- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp các sĩ tử 'sạc đầy pin' để có đủ năng lượng bước vào kì thi quan trọng.
Trước khi thi một ngày, nên gấp sách vở lại
Theo Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM), thay vì lo lắng, các thí sinh hãy coi việc học và thi là chuyện bình thường. Càng gần ngày thi, cường độ học giảm dần. Trước kỳ thi một ngày, nên gấp sách vở lại để nghỉ ngơi, thư giãn. Tâm lý thoải mái khi bước vào phòng thi sẽ giúp thí sinh tự tin, có thể vận dụng tối đa kiến thức đã học để làm bài thi. Việc ôn thi phải chuẩn bị từ ngay trong lúc còn đang học trên lớp. Vì thế, những ngày gần thi, nếu cuống cuồng nhồi nhét cũng không giải quyết được gì nữa.
Không đặt mục tiêu quá cao
Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng, để an tâm về kì thi sắp tới, thí sinh nên có tầm nhìn thoáng hơn, đừng đặt mục tiêu quá cao. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường dễ bị stress gấp nhiều lần những người biết chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo.
Ngoài ra, đừng xem việc thi cử là điều gì quá ghê gớm, cứ xem đống bài kia là một thử thách mà chúng ta cần cố gắng hết sức chứ đừng để tâm trí nghĩ rằng việc học là một món nợ sách đèn. Riêng kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng, nếu mục tiêu vừa tầm với thì tâm trạng của thí sinh sẽ nhẹ nhàng thôi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mất tự tin và lo âu căng thẳng thì có thể mục tiêu đã cao hơn tầm với.
Nạp lại năng lượng
Thông thường, trước kì thi, nhiều thí sinh thấy mỏi mệt, lo lắng. Một phần do thí sinh không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn nhưng không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu kém, gây căng thẳng trong học tập. “Căn bệnh” phổ biến của thí sinh khi ôn luyện là không ngủ đủ giấc, ít vận động cơ thể, hay lạm dụng cà phê và các chất kích thích chỉ để tỉnh táo tạm thời.
Vì vậy, Th.S Lê Minh Công (Bộ môn Tâm lý học, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP HCM) khuyên: “Khi thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi đại học, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các em nhiều hơn, đặc biệt là chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý… cho các em có một sức khỏe tốt, một tinh thần minh mẫn. Đừng ép buộc các em ôn thi quá nhiều. Các em đã trải qua 3 năm học THPT miệt mài, thời gian này là lúc ôn tập lại kiến thức. Nếu ép buộc các em học tập căng thẳng quá sẽ không hiệu quả.
Về phần mình, các em đừng bao giờ ngồi một chỗ lo lắng cho kì thi. Điều đó rất có hại và càng tạo cho các em nhiều áp lực. Các trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm thường chờ đến giai đoạn này là khởi phát. Thay vào đó, các em hãy dành thời gian để hoạt động, giải trí. Khi lao vào các hoạt động xã hội và vui chơi..., các em sẽ lấy lại được năng lượng tinh thần đã mất quá nhiều vào thời gian ôn thi trước đó”.
Quan tâm đúng mức
Cha mẹ quan tâm không đúng cách trước kì thi cũng là một phần nguyên nhân khiến thí sinh mỏi mệt. Nhiều vị phụ huynh chăm chút cho con từng li từng tí, liên tục hỏi han khiến cho các thí sinh nhiều khi cảm thấy… phiền phức vì bị quấy rối mất tập trung. Hơn nữa, sự chăm chút quá mức của bố mẹ sẽ vô tình ám thị cho con rằng kì thi này là một cái gì đó rất ghê gớm. Stress cộng với việc xáo trộn nhịp sinh học hàng ngày do thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức khiến thí sinh bị suy nhược thần kinh, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.
Theo Th.S Lê Minh Công, nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với bạn nọ bạn kia, điều này càng tạo cho các em mặc cảm và chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Cha mẹ hãy tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận và vui vẻ, luôn thoải mái để các em bước vào kì thi.
Tránh ăn thực phẩm khó tiêu
Để thí sinh tránh rơi vào trường hợp stress bệnh lý hoặc rối loạn tâm thần trong mùa thi, Th.S Lê Minh Công cho rằng, các thí sinh nên xem cuộc thi là tất yếu, không có gì nguy hiểm và ta mong sẽ vượt qua. Nếu có thi trượt cũng không tồi tệ lắm vì “học tài, thi phận”. Tránh ăn thực phẩm khó tiêu và nhiều gia vị vì kích thích hệ tiêu hóa và hệ thần kinh thực vật làm khó chịu, ảnh hưởng đến làm bài thi.
Khi bắt đầu làm bài, cần hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Với bài tự luận, đọc một mạch toàn bộ đề thi, không ngừng lại bất kỳ câu hỏi nào. Sau đó đọc kỹ lại và lựa chọn đề nào phù hợp với mình. Hết sức tập trung làm bài, lần lượt giải quyết từng câu hỏi, phân phối hợp lý thời gian cho từng câu, không dành hết thời gian cho một câu nào. Câu hỏi nào cũng làm, dù cho rằng mình biết ít ỏi đến đâu cũng không được bỏ giấy trắng.
Đặc biệt, trước ngày thi, không miệt mài học vì cảm xúc căng thẳng có thể ngăn cản sự suy nghĩ minh mẫn khi làm bài. Đêm hôm trước ngày thi cần có giấc ngủ ngon. Đừng cho rằng vì thời gian trễ rồi nên cố gắng học kiểu nhồi sọ, sẽ làm rối trí, học càng không kết quả.
“Để giảm bớt căng thẳng trong phòng thi, phụ huynh nên chuẩn bị khăn giấy ướt để các thí sinh lau mồ hoi; chuẩn bị chai nước để khi thí sinh quá hồi hộp xin giám thị ra ngoài uống nước. Ngoài ra, thí sinh nên chuyển đổi tư thế ngồi một cách nhẹ nhàng, nhún vai hay thả bút xuống… mỗi khi căng thẳng để “kéo” đầu óc ra khỏi áp lực".
"Mặt khác, thí sinh có thể dành vài phút để ghi một số slogan như “Bài thi không quá khó, kết quả là cố gắng, cố gắng sẽ chiến thắng…” hoặc vẽ một số hình thù không có nghĩa để thư giãn, giải lao và động viên mình khi làm bài thi”.
Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền
(Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM)
Trước khi thi một ngày, nên gấp sách vở lại
Theo Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM), thay vì lo lắng, các thí sinh hãy coi việc học và thi là chuyện bình thường. Càng gần ngày thi, cường độ học giảm dần. Trước kỳ thi một ngày, nên gấp sách vở lại để nghỉ ngơi, thư giãn. Tâm lý thoải mái khi bước vào phòng thi sẽ giúp thí sinh tự tin, có thể vận dụng tối đa kiến thức đã học để làm bài thi. Việc ôn thi phải chuẩn bị từ ngay trong lúc còn đang học trên lớp. Vì thế, những ngày gần thi, nếu cuống cuồng nhồi nhét cũng không giải quyết được gì nữa.
Không đặt mục tiêu quá cao
Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng, để an tâm về kì thi sắp tới, thí sinh nên có tầm nhìn thoáng hơn, đừng đặt mục tiêu quá cao. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường dễ bị stress gấp nhiều lần những người biết chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo.
Ngoài ra, đừng xem việc thi cử là điều gì quá ghê gớm, cứ xem đống bài kia là một thử thách mà chúng ta cần cố gắng hết sức chứ đừng để tâm trí nghĩ rằng việc học là một món nợ sách đèn. Riêng kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng, nếu mục tiêu vừa tầm với thì tâm trạng của thí sinh sẽ nhẹ nhàng thôi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mất tự tin và lo âu căng thẳng thì có thể mục tiêu đã cao hơn tầm với.
Thí sinh cần có tâm lý thoải mái khi bước vào kỳ thi. Ảnh Chí Cường.
Nạp lại năng lượng
Thông thường, trước kì thi, nhiều thí sinh thấy mỏi mệt, lo lắng. Một phần do thí sinh không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn nhưng không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu kém, gây căng thẳng trong học tập. “Căn bệnh” phổ biến của thí sinh khi ôn luyện là không ngủ đủ giấc, ít vận động cơ thể, hay lạm dụng cà phê và các chất kích thích chỉ để tỉnh táo tạm thời.
Vì vậy, Th.S Lê Minh Công (Bộ môn Tâm lý học, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP HCM) khuyên: “Khi thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi đại học, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các em nhiều hơn, đặc biệt là chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý… cho các em có một sức khỏe tốt, một tinh thần minh mẫn. Đừng ép buộc các em ôn thi quá nhiều. Các em đã trải qua 3 năm học THPT miệt mài, thời gian này là lúc ôn tập lại kiến thức. Nếu ép buộc các em học tập căng thẳng quá sẽ không hiệu quả.
Về phần mình, các em đừng bao giờ ngồi một chỗ lo lắng cho kì thi. Điều đó rất có hại và càng tạo cho các em nhiều áp lực. Các trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm thường chờ đến giai đoạn này là khởi phát. Thay vào đó, các em hãy dành thời gian để hoạt động, giải trí. Khi lao vào các hoạt động xã hội và vui chơi..., các em sẽ lấy lại được năng lượng tinh thần đã mất quá nhiều vào thời gian ôn thi trước đó”.
Quan tâm đúng mức
Cha mẹ quan tâm không đúng cách trước kì thi cũng là một phần nguyên nhân khiến thí sinh mỏi mệt. Nhiều vị phụ huynh chăm chút cho con từng li từng tí, liên tục hỏi han khiến cho các thí sinh nhiều khi cảm thấy… phiền phức vì bị quấy rối mất tập trung. Hơn nữa, sự chăm chút quá mức của bố mẹ sẽ vô tình ám thị cho con rằng kì thi này là một cái gì đó rất ghê gớm. Stress cộng với việc xáo trộn nhịp sinh học hàng ngày do thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức khiến thí sinh bị suy nhược thần kinh, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.
Theo Th.S Lê Minh Công, nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với bạn nọ bạn kia, điều này càng tạo cho các em mặc cảm và chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Cha mẹ hãy tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận và vui vẻ, luôn thoải mái để các em bước vào kì thi.
Tránh ăn thực phẩm khó tiêu
Để thí sinh tránh rơi vào trường hợp stress bệnh lý hoặc rối loạn tâm thần trong mùa thi, Th.S Lê Minh Công cho rằng, các thí sinh nên xem cuộc thi là tất yếu, không có gì nguy hiểm và ta mong sẽ vượt qua. Nếu có thi trượt cũng không tồi tệ lắm vì “học tài, thi phận”. Tránh ăn thực phẩm khó tiêu và nhiều gia vị vì kích thích hệ tiêu hóa và hệ thần kinh thực vật làm khó chịu, ảnh hưởng đến làm bài thi.
Khi bắt đầu làm bài, cần hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Với bài tự luận, đọc một mạch toàn bộ đề thi, không ngừng lại bất kỳ câu hỏi nào. Sau đó đọc kỹ lại và lựa chọn đề nào phù hợp với mình. Hết sức tập trung làm bài, lần lượt giải quyết từng câu hỏi, phân phối hợp lý thời gian cho từng câu, không dành hết thời gian cho một câu nào. Câu hỏi nào cũng làm, dù cho rằng mình biết ít ỏi đến đâu cũng không được bỏ giấy trắng.
Đặc biệt, trước ngày thi, không miệt mài học vì cảm xúc căng thẳng có thể ngăn cản sự suy nghĩ minh mẫn khi làm bài. Đêm hôm trước ngày thi cần có giấc ngủ ngon. Đừng cho rằng vì thời gian trễ rồi nên cố gắng học kiểu nhồi sọ, sẽ làm rối trí, học càng không kết quả.
“Để giảm bớt căng thẳng trong phòng thi, phụ huynh nên chuẩn bị khăn giấy ướt để các thí sinh lau mồ hoi; chuẩn bị chai nước để khi thí sinh quá hồi hộp xin giám thị ra ngoài uống nước. Ngoài ra, thí sinh nên chuyển đổi tư thế ngồi một cách nhẹ nhàng, nhún vai hay thả bút xuống… mỗi khi căng thẳng để “kéo” đầu óc ra khỏi áp lực".
"Mặt khác, thí sinh có thể dành vài phút để ghi một số slogan như “Bài thi không quá khó, kết quả là cố gắng, cố gắng sẽ chiến thắng…” hoặc vẽ một số hình thù không có nghĩa để thư giãn, giải lao và động viên mình khi làm bài thi”.
Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền
(Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM)