- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
“Vậy là từ giờ cho đến ngày tốt nghiệp cũng không được nếm trải mùi vị của tình yêu sinh viên”, Trần Thị Th. - sinh viên năm thứ tư Học viện Tài Chính buồn bã trải lòng.
Không chỉ riêng Th. mà rất nhiều bạn sinh viên năm cuối khác đang chuẩn bị tốt nghiệp cũng có chung niềm tiếc nuối kể trên. Những ngày cuối tháng 4 này, bên cạnh bài vở, luận văn, khóa luận hay thực tập tốt nghiệp, những lúc thảnh thơi và có cho riêng mình những giây phút nhìn lại, những cô cậu sinh viên “chưa một lần yêu” không khỏi bùi ngùi, tiếc nuối.
“Thấy bảo tình yêu sinh viên có mùi vị đặc biệt và thơ mộng lắm, vậy mà sắp ra trường rồi mình vẫn chưa từng có một mảnh tình vắt vai, nghĩ mà tủi thân quá” - Nguyễn Trần H. sinh viên năm cuối ĐHKHXH&NV HN chia sẻ.
1001 lý do… "ế"
Các bạn học sinh, sinh viên bây giờ có khái niệm "ế" mới. Rằng cứ bạn nào chậm có "gấu" sẽ bị gọi là… ế, mà đôi khi người ngoài chưa kịp trêu chọc thì các bạn đã tự nhận mình ế. Bởi vậy nên cái gọi là ế bị biến tướng khá nhiều, và những lý do dẫn đến cái sự ế của các bạn cũng muôn màu muôn vẻ.
Với bạn Th. ở trên, là một cô gái khá xinh xắn, học giỏi, tính tình lại rất vui vẻ, ai cũng nghĩ Th. sẽ được nhiều anh chàng theo đuổi và có điên mới tin chuyện đến giờ cô nàng vẫn còn là thành viên tích cực của “hội FA”. Vậy nhưng ở đời nhiều chuyện thấy vậy mà không phải vậy, có là bạn thân thiết và thường xuyên chia sẻ mới biết ngọn nguồn cái sự ế của cô nàng cá tính này.
“Ai cũng bảo rằng làm gì có chuyện nó chưa có người yêu nhưng sự thật là vậy, điều này thì hội bạn thân từ hồi cấp 3 và bây giờ cùng học tập trên Hà Nội có thể xác nhận. Bởi lẽ hễ trong hội đứa nào có người yêu đều phải dẫn đến ra mắt bạn bè thân thiết trong nhóm, vả lại nếu đứa nào có “biểu hiện lạ” cũng sẽ lập tức bị phát giác ngay” - Trương Minh H. sinh viên năm cuối Đại học Thăng Long - bạn thân của Th. cho hay.
Vậy đâu là lý do khiến một cô bạn xinh xắn, nhí nhảnh cho đến những ngày sắp rời giảng đường đại học vẫn chưa một lần được nếm trải cảm giác của tình yêu khác giới?
Th. bảo: “Cũng có nhiều người nhắn tin, gọi điện làm quen rồi tán tỉnh, nhưng hầu hết chỉ được một thời gian rồi chán, không đủ độ kiên nhẫn. Với cả mình cũng cần nhiều thời gian lo cho việc học, đôi khi không thể tiếp chuyện các bạn được nên các bạn cũng nản”.
Đặc biệt coi trọng việc học là vậy và luôn phấn đấu giành điểm cao nhất trong các kỳ thi nhưng Th. không phải là mẫu “mọt sách” chỉ biết cắm cúi học và học mà không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những lúc rảnh rỗi hay mới bắt đầu học kỳ, Th. vẫn tung tăng chơi đùa cùng các bạn, nhóm bạn đại học có, nhóm bạn cấp 3 có, thậm chí cô nàng chơi thân nhất với nhóm bạn cùng khu xóm ở quê. Vậy nhưng với Th. không chuyện gì quan trọng hơn việc học, bằng chứng là cứ đến mỗi dịp ôn thi cô nàng lại “lột xác” thành một con người hoàn toàn khác.
“Chỉ bạn thân mới hiểu nó chứ người lạ chắc hẳn sẽ cho rằng nó kiêu căng này nọ, bởi có những lần cả mấy tuần liền nhóm không liên lạc được với nó, gọi điện không bắt máy, nhắn tin sms không thấy trả lời, hoặc tắt máy, Facebook thì khóa, Yahoo cũng off. Đến nỗi mọi người lo lắng quá phải gọi về tận quê cho bố mẹ nó thì gia đình bảo không có chuyện gì cả. Vài tuần sau nó xuất hiện cười toe toét, bảo vừa rồi bận ôn thi, giờ qua ngon lành rồi thì tha hồ… xõa” - Trương Minh H. nhớ lại.
Còn trường hợp của Nguyễn Trần H. thì có khác hơn. Cô nàng tuy không phải “chân dài” hay “hot girl” nhưng ưa nhìn và đặc biệt rất dễ thương với nước da trắng, đôi mắt to tròn, đặc biệt cô vẽ tranh rất đẹp. Sắp tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí với bao nỗi lo lắng về công việc sau khi ra trường nhưng H. vẫn không khỏi buồn khi nghĩ đến chuyện tình cảm, nhất là những dịp lễ tết nhìn bạn bè có đôi có cặp đi chơi đây đó. “Có lẽ tại mình mơ mộng quá, luôn cố gắng đợi chờ chàng hoàng tử trong những bức tranh mình vẽ, thế nhưng cuộc sống đúng là phải thực tế mà không nên tưởng tượng nhiều” - H. tâm sự rất thật…
Không chỉ các bạn nữ, rất nhiều nam sinh cũng ở hoàn cảnh tương tự. Thế nhưng lý do nhiều nhất được các bạn nam đưa ra lại liên quan đến vấn đề tài chính, kiểu “mình sinh viên nghèo, ai yêu?”, “một thân một mình còn đang khó khăn thiếu thốn, tiền đâu mà dám yêu đương?”…
Nguyễn Đức N. – sinh viên năm cuối Đại học Xây Dựng giãi bày: “Đôi khi thấy bạn bè có người yêu cuối tuần đi chơi đây đó mình cũng thấy tủi thân lắm, cũng vài lần định cải thiện tình trạng mối quan hệ nhưng nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn của bản thân và gia đình, mình lại thôi. Người ta còn có điều kiện rồi xe máy này xe máy kia, mình chỉ có mỗi anh xe đạp cà tàng làm bạn, bố mẹ chu cấp cho tiền ăn học cũng là may mắn lắm rồi”…
Có nhất thiết phải… thoát ế?
Mặc dù buồn và có gì đó chạnh lòng với việc sắp ra trường rồi vẫn… ế. Tuy nhiên không vì thế mà Th., H. hay N. và rất rất nhiều các bạn sinh viên khác phải bằng mọi cách tìm cho mình con đường… thoát ế. Bởi theo các bạn thì còn ế là bởi duyên số chưa đến, gần 4 năm học nếu có người yêu thì đã có rồi, huống hồ chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp, chẳng dại gì miễn cưỡng phiêu lưu tình ái trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này.
“Thôi kệ, coi như “duyên phận ý trời”, cái gì đến rồi trước sau nó cũng đến, nó chưa đến thì có gượng ép cũng chẳng được”, Th. nở một nụ cười hồn nhiên và nhí nhảnh như thường thấy.
Còn H. thì tự tin quả quyết: “Đợi sau khi ra trường tìm được một công việc ổn định, nhất định mình sẽ mở lòng để đón nhận một tình yêu đẹp, để bù lại những năm tháng sinh viên phải GATO với bạn bè”.
Đúng là tình yêu sinh viên thì rất đẹp và đặc trưng, bởi đại đa số sinh viên hãy còn nghèo và thiếu thốn nhiều thứ nên tình yêu giữa họ cũng thiếu thốn về các điều kiện vật chất. Tuy vậy chúng ta cũng không nên thần thánh hóa tình yêu sinh viên, đừng bắt nó phải khoác lên mình cái gọi là “No.1” hay đại loại như “không yêu thì phí một đời sinh viên”. Đơn giản tình cảm nói chung, tình yêu nam nữ nói riêng là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, hãy để nó thuận theo quy luật tự nhiên của tạo hóa, đừng gượng ép, bắt buộc, và cũng đừng quên - với sinh viên - điều quan trọng nhất vẫn là việc học.
Nói như vậy không phải cổ súy cho quan điểm của bạn N. - sinh viên Đại học Xây Dựng nói trên, hãy cứ mở lòng và sống đúng với bản ngã, khi tình yêu đến thì hãy cố gắng nắm bắt lấy, đừng vội tự tạo cho mình tâm lý ái ngại chuyện vật chất.
Bởi, có thiếu thốn mới là tình yêu sinh viên…
Không chỉ riêng Th. mà rất nhiều bạn sinh viên năm cuối khác đang chuẩn bị tốt nghiệp cũng có chung niềm tiếc nuối kể trên. Những ngày cuối tháng 4 này, bên cạnh bài vở, luận văn, khóa luận hay thực tập tốt nghiệp, những lúc thảnh thơi và có cho riêng mình những giây phút nhìn lại, những cô cậu sinh viên “chưa một lần yêu” không khỏi bùi ngùi, tiếc nuối.
“Thấy bảo tình yêu sinh viên có mùi vị đặc biệt và thơ mộng lắm, vậy mà sắp ra trường rồi mình vẫn chưa từng có một mảnh tình vắt vai, nghĩ mà tủi thân quá” - Nguyễn Trần H. sinh viên năm cuối ĐHKHXH&NV HN chia sẻ.
1001 lý do… "ế"
Các bạn học sinh, sinh viên bây giờ có khái niệm "ế" mới. Rằng cứ bạn nào chậm có "gấu" sẽ bị gọi là… ế, mà đôi khi người ngoài chưa kịp trêu chọc thì các bạn đã tự nhận mình ế. Bởi vậy nên cái gọi là ế bị biến tướng khá nhiều, và những lý do dẫn đến cái sự ế của các bạn cũng muôn màu muôn vẻ.
Với bạn Th. ở trên, là một cô gái khá xinh xắn, học giỏi, tính tình lại rất vui vẻ, ai cũng nghĩ Th. sẽ được nhiều anh chàng theo đuổi và có điên mới tin chuyện đến giờ cô nàng vẫn còn là thành viên tích cực của “hội FA”. Vậy nhưng ở đời nhiều chuyện thấy vậy mà không phải vậy, có là bạn thân thiết và thường xuyên chia sẻ mới biết ngọn nguồn cái sự ế của cô nàng cá tính này.
“Ai cũng bảo rằng làm gì có chuyện nó chưa có người yêu nhưng sự thật là vậy, điều này thì hội bạn thân từ hồi cấp 3 và bây giờ cùng học tập trên Hà Nội có thể xác nhận. Bởi lẽ hễ trong hội đứa nào có người yêu đều phải dẫn đến ra mắt bạn bè thân thiết trong nhóm, vả lại nếu đứa nào có “biểu hiện lạ” cũng sẽ lập tức bị phát giác ngay” - Trương Minh H. sinh viên năm cuối Đại học Thăng Long - bạn thân của Th. cho hay.
Vậy đâu là lý do khiến một cô bạn xinh xắn, nhí nhảnh cho đến những ngày sắp rời giảng đường đại học vẫn chưa một lần được nếm trải cảm giác của tình yêu khác giới?
Th. bảo: “Cũng có nhiều người nhắn tin, gọi điện làm quen rồi tán tỉnh, nhưng hầu hết chỉ được một thời gian rồi chán, không đủ độ kiên nhẫn. Với cả mình cũng cần nhiều thời gian lo cho việc học, đôi khi không thể tiếp chuyện các bạn được nên các bạn cũng nản”.
Đặc biệt coi trọng việc học là vậy và luôn phấn đấu giành điểm cao nhất trong các kỳ thi nhưng Th. không phải là mẫu “mọt sách” chỉ biết cắm cúi học và học mà không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những lúc rảnh rỗi hay mới bắt đầu học kỳ, Th. vẫn tung tăng chơi đùa cùng các bạn, nhóm bạn đại học có, nhóm bạn cấp 3 có, thậm chí cô nàng chơi thân nhất với nhóm bạn cùng khu xóm ở quê. Vậy nhưng với Th. không chuyện gì quan trọng hơn việc học, bằng chứng là cứ đến mỗi dịp ôn thi cô nàng lại “lột xác” thành một con người hoàn toàn khác.
“Chỉ bạn thân mới hiểu nó chứ người lạ chắc hẳn sẽ cho rằng nó kiêu căng này nọ, bởi có những lần cả mấy tuần liền nhóm không liên lạc được với nó, gọi điện không bắt máy, nhắn tin sms không thấy trả lời, hoặc tắt máy, Facebook thì khóa, Yahoo cũng off. Đến nỗi mọi người lo lắng quá phải gọi về tận quê cho bố mẹ nó thì gia đình bảo không có chuyện gì cả. Vài tuần sau nó xuất hiện cười toe toét, bảo vừa rồi bận ôn thi, giờ qua ngon lành rồi thì tha hồ… xõa” - Trương Minh H. nhớ lại.
Còn trường hợp của Nguyễn Trần H. thì có khác hơn. Cô nàng tuy không phải “chân dài” hay “hot girl” nhưng ưa nhìn và đặc biệt rất dễ thương với nước da trắng, đôi mắt to tròn, đặc biệt cô vẽ tranh rất đẹp. Sắp tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí với bao nỗi lo lắng về công việc sau khi ra trường nhưng H. vẫn không khỏi buồn khi nghĩ đến chuyện tình cảm, nhất là những dịp lễ tết nhìn bạn bè có đôi có cặp đi chơi đây đó. “Có lẽ tại mình mơ mộng quá, luôn cố gắng đợi chờ chàng hoàng tử trong những bức tranh mình vẽ, thế nhưng cuộc sống đúng là phải thực tế mà không nên tưởng tượng nhiều” - H. tâm sự rất thật…
Không chỉ các bạn nữ, rất nhiều nam sinh cũng ở hoàn cảnh tương tự. Thế nhưng lý do nhiều nhất được các bạn nam đưa ra lại liên quan đến vấn đề tài chính, kiểu “mình sinh viên nghèo, ai yêu?”, “một thân một mình còn đang khó khăn thiếu thốn, tiền đâu mà dám yêu đương?”…
Nguyễn Đức N. – sinh viên năm cuối Đại học Xây Dựng giãi bày: “Đôi khi thấy bạn bè có người yêu cuối tuần đi chơi đây đó mình cũng thấy tủi thân lắm, cũng vài lần định cải thiện tình trạng mối quan hệ nhưng nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn của bản thân và gia đình, mình lại thôi. Người ta còn có điều kiện rồi xe máy này xe máy kia, mình chỉ có mỗi anh xe đạp cà tàng làm bạn, bố mẹ chu cấp cho tiền ăn học cũng là may mắn lắm rồi”…
Có nhất thiết phải… thoát ế?
Mặc dù buồn và có gì đó chạnh lòng với việc sắp ra trường rồi vẫn… ế. Tuy nhiên không vì thế mà Th., H. hay N. và rất rất nhiều các bạn sinh viên khác phải bằng mọi cách tìm cho mình con đường… thoát ế. Bởi theo các bạn thì còn ế là bởi duyên số chưa đến, gần 4 năm học nếu có người yêu thì đã có rồi, huống hồ chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp, chẳng dại gì miễn cưỡng phiêu lưu tình ái trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này.
“Thôi kệ, coi như “duyên phận ý trời”, cái gì đến rồi trước sau nó cũng đến, nó chưa đến thì có gượng ép cũng chẳng được”, Th. nở một nụ cười hồn nhiên và nhí nhảnh như thường thấy.
Còn H. thì tự tin quả quyết: “Đợi sau khi ra trường tìm được một công việc ổn định, nhất định mình sẽ mở lòng để đón nhận một tình yêu đẹp, để bù lại những năm tháng sinh viên phải GATO với bạn bè”.
Đúng là tình yêu sinh viên thì rất đẹp và đặc trưng, bởi đại đa số sinh viên hãy còn nghèo và thiếu thốn nhiều thứ nên tình yêu giữa họ cũng thiếu thốn về các điều kiện vật chất. Tuy vậy chúng ta cũng không nên thần thánh hóa tình yêu sinh viên, đừng bắt nó phải khoác lên mình cái gọi là “No.1” hay đại loại như “không yêu thì phí một đời sinh viên”. Đơn giản tình cảm nói chung, tình yêu nam nữ nói riêng là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, hãy để nó thuận theo quy luật tự nhiên của tạo hóa, đừng gượng ép, bắt buộc, và cũng đừng quên - với sinh viên - điều quan trọng nhất vẫn là việc học.
Nói như vậy không phải cổ súy cho quan điểm của bạn N. - sinh viên Đại học Xây Dựng nói trên, hãy cứ mở lòng và sống đúng với bản ngã, khi tình yêu đến thì hãy cố gắng nắm bắt lấy, đừng vội tự tạo cho mình tâm lý ái ngại chuyện vật chất.
Bởi, có thiếu thốn mới là tình yêu sinh viên…
Theo Kenh14