- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Nghe đâu, khi lọt lòng nó không khóc như mọi đứa trẻ bình thường, bác sỹ phải đẹt vào mông nó một phát cho khóc.
Tan học, nó nán lại giảng đường chút xíu, tự dưng nó muốn được về muộn. Nó muốn được đi loăng quăng đâu đó cho đỡ buồn. Nó cũng chẳng hiểu sao nó lại buồn vào lúc này nữa. À, không đây không gọi là buồn mà là một cảm giác hơi trống trải mà thôi. Nó tự an ủi mình như vậy.
Từ ngày nó lên thành phố trọ học kể ra là cũng được gần 5 tháng rồi.
Trước khi đi nó vẫn còn nhớ như nguyên ánh mắt của mẹ nó. Ánh mắt đó đã mười mấy năm trời lâu lắm rồi nó mới có dịp nhìn kĩ. Khóe mắt mẹ nó đã nhiều nếp chân chim. Tiễn nó ở bến xe của huyện, ánh mắt mẹ ngân ngấn nước. Nó cũng ngân ngấn nước. Nhưng với nó – một con bé cứng cỏi nó không để cho giọt nước mắt đó rơi ra nữa. Nó không được phép làm mẹ buồn bởi vì chuyện của nó. Nó mỉm cười vẫy tay chào mẹ.
Ngay từ khi mới lọt lòng bác sỹ đã nói với mẹ nó là sau này nó sẽ là con bé “ cứng đầu, cứng cổ”, “khó bảo”. Nghe đâu, khi lọt lòng nó không khóc như mọi đứa trẻ bình thường, bác sỹ phải đẹt vào mông nó một phát cho nó khóc. Và điều đặc biệt hơn nhau thai quấn quanh cổ nó 3 vòng. Theo người xưa nói lại nhưng người khi mới sinh ra mà như vậy thì sẽ “ gan dạ”. Mỗi lần nghe mẹ nó kể lại nó lại cười.
Chẳng biết điều đó có đúng không nữa. Chỉ biết hiện tại nó rất cứng cỏi, không yểu điệu tiểu thư như mấy nhỏ trong lớp. Nó chẳng thích mặc váy, chẳng thích nơ, bờm điệu đà. Đối với nó những điều đó không cần thiết. Nó nghĩ cái cần thiết là trong đầu nó chứa đựng được bao nhiêu mớ kiến thức vậy thôi. Ngày cả lớp liên hoan chia tay cuối cấp. Trong khi bọn bạn cứ thi nhau thút thít thì nó vẫn bình thường như mọi ngày. Có đứa bảo nó vô tâm, có đứa bảo nó bị mất dây thần kinh cảm xúc rồi.
Cho nên với nó điều bây giờ không có nghĩa lý gì là phải buồn, phải rầu rĩ. Bài kiểm tra bị điểm kém ư. Nó sẽ cố gắng lần sau. Chỉ là một chút sai nho nhỏ thôi mà. Kệ. Mà cái thầy dạy môn đó cũng “oan nghiệt” ghê, nó chỉ sai một tý ti vậy mà trừ của nó 2 điểm lận. Lên Đại học cách học không như nó tưởng. tất cả đều do tự sinh viên mày mò, nghiên cứu hết, thầy cô chỉ là người hướng dẫn, định hướng, mà cách tính điểm cũng khác nữa. Có thể là do “ cảm tính”. Điều này nó cũng từng nghe một vài anh chị khóa trước truyền đạt lại. Ngẫm lại thấy cũng hơi đúng.
Nó quờ tay vào túi xách mở ví ra lấy tiền mua hộp cơm ăn cho đỡ đói. Nhìn trong ví chỉ còn mấy chục bạc lẻ. Nó không dám gọi điện về xin thêm bố mẹ vì nó biết bố nó mới ốm dậy tháng trước. Đàn lợn mẹ nó chăm chưa đến kì bán. Cả nhà trông chờ “đồng lương” ít ỏi từ công việc mẹ nó đi buôn đồng nát. Đã bao lần nó tự hứa với bản thân là sẽ cố gắng học thật giỏi với khi lên thành phố nó sẽ kiếm công việc làm thêm . Nhưng với một đứa như nó- con bé năm nhất chưa quen với chốn thị thành, nó còn hơi e dè.
Nó trở về kí túc xá khi trời đã xế chiều. Trong phòng lác đác mấy đứa bạn. Đứa thì ôm quyển sách đọc, đứa thì ngồi hát ngêu ngao, đứa thì nằm khèo ra ngủ . Nó cất vội túi xách rồi dòng xe đạp ra phía ngoại vi. Đã lâu lắm rồi nó cũng không về quê, không cảm nhận được vị thanh bình thôn quê. Nó đi dọc bờ con sông Hồng mát rượi. Gió mát quá. Mùa hoa cải ngồng lên vàng rực. Nó lại nhớ quê da diết. Nó nhoẻn cười cho những kỉ niệm tuổi thơ trong veo bên mẹ, bên ngoại và bên thằng em láu lỉnh.
Nó gác lại những kỉ niệm vụn vặt và nghĩ đến công việc mà nó phải làm trong tương lai. Mà chính xác hơn đó là ngày mai, ngày kia… Nó nghĩ đến món tiền phải nộp học phí cuối kì. Nó nghĩ miên man…
Lên lớp nó cố gắng bắt chuyện, hỏi thăm mọi người. Vì nghe đâu có một vài đứa làm thêm. Biết đâu nó lại tìm được công việc. Nó quyết định tìm hiểu thêm công việc “gia sư” vì ngày xưa nó là đứa học cũng khá với lại ngày hè nó thường kèm cặp cho mấy nhóc em ở xóm bờ sông. Nó cũng có chút kinh nghiệm chứ bộ. Nhưng xem ra để kiếm được đồng tiền trên thành phố này chẳng có gì là dễ dàng cả.
Nhỏ Trâm bảo:
- Bà định đi gia sư thật à, phải tìm cái trung tâm nào tin cậy một chút. Bây giờ trung tâm ma mọc lên như nấm, coi chừng mất tiền oan. Bằng chứng là như nhỏ Huyền lớp mình ấy , tháng trước gặp trung tâm ma, trước khi dạy đặt cọc 200 nghìn nhưng dạy được một buổi thì phụ huynh kiếm cớ chê năng lực sư phạm của cô giáo kém. Chưa kể đến chuyện cái thằng học trò “ nghịch như quỷ sứ không chịu học chỉ tội chọc phá cô giáo, có đứa bỏ của chạy lấy người. Rồi cơ man là bao nhiêu chuyện.
Nói thật lúc đầu nó cũng hơi ái ngại thật. Nhưng nó vẫn quyết xin số điện thoại trung tâm gia sư mà Hằng đang dạy.
Chiều, nó hồi hộp gọi điện đến trung tâm gặp một cô giáo. Cô thật nhiệt tình, hỏi han chuyện học hành. Nó định hỏi cô bao giờ thì có thể đi dạy được thì cô bảo :
- Nói thật với em thì cô tin ở năng lực, kiến thức của em nhưng với giọng nói đặc trưng Miền Trung của em không thể phù hợp được với mấy em ở thành phố. Giọng nói của em quá nặng, người Hà Nội sẽ không nghe được đâu. Em cố gắng tìm công việc khác phù hợp nhé! Cô tin em sẽ thành công!
Nó hụt hẫng lí nhí chào cô rồi cúp máy. Tự dưng trong đầu nó nghĩ vẩn vơ về giọng nói địa phương của mình. Sao mình không sinh ra ở Hà Nội nhỉ? Hoặc là sinh ra ở một cái tỉnh nào đó ở miền bắc đi ? Giấc mộng làm gia sư của nó chấm hết.
Nó quyết định xin bán hàng cho một cửa hàng quần áo. Lương không đáng là bao nhưng được cái họ không yêu cầu quá về giọng nói. Nó sung sướng khi nhận được món tiền đầu tiên do mình làm ra. Tháng lương đầu tiên nó dành ra một chút mua cho ba một hộp sữa chống loãng xương, mua cho mẹ một cái áo và cho nhóc em một cái mũ.
Chiều nay nó lại ra bờ sông một mình. Nó thả dép chạy bộ dọc bờ sông. Nước sông mát rượi, mơn man đôi bàn chân, nó cảm nhận được sự mát lạnh chạy vào thớ thịt trong người nó. Nhìn lên phía bên kia bờ, nắng vàng chảy khắp bãi…
Tan học, nó nán lại giảng đường chút xíu, tự dưng nó muốn được về muộn. Nó muốn được đi loăng quăng đâu đó cho đỡ buồn. Nó cũng chẳng hiểu sao nó lại buồn vào lúc này nữa. À, không đây không gọi là buồn mà là một cảm giác hơi trống trải mà thôi. Nó tự an ủi mình như vậy.
Từ ngày nó lên thành phố trọ học kể ra là cũng được gần 5 tháng rồi.
Trước khi đi nó vẫn còn nhớ như nguyên ánh mắt của mẹ nó. Ánh mắt đó đã mười mấy năm trời lâu lắm rồi nó mới có dịp nhìn kĩ. Khóe mắt mẹ nó đã nhiều nếp chân chim. Tiễn nó ở bến xe của huyện, ánh mắt mẹ ngân ngấn nước. Nó cũng ngân ngấn nước. Nhưng với nó – một con bé cứng cỏi nó không để cho giọt nước mắt đó rơi ra nữa. Nó không được phép làm mẹ buồn bởi vì chuyện của nó. Nó mỉm cười vẫy tay chào mẹ.
Ngay từ khi mới lọt lòng bác sỹ đã nói với mẹ nó là sau này nó sẽ là con bé “ cứng đầu, cứng cổ”, “khó bảo”. Nghe đâu, khi lọt lòng nó không khóc như mọi đứa trẻ bình thường, bác sỹ phải đẹt vào mông nó một phát cho nó khóc. Và điều đặc biệt hơn nhau thai quấn quanh cổ nó 3 vòng. Theo người xưa nói lại nhưng người khi mới sinh ra mà như vậy thì sẽ “ gan dạ”. Mỗi lần nghe mẹ nó kể lại nó lại cười.
Chẳng biết điều đó có đúng không nữa. Chỉ biết hiện tại nó rất cứng cỏi, không yểu điệu tiểu thư như mấy nhỏ trong lớp. Nó chẳng thích mặc váy, chẳng thích nơ, bờm điệu đà. Đối với nó những điều đó không cần thiết. Nó nghĩ cái cần thiết là trong đầu nó chứa đựng được bao nhiêu mớ kiến thức vậy thôi. Ngày cả lớp liên hoan chia tay cuối cấp. Trong khi bọn bạn cứ thi nhau thút thít thì nó vẫn bình thường như mọi ngày. Có đứa bảo nó vô tâm, có đứa bảo nó bị mất dây thần kinh cảm xúc rồi.
Cho nên với nó điều bây giờ không có nghĩa lý gì là phải buồn, phải rầu rĩ. Bài kiểm tra bị điểm kém ư. Nó sẽ cố gắng lần sau. Chỉ là một chút sai nho nhỏ thôi mà. Kệ. Mà cái thầy dạy môn đó cũng “oan nghiệt” ghê, nó chỉ sai một tý ti vậy mà trừ của nó 2 điểm lận. Lên Đại học cách học không như nó tưởng. tất cả đều do tự sinh viên mày mò, nghiên cứu hết, thầy cô chỉ là người hướng dẫn, định hướng, mà cách tính điểm cũng khác nữa. Có thể là do “ cảm tính”. Điều này nó cũng từng nghe một vài anh chị khóa trước truyền đạt lại. Ngẫm lại thấy cũng hơi đúng.
Nó quờ tay vào túi xách mở ví ra lấy tiền mua hộp cơm ăn cho đỡ đói. Nhìn trong ví chỉ còn mấy chục bạc lẻ. Nó không dám gọi điện về xin thêm bố mẹ vì nó biết bố nó mới ốm dậy tháng trước. Đàn lợn mẹ nó chăm chưa đến kì bán. Cả nhà trông chờ “đồng lương” ít ỏi từ công việc mẹ nó đi buôn đồng nát. Đã bao lần nó tự hứa với bản thân là sẽ cố gắng học thật giỏi với khi lên thành phố nó sẽ kiếm công việc làm thêm . Nhưng với một đứa như nó- con bé năm nhất chưa quen với chốn thị thành, nó còn hơi e dè.
Nó trở về kí túc xá khi trời đã xế chiều. Trong phòng lác đác mấy đứa bạn. Đứa thì ôm quyển sách đọc, đứa thì ngồi hát ngêu ngao, đứa thì nằm khèo ra ngủ . Nó cất vội túi xách rồi dòng xe đạp ra phía ngoại vi. Đã lâu lắm rồi nó cũng không về quê, không cảm nhận được vị thanh bình thôn quê. Nó đi dọc bờ con sông Hồng mát rượi. Gió mát quá. Mùa hoa cải ngồng lên vàng rực. Nó lại nhớ quê da diết. Nó nhoẻn cười cho những kỉ niệm tuổi thơ trong veo bên mẹ, bên ngoại và bên thằng em láu lỉnh.
Nó gác lại những kỉ niệm vụn vặt và nghĩ đến công việc mà nó phải làm trong tương lai. Mà chính xác hơn đó là ngày mai, ngày kia… Nó nghĩ đến món tiền phải nộp học phí cuối kì. Nó nghĩ miên man…
***
Lên lớp nó cố gắng bắt chuyện, hỏi thăm mọi người. Vì nghe đâu có một vài đứa làm thêm. Biết đâu nó lại tìm được công việc. Nó quyết định tìm hiểu thêm công việc “gia sư” vì ngày xưa nó là đứa học cũng khá với lại ngày hè nó thường kèm cặp cho mấy nhóc em ở xóm bờ sông. Nó cũng có chút kinh nghiệm chứ bộ. Nhưng xem ra để kiếm được đồng tiền trên thành phố này chẳng có gì là dễ dàng cả.
Nhỏ Trâm bảo:
- Bà định đi gia sư thật à, phải tìm cái trung tâm nào tin cậy một chút. Bây giờ trung tâm ma mọc lên như nấm, coi chừng mất tiền oan. Bằng chứng là như nhỏ Huyền lớp mình ấy , tháng trước gặp trung tâm ma, trước khi dạy đặt cọc 200 nghìn nhưng dạy được một buổi thì phụ huynh kiếm cớ chê năng lực sư phạm của cô giáo kém. Chưa kể đến chuyện cái thằng học trò “ nghịch như quỷ sứ không chịu học chỉ tội chọc phá cô giáo, có đứa bỏ của chạy lấy người. Rồi cơ man là bao nhiêu chuyện.
Nói thật lúc đầu nó cũng hơi ái ngại thật. Nhưng nó vẫn quyết xin số điện thoại trung tâm gia sư mà Hằng đang dạy.
Chiều, nó hồi hộp gọi điện đến trung tâm gặp một cô giáo. Cô thật nhiệt tình, hỏi han chuyện học hành. Nó định hỏi cô bao giờ thì có thể đi dạy được thì cô bảo :
- Nói thật với em thì cô tin ở năng lực, kiến thức của em nhưng với giọng nói đặc trưng Miền Trung của em không thể phù hợp được với mấy em ở thành phố. Giọng nói của em quá nặng, người Hà Nội sẽ không nghe được đâu. Em cố gắng tìm công việc khác phù hợp nhé! Cô tin em sẽ thành công!
Nó hụt hẫng lí nhí chào cô rồi cúp máy. Tự dưng trong đầu nó nghĩ vẩn vơ về giọng nói địa phương của mình. Sao mình không sinh ra ở Hà Nội nhỉ? Hoặc là sinh ra ở một cái tỉnh nào đó ở miền bắc đi ? Giấc mộng làm gia sư của nó chấm hết.
Nó quyết định xin bán hàng cho một cửa hàng quần áo. Lương không đáng là bao nhưng được cái họ không yêu cầu quá về giọng nói. Nó sung sướng khi nhận được món tiền đầu tiên do mình làm ra. Tháng lương đầu tiên nó dành ra một chút mua cho ba một hộp sữa chống loãng xương, mua cho mẹ một cái áo và cho nhóc em một cái mũ.
Chiều nay nó lại ra bờ sông một mình. Nó thả dép chạy bộ dọc bờ sông. Nước sông mát rượi, mơn man đôi bàn chân, nó cảm nhận được sự mát lạnh chạy vào thớ thịt trong người nó. Nhìn lên phía bên kia bờ, nắng vàng chảy khắp bãi…