- Tham gia
- 24/6/2010
- Bài viết
- 590
Bạn thường có cảm giác mơ hồ khi online và không biết khi nào nên tin tuyệt đối, khi nào nên tin nửa vời? Không chỉ riêng bạn mà gần như mọi người đều muốn kiểm chứng sự thật khi lên mạng. “Thông tin này đúng bao nhiêu phần trăm?”
Để tránh việc cả nghi, lo lắng vô căn cứ, bạn hãy đặt niềm tin tuyệt đối là 100%, và sự mất niềm tin là 0%. Với thước đo này, bạn hãy “chia niềm tin” như sau (nên đọc kĩ để tránh những thông tin sai lệch):
Gần 100%: Khi chat với gia đình, bạn bè thân, trạng thái Facebook, email có nội dung cụ thể…
Khi chat với người thân, họ không thể nói những thông tin cá nhân hay những công việc thường nhật sai lệch (vì có mối quan hệ và vị trí nhất định). Trong trường hợp này, việc “thông tin qua mạng” chỉ thêm thuận lợi chứ không nảy sinh quá nhiều vấn đề. Bởi bên cạnh việc trao đổi trong thế giới ảo, bạn còn tương tác với họ ngoài đời thực, từ đó các thông tin luôn được kiểm chứng liên tục. Do vậy, sự lừa dối thường hiếm xảy ra.
Các trạng thái, suy nghĩ trên Facebook luôn được cập nhật… Các câu “status” đa phần đều phản ánh tâm trạng thật của chủ nhân vì sẽ có những người thân “like” hoặc vào bình luận, không thể nói sai lệch sự thật. Có chăng, những cảm xúc có thể “cường điệu hóa” lên một chút mà thôi. Bạn chỉ nên nghi ngờ khi họ ghi trên tường FB rằng: “Đã có người yêu”, trong khi những người thân xung quanh họ bảo rằng: “Làm gì có!”
Riêng các email từ những nguồn tin cậy và được người gửi thông báo trước khi bạn nhận được thì bạn hãy yên tâm rằng những nội dung trong đó có thể tin tưởng. Đừng vì những nội dung email từ các forum, trang web, thư rác nước ngoài… mà tỏ ra ngờ vực thái quá khi không dám mở email của cậu bạn thân thì… hơi bảo thủ đấy.
Khoảng 75%: Blog, các tờ báo uy tín, status trên YM…
Tại nhật kí mở, chủ nhân thường muốn chia sẻ những suy nghĩ, tâm sự của mình để mọi người cùng vào bình luận. Tất nhiên, vì là “nhật kí mở” nên nhiều điều họ nói là thật, đồng thời vẫn có một số chi tiết được “ngụy trang” hoặc “thêm bớt” (càng đông lượt vào, nhật kí càng mang tính chất cộng đồng, nên cách viết cũng chỉ để phục vụ “quần chúng”). Hơn nữa, các suy nghĩ của blogger đều là những suy nghĩ chủ quan, đôi khi phải biết sáng suốt để lọc lựa những phần tốt và loại bỏ những quan điểm thiếu tích cực.
Các tờ báo online được đông đảo độc giả quý mến, có những thông tin bổ ích (nếu có xuất bản thêm báo giấy càng tốt) thì bạn nên đặt ¾ niềm tin vào các tờ báo này, bởi mục đích của báo chí là thông tin đến độc giả, riêng với các tờ báo chất lượng, họ đặt độc giả lên hàng đầu nên không có chuyện “thông tin hoàn toàn sai sự thật”.
Những dòng status trên YM của những người mà bạn biết được thông tin ngoài đời thật, nếu không có những điều kiện khác tác động, thì những trạng thái cảm xúc của họ là thật, và đơn giản, họ “treo” chỉ để người khác thấy và chia sẻ, đồng cảm.
50:50: Các diễn đàn
Trên các forum, thường thông tin hay bị “nhiễu” và rất ảo. Bạn không thể biết được những gì họ nói là thật hay không, vì tính chất của các forum thường là “tranh cãi” - cố bảo vệ quan điểm của mình bằng được mà không cần biết điều đó đúng hay sai. Một thành viên có thể có nhiều nick và có thể nhiều thành viên xài chung một nick. Những gì họ kể, những việc họ chứng kiến, cả những lí lẽ “vĩ đại” - có thể họ chỉ “chém gió” mà thôi. Diễn đàn càng đông, càng không nên đặt quá nhiều niềm tin…
Các tờ báo lá cải, đặc biệt là chuyên mục “đời tư của sao” và mục “tâm sự”, bạn không nên dành nhiều thời gian cho các chuyên mục này, vì đôi khi các thông tin đã bị bóp méo và sự thật giảm còn một nửa. Đừng tỏ ra trắc ẩn khi đọc vài dòng tâm sự nào đó liên quan đến một câu chuyện tình cảm phức tạp, hay như chuyện đời tư của sao (chỉ có người trong cuộc) mới biết được bản chất sự việc.
Trên dưới 25%: Game online, chat trong room lớn…
Trên Game online, các chatroom lớn có quy mô trên cả nước hoặc quốc tế, thường là những nơi nguy hiểm và rất dễ lừa đảo. Chỉ cần sơ suất, hoặc đặt niềm tin không đúng chỗ, rất dễ xảy ra những hậu quả đau buồn. Thậm chí bạn không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả tại những nơi này. Đã có rất nhiều vụ mua bán đồ ảo trên game online nhưng rồi “tiền mất tật mang”. Các chatroom lớn thường là nơi “không nên lui vào” vì đầy đủ thành phần, thậm chí ta không thể lường trước được thủ đoạn của những người đang nói chuyện qua màn hình với ta. Họ là ai, làm gì, bao nhiêu tuổi, ở đâu…, bạn có chắc là họ nói thật?
Tất nhiên, các “định lượng” này chỉ mang tính tương đối trong điều kiện bình thường (xã giao, nói chuyện…) và không gặp tác động bởi các mục đích khác. Và dù cho có tỉ lệ niềm tin cụ thể đi chăng nữa, mà chính bản thân bạn không tạo được niềm tin, cũng như không thể tin được người khác, thì sự định hướng là vô nghĩa.
Để tránh việc cả nghi, lo lắng vô căn cứ, bạn hãy đặt niềm tin tuyệt đối là 100%, và sự mất niềm tin là 0%. Với thước đo này, bạn hãy “chia niềm tin” như sau (nên đọc kĩ để tránh những thông tin sai lệch):
Gần 100%: Khi chat với gia đình, bạn bè thân, trạng thái Facebook, email có nội dung cụ thể…
Khi chat với người thân, họ không thể nói những thông tin cá nhân hay những công việc thường nhật sai lệch (vì có mối quan hệ và vị trí nhất định). Trong trường hợp này, việc “thông tin qua mạng” chỉ thêm thuận lợi chứ không nảy sinh quá nhiều vấn đề. Bởi bên cạnh việc trao đổi trong thế giới ảo, bạn còn tương tác với họ ngoài đời thực, từ đó các thông tin luôn được kiểm chứng liên tục. Do vậy, sự lừa dối thường hiếm xảy ra.
Các trạng thái, suy nghĩ trên Facebook luôn được cập nhật… Các câu “status” đa phần đều phản ánh tâm trạng thật của chủ nhân vì sẽ có những người thân “like” hoặc vào bình luận, không thể nói sai lệch sự thật. Có chăng, những cảm xúc có thể “cường điệu hóa” lên một chút mà thôi. Bạn chỉ nên nghi ngờ khi họ ghi trên tường FB rằng: “Đã có người yêu”, trong khi những người thân xung quanh họ bảo rằng: “Làm gì có!”
Riêng các email từ những nguồn tin cậy và được người gửi thông báo trước khi bạn nhận được thì bạn hãy yên tâm rằng những nội dung trong đó có thể tin tưởng. Đừng vì những nội dung email từ các forum, trang web, thư rác nước ngoài… mà tỏ ra ngờ vực thái quá khi không dám mở email của cậu bạn thân thì… hơi bảo thủ đấy.
Khoảng 75%: Blog, các tờ báo uy tín, status trên YM…
Tại nhật kí mở, chủ nhân thường muốn chia sẻ những suy nghĩ, tâm sự của mình để mọi người cùng vào bình luận. Tất nhiên, vì là “nhật kí mở” nên nhiều điều họ nói là thật, đồng thời vẫn có một số chi tiết được “ngụy trang” hoặc “thêm bớt” (càng đông lượt vào, nhật kí càng mang tính chất cộng đồng, nên cách viết cũng chỉ để phục vụ “quần chúng”). Hơn nữa, các suy nghĩ của blogger đều là những suy nghĩ chủ quan, đôi khi phải biết sáng suốt để lọc lựa những phần tốt và loại bỏ những quan điểm thiếu tích cực.
Các tờ báo online được đông đảo độc giả quý mến, có những thông tin bổ ích (nếu có xuất bản thêm báo giấy càng tốt) thì bạn nên đặt ¾ niềm tin vào các tờ báo này, bởi mục đích của báo chí là thông tin đến độc giả, riêng với các tờ báo chất lượng, họ đặt độc giả lên hàng đầu nên không có chuyện “thông tin hoàn toàn sai sự thật”.
Những dòng status trên YM của những người mà bạn biết được thông tin ngoài đời thật, nếu không có những điều kiện khác tác động, thì những trạng thái cảm xúc của họ là thật, và đơn giản, họ “treo” chỉ để người khác thấy và chia sẻ, đồng cảm.
50:50: Các diễn đàn
Trên các forum, thường thông tin hay bị “nhiễu” và rất ảo. Bạn không thể biết được những gì họ nói là thật hay không, vì tính chất của các forum thường là “tranh cãi” - cố bảo vệ quan điểm của mình bằng được mà không cần biết điều đó đúng hay sai. Một thành viên có thể có nhiều nick và có thể nhiều thành viên xài chung một nick. Những gì họ kể, những việc họ chứng kiến, cả những lí lẽ “vĩ đại” - có thể họ chỉ “chém gió” mà thôi. Diễn đàn càng đông, càng không nên đặt quá nhiều niềm tin…
Các tờ báo lá cải, đặc biệt là chuyên mục “đời tư của sao” và mục “tâm sự”, bạn không nên dành nhiều thời gian cho các chuyên mục này, vì đôi khi các thông tin đã bị bóp méo và sự thật giảm còn một nửa. Đừng tỏ ra trắc ẩn khi đọc vài dòng tâm sự nào đó liên quan đến một câu chuyện tình cảm phức tạp, hay như chuyện đời tư của sao (chỉ có người trong cuộc) mới biết được bản chất sự việc.
Trên dưới 25%: Game online, chat trong room lớn…
Trên Game online, các chatroom lớn có quy mô trên cả nước hoặc quốc tế, thường là những nơi nguy hiểm và rất dễ lừa đảo. Chỉ cần sơ suất, hoặc đặt niềm tin không đúng chỗ, rất dễ xảy ra những hậu quả đau buồn. Thậm chí bạn không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả tại những nơi này. Đã có rất nhiều vụ mua bán đồ ảo trên game online nhưng rồi “tiền mất tật mang”. Các chatroom lớn thường là nơi “không nên lui vào” vì đầy đủ thành phần, thậm chí ta không thể lường trước được thủ đoạn của những người đang nói chuyện qua màn hình với ta. Họ là ai, làm gì, bao nhiêu tuổi, ở đâu…, bạn có chắc là họ nói thật?
Tất nhiên, các “định lượng” này chỉ mang tính tương đối trong điều kiện bình thường (xã giao, nói chuyện…) và không gặp tác động bởi các mục đích khác. Và dù cho có tỉ lệ niềm tin cụ thể đi chăng nữa, mà chính bản thân bạn không tạo được niềm tin, cũng như không thể tin được người khác, thì sự định hướng là vô nghĩa.
Theo Mực Tím