- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Việt Nam, dê là 1 trong 6 con vật nuôi thông dụng nhất (lục súc: dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu) và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (tam sinh: dê, lợn, bò).
1. Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Việt Nam, dê là 1 trong 6 con vật nuôi thông dụng nhất
Lục súc: dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu)
Và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (tam sinh: dê, lợn, bò).
Trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc.
Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới (giờ Mùi là thuộc dê bởi sau khi cỏ lá bị dê ăn thì vào giờ này cũng có sức tái sinh mạnh nhất).
Tháng Mùi là tháng Sáu âm lịch, thời tiết sáng sủa nhất trong năm, cây cối tốt tươi, ra hoa kết quả nhiều nhất và con người cũng vừa thu hoạch xong vụ chiêm, dồi dào sinh lực. Quan niệm tín ngưỡng còn cho rằng người sinh năm Dê (tuổi Mùi) thường mưu trí, nhiệt tình, năng động, tài giỏi, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời.
Trong ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, hình ảnh dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Chúng ta gặp “dê” (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ: Tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn.
“Máu dê” thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ;
“râu dê” mô tả bộ râu rậm, dài, hơi cong;
“sữa dê” nói đến sự bổ dưỡng, nguồn thu nhập lớn, mới lạ;
“dê cụ” ám chỉ kẻ rất dâm đãng;
“thả dê” khái quát hành vi ham chinh phục người khác giới...
Dê còn được lấy làm đối tượng cho hàng trăm câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã mà thâm thúy.
Mỉa mai cách thức làm ăn trái khoáy, không biết tính toán hoặc việc bỏ vật hữu ích để chuốc lấy thứ chẳng ra gì.
Đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn.
Là kinh nghiệm về thời điểm chăn nuôi những con vật có ích cho điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình hoặc xác định, lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh v.v...
2. Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào văn thơ, góp phần tạo nên những tác phẩm nổi tiếng thuộc nhiều thể loại và ở mọi thời đại. Từ các áng văn chính luận sắc bén chống giặc như “Hịch tướng sĩ” (thế kỷ XIII) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có câu
Hay “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (thế kỷ XIX) của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có câu
Trong Lục Vân Tiên, bộ mặt của Bùi Kiệm đã từng giở trò với Kiều Nguyệt Nga, trở thành trơ trẽn qua câu thơ:
Hình ảnh dê trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Phổ biến mà đặc sắc nhất vẫn là trò “bịt mắt bắt dê”. Trò chơi này thường tổ chức trong những ngày vui (hội đầu xuân, trung thu...). Nếu là trẻ em, một em nhỏ bị bịt mắt phải đuổi bắt trong khu vực sân nhiều em khác giả làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be, be...”.
Nếu là người lớn, trò chơi còn ngộ nghĩnh hơn vì con dê thực được thả vào sân, hai người (một nam, một nữ) bị bịt mắt đuổi bắt nó; cả ba đều khoác áo tơi, chân đeo lục lạc nên phát ra những âm thanh giống nhau khi chạy nhảy, khiến hai người khó phân biệt nổi, vì vậy nhiều lúc không bắt được dê mà lại... tóm ôm nhầm phải nhau, gây tiếng cười sảng khoái, thích thú cho khán giả. Đây được coi là một dịp để tiếp cận, đụng chạm về thể xác vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của phong kiến:
Tương truyền rằng vua Tấn Võ Đế của Trung Quốc thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào tức đêm ấy nhà vua sẽ sủng ái với cung phi đó. Vì thế, hàng trăm cung phi mỗi đêm tìm lá dâu non loại lá mà dê háu ăn đặt trước cửa phòng để xe dê dừng lại. Những người cung nữ không được gần gũi vua thì cảm thấy cô đơn lạnh lẽo; điều này được phản ánh qua tác phẩm của Việt Nam là “Cung oán ngâm khúc”:
Chuyện “Bá Lý Hề với năm tấm da dê” là một câu chuyện không thể bỏ sót khi nhắc đến hình ảnh con dê trong văn hóa Trung Quốc.
Bá Lý Hề người nước Ngu, làm chức Đại Phu. Ngu bị Tấn diệt, Hề bị bắt. Vì không chịu làm nô lệ, Hề đi trốn, lại bị nước Sở bắt. Hề phải làm việc chăn bò. Tần Mục Công biết Hề là người có tài muốn đem vàng bạc châu báu chuộc ông để mời giúp việc nước. Có người can rằng:
Đừng nên đem trọng lễ để chuộc. Làm như vậy thì vua nước Sở sẽ biết Bá Lý Hề là người giỏi, tội gì mà thả ra. Vua Sở sẽ dùng tài của Bá Lý Hề làm cho nước mạnh dân giàu, chi bằng ta đem một ít lễ vật rất nhỏ gọi là cho có vậy thôi, như vậy vua Sở sẽ nghĩ là ông ta không có giá trị gì mấy mà thả cho về.
Tần Mục Công nghe lời đem năm tấm da dê xin chuộc. Vua Sở thấy lễ vật đạm bạc, cho rằng giữ anh chàng ấy cũng chẳng làm được tích sự gì nên nhận lễ vật thả người. Tần Mục Công chuộc được Bá Lý Hề đem về, phong ngay làm Tướng Quốc và ông Tướng Quốc này đã làm cho nước Tân thành giàu mạnh một thời và được mệnh danh là “Ngũ Cổ Đại Phu”, nghĩa là ông Tướng Quốc năm bộ da dê.
4. Không chỉ là loài vật quen thuộc đối với người phương Đông, trong văn hóa phương Tây, dê cũng là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Thế nhưng phương Tây cũng có sự phân biệt rất rõ rệt trong hình ảnh con dê, từ dê đực sang dê cái hình tượng đã đổi giá.
Dê cái là hình ảnh đáng kính yêu trong các huyền thoại phương Tây, là nghĩa mẫu của thần Zeus, là bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non đeo đuổi cuộc sống và lý tưởng, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh.
Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm h.ãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ “dê tế thần, dê sứ giả” (bouc émissaire, scape coat).
Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội.
Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê này.
1. Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Việt Nam, dê là 1 trong 6 con vật nuôi thông dụng nhất
Lục súc: dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu)
Và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (tam sinh: dê, lợn, bò).
Trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc.
Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới (giờ Mùi là thuộc dê bởi sau khi cỏ lá bị dê ăn thì vào giờ này cũng có sức tái sinh mạnh nhất).
Tháng Mùi là tháng Sáu âm lịch, thời tiết sáng sủa nhất trong năm, cây cối tốt tươi, ra hoa kết quả nhiều nhất và con người cũng vừa thu hoạch xong vụ chiêm, dồi dào sinh lực. Quan niệm tín ngưỡng còn cho rằng người sinh năm Dê (tuổi Mùi) thường mưu trí, nhiệt tình, năng động, tài giỏi, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời.
Trong ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, hình ảnh dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Chúng ta gặp “dê” (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ: Tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn.
“Máu dê” thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ;
“râu dê” mô tả bộ râu rậm, dài, hơi cong;
“sữa dê” nói đến sự bổ dưỡng, nguồn thu nhập lớn, mới lạ;
“dê cụ” ám chỉ kẻ rất dâm đãng;
“thả dê” khái quát hành vi ham chinh phục người khác giới...
Dê còn được lấy làm đối tượng cho hàng trăm câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã mà thâm thúy.
“Bán bò tậu ruộng mua dê về cày”
Mỉa mai cách thức làm ăn trái khoáy, không biết tính toán hoặc việc bỏ vật hữu ích để chuốc lấy thứ chẳng ra gì.
“Cà kê dê ngỗng”
Đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn.
“Máu bò cũng như tiết dê”
Nhìn nhận coi hai chuyện, hai sự việc, sự vật chẳng khác gì nhau mấy về mọi phương diện.
“Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng”
Là kinh nghiệm về thời điểm chăn nuôi những con vật có ích cho điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình hoặc xác định, lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh v.v...
2. Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào văn thơ, góp phần tạo nên những tác phẩm nổi tiếng thuộc nhiều thể loại và ở mọi thời đại. Từ các áng văn chính luận sắc bén chống giặc như “Hịch tướng sĩ” (thế kỷ XIII) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có câu
“Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”
Hay “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (thế kỷ XIX) của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có câu
“Hai vầng nhật nguyệt chói lòa
đâu dung lũ treo dê bán chó”
đến thơ ca lãng mạn trữ tình như bài “Dê cỏn” (thế kỷ XVIII) của bà chúa thơ Nôm - nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương:đâu dung lũ treo dê bán chó”
“Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa”.
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa”.
Trong Lục Vân Tiên, bộ mặt của Bùi Kiệm đã từng giở trò với Kiều Nguyệt Nga, trở thành trơ trẽn qua câu thơ:
“Con người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu”.
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu”.
Hình ảnh dê trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Phổ biến mà đặc sắc nhất vẫn là trò “bịt mắt bắt dê”. Trò chơi này thường tổ chức trong những ngày vui (hội đầu xuân, trung thu...). Nếu là trẻ em, một em nhỏ bị bịt mắt phải đuổi bắt trong khu vực sân nhiều em khác giả làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be, be...”.
Nếu là người lớn, trò chơi còn ngộ nghĩnh hơn vì con dê thực được thả vào sân, hai người (một nam, một nữ) bị bịt mắt đuổi bắt nó; cả ba đều khoác áo tơi, chân đeo lục lạc nên phát ra những âm thanh giống nhau khi chạy nhảy, khiến hai người khó phân biệt nổi, vì vậy nhiều lúc không bắt được dê mà lại... tóm ôm nhầm phải nhau, gây tiếng cười sảng khoái, thích thú cho khán giả. Đây được coi là một dịp để tiếp cận, đụng chạm về thể xác vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của phong kiến:
“Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau”.
3. Trong văn hóa Trung Quốc, có nhiều điển tích gắn liền với con dê, trong đó nổi tiếng là điển tích Dương xa (tức xe dê kéo). Để cho cô cậu dễ bề... với nhau”.
Tương truyền rằng vua Tấn Võ Đế của Trung Quốc thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào tức đêm ấy nhà vua sẽ sủng ái với cung phi đó. Vì thế, hàng trăm cung phi mỗi đêm tìm lá dâu non loại lá mà dê háu ăn đặt trước cửa phòng để xe dê dừng lại. Những người cung nữ không được gần gũi vua thì cảm thấy cô đơn lạnh lẽo; điều này được phản ánh qua tác phẩm của Việt Nam là “Cung oán ngâm khúc”:
“Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co”.
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co”.
Chuyện “Bá Lý Hề với năm tấm da dê” là một câu chuyện không thể bỏ sót khi nhắc đến hình ảnh con dê trong văn hóa Trung Quốc.
Bá Lý Hề người nước Ngu, làm chức Đại Phu. Ngu bị Tấn diệt, Hề bị bắt. Vì không chịu làm nô lệ, Hề đi trốn, lại bị nước Sở bắt. Hề phải làm việc chăn bò. Tần Mục Công biết Hề là người có tài muốn đem vàng bạc châu báu chuộc ông để mời giúp việc nước. Có người can rằng:
Đừng nên đem trọng lễ để chuộc. Làm như vậy thì vua nước Sở sẽ biết Bá Lý Hề là người giỏi, tội gì mà thả ra. Vua Sở sẽ dùng tài của Bá Lý Hề làm cho nước mạnh dân giàu, chi bằng ta đem một ít lễ vật rất nhỏ gọi là cho có vậy thôi, như vậy vua Sở sẽ nghĩ là ông ta không có giá trị gì mấy mà thả cho về.
Tần Mục Công nghe lời đem năm tấm da dê xin chuộc. Vua Sở thấy lễ vật đạm bạc, cho rằng giữ anh chàng ấy cũng chẳng làm được tích sự gì nên nhận lễ vật thả người. Tần Mục Công chuộc được Bá Lý Hề đem về, phong ngay làm Tướng Quốc và ông Tướng Quốc này đã làm cho nước Tân thành giàu mạnh một thời và được mệnh danh là “Ngũ Cổ Đại Phu”, nghĩa là ông Tướng Quốc năm bộ da dê.
4. Không chỉ là loài vật quen thuộc đối với người phương Đông, trong văn hóa phương Tây, dê cũng là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Thế nhưng phương Tây cũng có sự phân biệt rất rõ rệt trong hình ảnh con dê, từ dê đực sang dê cái hình tượng đã đổi giá.
Dê cái là hình ảnh đáng kính yêu trong các huyền thoại phương Tây, là nghĩa mẫu của thần Zeus, là bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non đeo đuổi cuộc sống và lý tưởng, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh.
Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm h.ãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ “dê tế thần, dê sứ giả” (bouc émissaire, scape coat).
Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội.
Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê này.
Theo PetroTimes