Nên đăng ký thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

hotrotinviet

Thành viên
Tham gia
2/3/2019
Bài viết
1
Quyết định giữa việc thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh là một quyết định quan trọng đối với những người khởi nghiệp và doanh nhân. Mỗi loại hình kinh doanh mang đến những ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, quy mô, và đặc điểm cá nhân của chủ sở hữu. Để trả lời câu hỏi Nên thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh, bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích ưu và nhược điểm của cả hai loại hình kinh doanh, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan và hỗ trợ những người đang đứng trước quyết định quan trọng này.

5W8A3782%20(1)(1).jpg



Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có mô tả về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ)
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của mộ cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại (Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.

Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì chủ hộ kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cả tài sản không được đầu tư vào hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên trong phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải dùng tài sản riêng của để trả nợ và có trách nhiệm liên đới với nhau.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh.

Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.
Lưu ý:
Người nước ngoài và người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không được thành lập hộ kinh doanh.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không cấm bị kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc sự phát triển của kinh tế- xã hội và được pháp luật quy định.

Điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Loại hình “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.

Thủ tục thành lập, đăng kí hộ kinh doanh
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền về đăng kí hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng lí kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh để trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận giấy Chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh.

Công ty là gì?

Nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm: “ Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lí nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó”. Ở Việt Nam, chưa có một khái niệm cụ thể nào quy định vụ thể về công ty. Khái niệm về công ty được thể hiện qua các mô hình công ty khác nhau.
 
×
Quay lại
Top Bottom