- Tham gia
- 21/7/2011
- Bài viết
- 4.657
Những câu chuyện khiến không dài nhưng khiến cộng đồng mạng lặng người khi đọc…
Chỉ với 618 chữ, câu chuyện về bà cụ bán rau nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Facebook và các trang mạng khác. Với lối viết chân thực, câu chuyện đã chiếm được cảm tình của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Phảng phất những nét đời thường, cảm động và gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình người, về tấm lòng “đói cho sạch rách cho thơm”…
Bức ảnh được đăng tải cùng câu chuyện trên Facebook gây xôn xao
Điều ấn tượng hơn cả là người viết đã dùng câu hỏi như van lơn của bà lão – một bà cụ già đã yếu, lưng còng, co ro ngồi bán rau muống – làm mở đầu cho câu chuyện
Bà cụ chỉ có vài mớ rau, vậy mà, một cô gái đã phũ phàng “chát” lại chua ngoa và ném cái nhìn không mấy thiện cảm, rằng, “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.
Một người thanh niên vì lòng thương, đã mua hết những mớ rau đó,nhưng đưa tiền mà không lấy rau. Cũng chỉ vì lời nói của người thanh niên: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!” mà bà cụ đã đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm lạnh rồi qua đời.
“Bà bán rau chết rồi”, câu nói của một người khách tại quán trà đá ven đường như “lưỡi dao” cứa vào lương tâm của người thanh niên trẻ. Anh xót xa, ân hận cho chính hành động nông cạn của mình.
Nhiều bạn trẻ bình luận, dù là thật hay hư cấu thì câu chuyện cũng đã để lại nhiều điều đáng suy ngẫm trong tâm hồn mỗi con người.
“Thư gửi con” khiến người đọc thổn thức bởi câu văn nhẹ nhàng nhưng hàm ý triết lý sâu sắc và đó được cho là những dòng tâm sự xúc động của một tác giả có tên Pierre Antoine (Việt kiều Pháp).
Ngay sau khi được đăng tải trên các trang mạng, lá thư này đã “gây sốt”. Cộng đồng mạng như trào dâng cảm xúc, truyền cho nhau lá thư cảm động rớt nước mắt.
Mỗi một câu văn là một dòng tâm sự, như đưa đẩy người đọc về từng khoảng thời gian, từ khi thơ ấu cho đến khi bố mẹ đã già đi. Giọng văn sâu lắng, vỗ về khiến lá thư dễ dàng “đi” vào lòng người, chạm vào mỗi trái tim của những đứa con…
Trên các trang mạng xã hội, lá thư nhanh chóng là đề tài “gây sốt”. Lá thư tuy giản dị nhưng chất chứa đầy ý nghĩa.
Mặc dù sau đó, lá thư bị cho là “đạo văn” song nó vẫn như một sợi dây giữ chặt tình cảm vốn không thể tách rời giữa cha mẹ với con cái, giúp những người làm con phải tự nhìn nhận lại chính mình.
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”
Thư gửi mẹ – bài văn lạ của Trung Hiếu, trò nghèo trường Ams
Cũng là một lá thư nhưng từ khi bắt đầu, “Thư gửi mẹ”đã gây ấn tượng bởi câu nói gay gắt và có vẻ như không liên quan đến nội dung của một lá thư. Ít ai nghĩ rằng, lá thư gây xôn xao này lại là “bài văn lạ” của trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ngay cả cô giáo chấm bài văn của Hiếu cũng không khỏi bần thần và cầm được nước mắt.
Câu chuyện hiện thực xúc động được tô đậm hơn qua lời kể bạn bè của Hiếu và chính người mẹ trong bức thư. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, cậu trò nghèo đã tiết kiệm tiền cho gia đình bằng cách hàng ngày đem cơm với muối vừng tới lớp. Gặp Hiếu ngoài đời, không ai ngờ cậu học trò chăm làm tình nguyện lại gầy gò đến thế.
Điều đáng nể hơn cả là qua bài văn, Hiếu đã chính mình viết nên những dòng tâm sự mà hầu như không học sinh nào dám thể hiện. Một câu chuyện hiện thực xúc động chứng tỏ nghị lực của cậu trò nghèo đã chạm đến trái tim của rất nhiều người, trong đó có cả những người làm cha mẹ.
Chú chim sẻ non bị thương nặng vì rơi từ tổ xuống. Một chàng trai tốt bụng đã đưa chú chim ấy về nhà tận tình chăm sóc và trị bệnh, cho đến khi chú chim khỏe lại, anh thả nó về với thiên nhiên.
Chú chim sẻ đáng thương được Bảo tận tình cứu chữa.
Câu chuyện về tấm lòng nhân ái của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Văn Bảo, 26 tuổi ở quận 10, TP. HCM đã làm cảm động đông đảo cư dân mạng. Không khoa trương, không tự đắc, hành động thật tuy nhỏ bé của Bảo khiến nhiều người nể phục.
Thương sinh linh bé nhỏ đang hấp hối, Bảo nhẹ nhàng nâng chú chim đặt vào lòng bàn tay và đem về nhà sưởi ấm. Mọi công việc hàng ngày của Bảo tạm gác lại, anh chuyên tâm chữa bệnh và chăm sóc từng li từng tí cho sẻ nhỏ. Thậm chí, anh còn tận tay mổ nắn lại đoạn xương sườn bị gãy và mớm từng miếng ăn cho Tèo Út – cái tên yêu mến mà mọi người dành cho chú chim.
Sau thời gian chữa trị, Tèo Út khỏi bệnh. Bảo đã đem Tèo Út ra công viên phóng sinh để chú được tự do bay lượn và sải cánh cùng đồng loại.
Câu chuyện sau đó được đăng tải trên diễn đàn chuyên về sinh vật cảnh Aquabird. Cộng đồng mạng bày tỏ sự ngạc nhiên và mến phục tấm lòng động vật, bảo vệ thiên nhiên và môi trường của chàng thanh niên tốt bụng.
Một câu chuyện không xảy ra ở Việt Nam nhưng đã làm rung động biết bao tâm hồn người Việt.
Nghị lực và tinh thần lạc quan của Tae Ho đã khiến nhiều người cảm phục.Tae Ho, cậu bé 11 tuổi người Hàn Quốc sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, không có tay và chân chỉ có 4 ngón. Có lẽ chính vì thế mà bố mẹ đã rời bỏ Tae Ho khi cậu bé mới được sinh ra. Sau đó, Tae Ho được một gia đình tốt bụng nhận về nuôi.
Đã có lúc, bác sĩ bảo rằng Tae Ho sẽ không sống quá 10 tuổi nhưng với nỗ lực của bản thân, Tae Ho vẫn sống rất vui vẻ, lạc quan. Dù không có tay nhưng cậu bé vẫn có thể tự mình lo các hoạt động đời sống hàng ngày như đánh răng, thay quần áo, ăn cơm thậm chí chăm sóc da mặt cho mình.
Người bạn thân nhất của cậu là cô bé Nam Goong Ingee, bạn học từ lớp 2 của Tae Ho. Goong Ingee còn bày tỏ rằng mình sẽ kết hôn với Tae Ho và không bao giờ thay đổi quyết định này.
Toàn bộ câu chuyện được trích từ một bộ phim tài liệu được phát sóng vào năm ngoái của đài MBC, Hàn Quốc, đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc và làm lay động trái tim của nhiều cư dân mạng Việt Nam.
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi xem những thước phim về Tae Ho. Hình ảnh yêu đời của cậu bé như một điểm sáng mạnh mẽ khiến bao người bật khóc rồi mỉm cười…
Giới trẻ rơi nước mắt vì câu chuyện bà cụ bán rau
Chỉ với 618 chữ, câu chuyện về bà cụ bán rau nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Facebook và các trang mạng khác. Với lối viết chân thực, câu chuyện đã chiếm được cảm tình của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Phảng phất những nét đời thường, cảm động và gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình người, về tấm lòng “đói cho sạch rách cho thơm”…
Điều ấn tượng hơn cả là người viết đã dùng câu hỏi như van lơn của bà lão – một bà cụ già đã yếu, lưng còng, co ro ngồi bán rau muống – làm mở đầu cho câu chuyện
Bà cụ chỉ có vài mớ rau, vậy mà, một cô gái đã phũ phàng “chát” lại chua ngoa và ném cái nhìn không mấy thiện cảm, rằng, “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.
Một người thanh niên vì lòng thương, đã mua hết những mớ rau đó,nhưng đưa tiền mà không lấy rau. Cũng chỉ vì lời nói của người thanh niên: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!” mà bà cụ đã đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm lạnh rồi qua đời.
“Bà bán rau chết rồi”, câu nói của một người khách tại quán trà đá ven đường như “lưỡi dao” cứa vào lương tâm của người thanh niên trẻ. Anh xót xa, ân hận cho chính hành động nông cạn của mình.
Nhiều bạn trẻ bình luận, dù là thật hay hư cấu thì câu chuyện cũng đã để lại nhiều điều đáng suy ngẫm trong tâm hồn mỗi con người.
Cư dân mạng thổn thức với “Thư gửi con”
“Thư gửi con” khiến người đọc thổn thức bởi câu văn nhẹ nhàng nhưng hàm ý triết lý sâu sắc và đó được cho là những dòng tâm sự xúc động của một tác giả có tên Pierre Antoine (Việt kiều Pháp).
Ngay sau khi được đăng tải trên các trang mạng, lá thư này đã “gây sốt”. Cộng đồng mạng như trào dâng cảm xúc, truyền cho nhau lá thư cảm động rớt nước mắt.
Mỗi một câu văn là một dòng tâm sự, như đưa đẩy người đọc về từng khoảng thời gian, từ khi thơ ấu cho đến khi bố mẹ đã già đi. Giọng văn sâu lắng, vỗ về khiến lá thư dễ dàng “đi” vào lòng người, chạm vào mỗi trái tim của những đứa con…
Trên các trang mạng xã hội, lá thư nhanh chóng là đề tài “gây sốt”. Lá thư tuy giản dị nhưng chất chứa đầy ý nghĩa.
Mặc dù sau đó, lá thư bị cho là “đạo văn” song nó vẫn như một sợi dây giữ chặt tình cảm vốn không thể tách rời giữa cha mẹ với con cái, giúp những người làm con phải tự nhìn nhận lại chính mình.
“Thư gửi mẹ” – câu chuyện hiện thực xúc động
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”
Thư gửi mẹ – bài văn lạ của Trung Hiếu, trò nghèo trường Ams
Cũng là một lá thư nhưng từ khi bắt đầu, “Thư gửi mẹ”đã gây ấn tượng bởi câu nói gay gắt và có vẻ như không liên quan đến nội dung của một lá thư. Ít ai nghĩ rằng, lá thư gây xôn xao này lại là “bài văn lạ” của trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ngay cả cô giáo chấm bài văn của Hiếu cũng không khỏi bần thần và cầm được nước mắt.
Câu chuyện hiện thực xúc động được tô đậm hơn qua lời kể bạn bè của Hiếu và chính người mẹ trong bức thư. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, cậu trò nghèo đã tiết kiệm tiền cho gia đình bằng cách hàng ngày đem cơm với muối vừng tới lớp. Gặp Hiếu ngoài đời, không ai ngờ cậu học trò chăm làm tình nguyện lại gầy gò đến thế.
Điều đáng nể hơn cả là qua bài văn, Hiếu đã chính mình viết nên những dòng tâm sự mà hầu như không học sinh nào dám thể hiện. Một câu chuyện hiện thực xúc động chứng tỏ nghị lực của cậu trò nghèo đã chạm đến trái tim của rất nhiều người, trong đó có cả những người làm cha mẹ.
Chuyện chú chim non hấp hối và tấm lòng người thanh niên trẻ
Chú chim sẻ non bị thương nặng vì rơi từ tổ xuống. Một chàng trai tốt bụng đã đưa chú chim ấy về nhà tận tình chăm sóc và trị bệnh, cho đến khi chú chim khỏe lại, anh thả nó về với thiên nhiên.
Chú chim sẻ đáng thương được Bảo tận tình cứu chữa.
Câu chuyện về tấm lòng nhân ái của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Văn Bảo, 26 tuổi ở quận 10, TP. HCM đã làm cảm động đông đảo cư dân mạng. Không khoa trương, không tự đắc, hành động thật tuy nhỏ bé của Bảo khiến nhiều người nể phục.
Thương sinh linh bé nhỏ đang hấp hối, Bảo nhẹ nhàng nâng chú chim đặt vào lòng bàn tay và đem về nhà sưởi ấm. Mọi công việc hàng ngày của Bảo tạm gác lại, anh chuyên tâm chữa bệnh và chăm sóc từng li từng tí cho sẻ nhỏ. Thậm chí, anh còn tận tay mổ nắn lại đoạn xương sườn bị gãy và mớm từng miếng ăn cho Tèo Út – cái tên yêu mến mà mọi người dành cho chú chim.
Sau thời gian chữa trị, Tèo Út khỏi bệnh. Bảo đã đem Tèo Út ra công viên phóng sinh để chú được tự do bay lượn và sải cánh cùng đồng loại.
Câu chuyện sau đó được đăng tải trên diễn đàn chuyên về sinh vật cảnh Aquabird. Cộng đồng mạng bày tỏ sự ngạc nhiên và mến phục tấm lòng động vật, bảo vệ thiên nhiên và môi trường của chàng thanh niên tốt bụng.
Nghị lực phi thường của cậu bé 11 tuổi không tay
Một câu chuyện không xảy ra ở Việt Nam nhưng đã làm rung động biết bao tâm hồn người Việt.
Nghị lực và tinh thần lạc quan của Tae Ho đã khiến nhiều người cảm phục.
Đã có lúc, bác sĩ bảo rằng Tae Ho sẽ không sống quá 10 tuổi nhưng với nỗ lực của bản thân, Tae Ho vẫn sống rất vui vẻ, lạc quan. Dù không có tay nhưng cậu bé vẫn có thể tự mình lo các hoạt động đời sống hàng ngày như đánh răng, thay quần áo, ăn cơm thậm chí chăm sóc da mặt cho mình.
Người bạn thân nhất của cậu là cô bé Nam Goong Ingee, bạn học từ lớp 2 của Tae Ho. Goong Ingee còn bày tỏ rằng mình sẽ kết hôn với Tae Ho và không bao giờ thay đổi quyết định này.
Toàn bộ câu chuyện được trích từ một bộ phim tài liệu được phát sóng vào năm ngoái của đài MBC, Hàn Quốc, đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc và làm lay động trái tim của nhiều cư dân mạng Việt Nam.
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi xem những thước phim về Tae Ho. Hình ảnh yêu đời của cậu bé như một điểm sáng mạnh mẽ khiến bao người bật khóc rồi mỉm cười…