- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tôi không dám nhận trong đời mình sẽ chẳng bao giờ mắc sai lầm. Nhưng có lẽ tôi cũng giống như Nàng Tiên Cá, tôi chấp nhận trả giá cho những gì mình đã lựa chọn. Đúng hay sai, thành hay bại, xét cho cùng cũng chỉ là quan điểm dưới góc nhìn hạn hẹp của con người. Quan trọng là mình nhận được ra đâu mới là hạnh phúc thực sự và dám đứng lên bắt lấy nó. Dù cho cái giá phải trả, có thể là cả một đời.
Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã thích những câu chuyện với những tình tiết rắc rối và một kết cục buồn. Có lẽ, tôi thuộc dạng người tìm được sự trưởng thành qua những nỗi đau khổ. Hạnh phúc, sẽ chẳng ai nhận ra khi trước đó, người ta chưa từng biết đến nỗi đau. Đó cũng chính là lý do trong kho tàng truyện cổ tích thế giới, tôi chỉ chọn duy nhất các tác phẩm của Andersen để nghiền ngẫm.
Nàng Tiên Cá - tôi đã đọc truyện này rất nhiều lần, trong những thời kỳ trưởng thành khác nhau. Và mỗi lần đọc, tôi lại như một lần tự nghiệm ra cho mình ý nghĩa mới ẩn sâu bên trong đó.
Trên đời này, ngoài tình yêu thương của cha mẹ ra, có thứ gì ta được nhận mà không phải trả một cái giá tương xứng? Nàng Tiên Cá trong truyện này cũng vậy. Mười lăm tuổi, nàng vướng vào lưới tình với loài người, để đi theo tiếng gọi của tình yêu, nàng đã phải đánh đổi không biết bao nhiêu thứ. Nàng phải xa gia đình, quê hương, chấp nhận đánh đổi thứ quý giá nhất của mình là giọng hát, chịu đau đớn thể xác khi đổi chiếc đuôi cá lấy đôi chân. Nhưng điều đau khổ nhất là ở bên người mình yêu mà không thể giãi bày, cũng không thể chạm vào trái tim người ấy.
Không phải nàng không biết sợ, cũng không phải nàng không biết đau, càng không phải nàng không hề lưu luyến những đêm trăng huyền ảo sáu chị em nàng cùng nắm tay nhau vui đùa và hát ca trên mặt biển. Mà vì tình yêu của nàng dành cho hoàng tử còn lớn hơn, khát khao hạnh phúc của nàng còn lớn hơn. Nàng đã cam tâm tình nguyện lựa chọn cho mình một số phận khác.
Nàng Tiên Cá, có lẽ trước giờ, tôi chưa từng thương xót một nhân vật nào đến như thế. Tôi thương từng bước chân như bước trên mũi dao, nhưng để làm hài lòng hoàng tử, nàng vẫn gắng chịu đựng. Tôi thương cõi lòng gieo mầm hy vọng rồi lại tan nát của nàng theo năm tháng. Tôi thương nàng, nhưng đồng thời cũng khâm phục nàng.
Khi bỏ lại tất cả đằng sau lưng mà dấn thân vào cõi người, nàng đã nghĩ gì?
Khi ngồi trên boong tàu chờ đợi ánh dương đầu tiên tiến đến giết chết mình, nàng đã nghĩ gì?
Khi cầm con dao nhọn được đánh đổi bằng những mái tóc dài đẹp đẽ của các chị em và người bà thân thương, phải lựa chọn một lần nữa giữa tình yêu và mạng sống của mình nàng đã nghĩ gì?
Khi giơ con dao lên trước ngực hoàng tử, để rồi vẫn vẳng bên tai là tiếng chàng gọi tên người vợ mới cưới, nàng đã nghĩ gì?
Nàng đã nghĩ gì trong những khoảnh khắc ấy, để mà cuối cùng, vẫn vội vã quăng con dao nhọn xuống biển, và chính bản thân cũng gieo mình xuống theo?
Dường như nàng lo sợ một giây phút nào đó yếu lòng, nàng sẽ giết chàng. Nhưng nàng cũng hiểu, nếu giết chàng, nàng sẽ không chỉ giết đi người mình yêu, mà chính là giết đi lý do để nàng tồn tại, mộng ước mà nàng đã phải trả những cái giá vô cùng đắt để vươn tới. Đó là điều không thể! Nên nàng đã tự kết liễu trước để bảo đảm rằng mình sẽ không thể tổn hại chàng được. Nàng chọn cái chết để giữ cho tình yêu và lý tưởng của mình không bị vấy bẩn.
Một kết thúc buồn, nhưng tôi lại thấy nó đáng giá. Hạnh phúc, đôi khi không phải là được cùng người mình yêu sống trọn đời, mà chỉ cần dám dũng cảm tiến lên để nắm lấy và đủ dũng cảm để bảo vệ tình yêu của mình không bị vấy bẩn.
Giây phút chàng hoàng tử nhìn nàng công chúa nước láng giềng mà tuyên bố rằng, đây chính là người con gái mà chàng tìm kiếm, thì một phần nào đó trong lòng tôi đã sụp đổ. Không phải hoàng tử đã yêu lầm người. Mà chính Nàng Tiên Cá đáng thương, nàng đã yêu lầm người!
Tôi đã tự hỏi biết bao lần, bi kịch của truyện này thực ra ở đâu? Không được đáp lại tình yêu không phải là bi kịch. Dù sao thì nàng cũng đã cố gắng hết sức mình để tạo ra cơ hội chạm tay vào điều mình mong ước. Nhưng sự nhầm lẫn của hoàng tử chính là bi kịch. Chàng tưởng lầm thiếu nữ gặp ở nhà tu là người đã cứu chàng và mặc định cho trái tim mình hướng về "người đã cứu chàng" ấy mà không thèm đoái hoài gì đến sự rung động của nó trước "người em gái câm bé nhỏ". Chàng đi tìm kiếm tình yêu, nhưng ngờ đâu lại tự tay hủy hoại đi tình yêu đích thực của đời mình, tự tay đẩy người mình yêu và cũng là ân nhân cứu mạng của mình vào chỗ chết.
Trước sự tan biến của nàng, chàng có thể đau buồn dăm ba bữa, rồi dần dần quên lãng và sống hạnh phúc bên người vợ trẻ. Nhưng thứ "hạnh phúc" ấy, có là gì ngoài một lời nói dối đâu? Chàng mộng tưởng bao nhiêu, hoài bão bao nhiêu, cũng chỉ có thể chuốc lấy một sự giả dối không hơn không kém. Âu đó cũng là cái giá mà hoàng tử phải trả cho sự vô tình với chính trái tim mình.
Gập cuốn truyện lại, mà lòng tôi vẫn cứ hoài nghĩ về những gì đã diễn ra ngoài biển khơi xa thẳm. Nàng Tiên Cá dù có hóa thành bọt biển, hay trở thành người con gái của không trung, thì tôi vẫn tin nàng cuối cùng cũng có được một tâm hồn thanh thản. Nàng đã làm tất cả cho hoàng tử, cho ước mơ của mình, tới tận những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Chiến thắng cả những góc khuất yếu đuối nhất. Nghĩ lại, ngoài kia, liệu có những ai cũng giống như Nàng Tiên Cá, chấp nhận trả giá để chắp cánh ước mơ? Liệu có những ai cũng giống như hoàng tử, mãi cố chấp để rồi tuột mất hạnh phúc thực sự của đời mình?
Riêng tôi không dám nhận trong đời mình sẽ chẳng bao giờ mắc sai lầm. Nhưng có lẽ tôi cũng giống như Nàng Tiên Cá, tôi chấp nhận trả giá cho những gì mình đã lựa chọn. Đúng hay sai, thành hay bại, xét cho cùng cũng chỉ là quan điểm dưới góc nhìn hạn hẹp của con người. Quan trọng là mình nhận được ra đâu mới là hạnh phúc thực sự và dám đứng lên bắt lấy nó. Dù cho cái giá phải trả, có thể là cả một đời.
Sẵn sàng đổi ba trăm năm cuộc đời vui vẻ để rồi tan biến hư vô - để nhận lại sự đau đớn tột cùng về thể xác cũng như tâm hồn kèm theo một cơ hội được ở bên người mình yêu và có một linh hồn bất diệt. Ôi Nàng Tiên Cá bé nhỏ của tôi…
Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã thích những câu chuyện với những tình tiết rắc rối và một kết cục buồn. Có lẽ, tôi thuộc dạng người tìm được sự trưởng thành qua những nỗi đau khổ. Hạnh phúc, sẽ chẳng ai nhận ra khi trước đó, người ta chưa từng biết đến nỗi đau. Đó cũng chính là lý do trong kho tàng truyện cổ tích thế giới, tôi chỉ chọn duy nhất các tác phẩm của Andersen để nghiền ngẫm.
Nàng Tiên Cá - tôi đã đọc truyện này rất nhiều lần, trong những thời kỳ trưởng thành khác nhau. Và mỗi lần đọc, tôi lại như một lần tự nghiệm ra cho mình ý nghĩa mới ẩn sâu bên trong đó.
Trên đời này, ngoài tình yêu thương của cha mẹ ra, có thứ gì ta được nhận mà không phải trả một cái giá tương xứng? Nàng Tiên Cá trong truyện này cũng vậy. Mười lăm tuổi, nàng vướng vào lưới tình với loài người, để đi theo tiếng gọi của tình yêu, nàng đã phải đánh đổi không biết bao nhiêu thứ. Nàng phải xa gia đình, quê hương, chấp nhận đánh đổi thứ quý giá nhất của mình là giọng hát, chịu đau đớn thể xác khi đổi chiếc đuôi cá lấy đôi chân. Nhưng điều đau khổ nhất là ở bên người mình yêu mà không thể giãi bày, cũng không thể chạm vào trái tim người ấy.
Không phải nàng không biết sợ, cũng không phải nàng không biết đau, càng không phải nàng không hề lưu luyến những đêm trăng huyền ảo sáu chị em nàng cùng nắm tay nhau vui đùa và hát ca trên mặt biển. Mà vì tình yêu của nàng dành cho hoàng tử còn lớn hơn, khát khao hạnh phúc của nàng còn lớn hơn. Nàng đã cam tâm tình nguyện lựa chọn cho mình một số phận khác.
Nàng Tiên Cá, có lẽ trước giờ, tôi chưa từng thương xót một nhân vật nào đến như thế. Tôi thương từng bước chân như bước trên mũi dao, nhưng để làm hài lòng hoàng tử, nàng vẫn gắng chịu đựng. Tôi thương cõi lòng gieo mầm hy vọng rồi lại tan nát của nàng theo năm tháng. Tôi thương nàng, nhưng đồng thời cũng khâm phục nàng.
Khi bỏ lại tất cả đằng sau lưng mà dấn thân vào cõi người, nàng đã nghĩ gì?
Khi ngồi trên boong tàu chờ đợi ánh dương đầu tiên tiến đến giết chết mình, nàng đã nghĩ gì?
Khi cầm con dao nhọn được đánh đổi bằng những mái tóc dài đẹp đẽ của các chị em và người bà thân thương, phải lựa chọn một lần nữa giữa tình yêu và mạng sống của mình nàng đã nghĩ gì?
Khi giơ con dao lên trước ngực hoàng tử, để rồi vẫn vẳng bên tai là tiếng chàng gọi tên người vợ mới cưới, nàng đã nghĩ gì?
Nàng đã nghĩ gì trong những khoảnh khắc ấy, để mà cuối cùng, vẫn vội vã quăng con dao nhọn xuống biển, và chính bản thân cũng gieo mình xuống theo?
Dường như nàng lo sợ một giây phút nào đó yếu lòng, nàng sẽ giết chàng. Nhưng nàng cũng hiểu, nếu giết chàng, nàng sẽ không chỉ giết đi người mình yêu, mà chính là giết đi lý do để nàng tồn tại, mộng ước mà nàng đã phải trả những cái giá vô cùng đắt để vươn tới. Đó là điều không thể! Nên nàng đã tự kết liễu trước để bảo đảm rằng mình sẽ không thể tổn hại chàng được. Nàng chọn cái chết để giữ cho tình yêu và lý tưởng của mình không bị vấy bẩn.
Một kết thúc buồn, nhưng tôi lại thấy nó đáng giá. Hạnh phúc, đôi khi không phải là được cùng người mình yêu sống trọn đời, mà chỉ cần dám dũng cảm tiến lên để nắm lấy và đủ dũng cảm để bảo vệ tình yêu của mình không bị vấy bẩn.
Giây phút chàng hoàng tử nhìn nàng công chúa nước láng giềng mà tuyên bố rằng, đây chính là người con gái mà chàng tìm kiếm, thì một phần nào đó trong lòng tôi đã sụp đổ. Không phải hoàng tử đã yêu lầm người. Mà chính Nàng Tiên Cá đáng thương, nàng đã yêu lầm người!
Tôi đã tự hỏi biết bao lần, bi kịch của truyện này thực ra ở đâu? Không được đáp lại tình yêu không phải là bi kịch. Dù sao thì nàng cũng đã cố gắng hết sức mình để tạo ra cơ hội chạm tay vào điều mình mong ước. Nhưng sự nhầm lẫn của hoàng tử chính là bi kịch. Chàng tưởng lầm thiếu nữ gặp ở nhà tu là người đã cứu chàng và mặc định cho trái tim mình hướng về "người đã cứu chàng" ấy mà không thèm đoái hoài gì đến sự rung động của nó trước "người em gái câm bé nhỏ". Chàng đi tìm kiếm tình yêu, nhưng ngờ đâu lại tự tay hủy hoại đi tình yêu đích thực của đời mình, tự tay đẩy người mình yêu và cũng là ân nhân cứu mạng của mình vào chỗ chết.
Trước sự tan biến của nàng, chàng có thể đau buồn dăm ba bữa, rồi dần dần quên lãng và sống hạnh phúc bên người vợ trẻ. Nhưng thứ "hạnh phúc" ấy, có là gì ngoài một lời nói dối đâu? Chàng mộng tưởng bao nhiêu, hoài bão bao nhiêu, cũng chỉ có thể chuốc lấy một sự giả dối không hơn không kém. Âu đó cũng là cái giá mà hoàng tử phải trả cho sự vô tình với chính trái tim mình.
Gập cuốn truyện lại, mà lòng tôi vẫn cứ hoài nghĩ về những gì đã diễn ra ngoài biển khơi xa thẳm. Nàng Tiên Cá dù có hóa thành bọt biển, hay trở thành người con gái của không trung, thì tôi vẫn tin nàng cuối cùng cũng có được một tâm hồn thanh thản. Nàng đã làm tất cả cho hoàng tử, cho ước mơ của mình, tới tận những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Chiến thắng cả những góc khuất yếu đuối nhất. Nghĩ lại, ngoài kia, liệu có những ai cũng giống như Nàng Tiên Cá, chấp nhận trả giá để chắp cánh ước mơ? Liệu có những ai cũng giống như hoàng tử, mãi cố chấp để rồi tuột mất hạnh phúc thực sự của đời mình?
Riêng tôi không dám nhận trong đời mình sẽ chẳng bao giờ mắc sai lầm. Nhưng có lẽ tôi cũng giống như Nàng Tiên Cá, tôi chấp nhận trả giá cho những gì mình đã lựa chọn. Đúng hay sai, thành hay bại, xét cho cùng cũng chỉ là quan điểm dưới góc nhìn hạn hẹp của con người. Quan trọng là mình nhận được ra đâu mới là hạnh phúc thực sự và dám đứng lên bắt lấy nó. Dù cho cái giá phải trả, có thể là cả một đời.
Sẵn sàng đổi ba trăm năm cuộc đời vui vẻ để rồi tan biến hư vô - để nhận lại sự đau đớn tột cùng về thể xác cũng như tâm hồn kèm theo một cơ hội được ở bên người mình yêu và có một linh hồn bất diệt. Ôi Nàng Tiên Cá bé nhỏ của tôi…
Theo Blog Radio