.
Như vậy là trình độ học vấn có gắn liền với chức vụ; chức vụ thì gắn với thu nhập vì vậy mà xét về lý thuyết thì thu nhập sẽ cao hơn khi học vấn cao hơn.
Đó là lý thuyết, còn thực tế Cao học là để tích lũy kiến thức chứ không phải kỹ năng. Kỹ năng có được là do làm một công việc cụ thể mà không phải ngồi ở giảng đường nghe giảng là có kỹ năng.
Nếu một người đã có kỹ năng nhưng anh ta không hiểu sâu về nó, không hiểu quy luật vận động thì việc học sẽ giúp anh ta bổ sung kiến thức còn trống khiến cho năng lực tăng tiến thấy rõ. Vì vậy mà yêu cầu của học cao học trước đây là phải có một số năm kinh nghiệm nhất định thì mới được học. Ngày nay do thiếu hụt nguồn cung mà các trường tự hạ tiêu chuẩn đầu vào giống như ngân hàng cho vay dưới chuẩn vậy.
3. Từ biết tới muốn thực hiện
Tại sao bạn lại muốn làm việc gì đó? ví dụ tại sao bạn lại muốn có một cái ô tô; tại sao bạn lại muốn đi học lái xe? Vì nó giúp giải quyết một nhu cầu nào đó của chúng ta. Nhu cầu đó có thể hiện hữu ngay như việc có ô tô sẽ giúp cho việc đi lại; nhu cầu có thể là kỳ vọng của người ta về việc sẽ dùng nó trong tương lai một lúc nào đó giống như học lái xe.
Người ta muốn học cao học khi người ta muốn được thăng chức, muốn thu nhập cao hơn, muốn tiếp thu tri thức của nhân loại nhiều hơn. Những nhu cầu này hoàn toàn chính đáng và hợp lý.
Nếu như nhu cầu của bạn hiện hữu giống như việc đi lại thì việc học sẽ giúp ích ngay nhưng nếu như nhu cầu của bạn là kỳ vọng lúc nào đó trong tương lai thì cần phải xem xét lại vì kiến thức thay đổi rất nhanh, nếu bạn không ứng dụng và phát triển ngay cái đang học thì bạn sẽ quên ngay những thứ đã học.
4. Cái giá phải trả
Chúng ta phải chấp nhận một chi phí gọi là chi phí cơ hội khi quyết định học hay không học.
Chi phí cơ hội của việc quyết định học
Khi học chúng ta sẽ phải dành thời gian và tâm sức cho việc học ít nhất 2 năm. Việc tập trung vào việc học sẽ khiến bạn không tìm được một công việc nào có triển vọng cả nếu như bạn đang thất nghiệp, bạn cũng khó thăng tiến hay kiếm được tiền trong giai đoạn này khi mà công sức bạn dành cho làm việc không tập trung được như trước.
Nếu vừa ra trường và quyết định học ngay rất không nên, vì kiếm việc làm là ưu tiên hàng đầu khi mới ra trường. Giai đoạn vài năm sau ra trường là giai đoạn của tích lũy kỹ năng chứ không phải là tích lũy thêm kiến thức.
Tìm việc giai đoạn mới ra trường khó gấp rất nhiều lần so với việc sau 3 năm nên nếu không dành nguồn lực đủ thì ta không thể kiếm việc được.
Biểu đồ dưới thể hiện chu kỳ công việc của bạn. Khi mới bắt đầu nhận việc chúng ta phải rất nỗ lực vì cái gì cũng mới với chúng ta. Lúc này người quản lý giao cho bạn ít việc hơn chuẩn của vị trí đó nhưng cũng khiến bạn tướt mồ hôi rồi.
Cùng với thời gian năng suất của bạn tăng dần nhờ vào đường cong kinh nghiệm. Cùng lúc đó thì khối lượng công việc cũng tăng theo nhưng việc tăng của khối lượng công việc không sát với năng lực đảm nhận công việc tăng dần của bạn.
Tuy nhiên khoảng lệch này diễn ra không lâu vì khối lượng cv thì luôn có xu hướng tăng trong khi năng suất lao động của bạn lúc đầu thì tăng nhanh dần đều nhưng khi tới B thì việc tăng bắt đầu chậm lại. Tới một lúc nào đó bạn sẽ tới điểm C khi mà khối lượng việc phải làm bằng với năng lực.
Như vậy lý tưởng là bạn để việc học trong khoảng thời gian xung quanh điểm B. Lúc này bạn có thời gian rảnh, thêm việc học không làm ảnh hưởng tới chất lượng và khối lượng công việc bạn đang làm.
Nếu bạn bắt đầu trước A hoặc sau C thì đều không ổn cả vì ngay cả khi chưa học gì bạn cũng đã còn không đù thời gian.
Chi phí cơ hội của việc quyết định không học
Chúng ta phải hiểu là việc học giống như là một dự án đầu tư. Chi phí trước mắt bạn sẽ phải bỏ ra nhưng bạn sẽ thu lợi trong tương lai.
Không học có rủi ro là sẽ không tăng được thu nhập ở dài hạn. Dù sao học cao học cũng sẽ khiến bạn trả lời được câu hỏi “Tại sao phải làm việc A mà không phải làm việc B?”. Điều này giúp cho năng suất lao động của bạn tăng lên nhanh hơn so với việc bạn không học.
Nếu như đơn vị tuyển dụng đặt điều kiện về bằng cấp thì bạn sẽ có cơ hội hơn những người khác.
Vấn đề lớn hiện nay là trong con mắt nhà tuyển dụng thì Thạc sĩ hay Tiến sỹ không gắn liền với chất lượng nhân lực. Nhiều khả năng bạn còn bị trừ điểm nếu như bạn có bằng cấp. Trong thực tế thì việc dạy trình độ này cũng có nhiều vấn đề nên không thực sự mang lại kết quả theo trình độ quy ước. Như vậy cả thực chất và hình thức thì bằng thạc sỹ hiện nay không thực sự cuốn hút.
Việc học rất đa dạng, bạn có thể theo nhiều cách khác nhau để đạt được mục tiêu tri thức. Việc học thạc sỹ cũng chỉ là một trong những cách. Tôi cho rằng nếu như bạn đang có cơ hội trong chu kỳ công việc của mình (xung quanh điểm B) thì nên đi học; còn nếu không thì không nên cho đến khi có đủ điều kiện.
Theo chienluocsong.com