- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Trung tâm điều trị các rối loạn tâm lý Morningside Recovery tại quận Cam, bang California vừa mở khóa điều trị bệnh nghiện smartphone của thanh thiếu niên. Đây là một trong 3 trung tâm đầu tiên tại Mỹ triển khai chương trình cai nghiện với giáo án chuyên nghiệp.
Nomophobia, hội chứng lo lắng, sợ hãi khi bỏ quên hoặc không có smartphone bên cạnh là một căn bệnh mới được các bác sĩ đặt tên. Căn bệnh này xuất hiện do con người ngày càng bị bó buộc vào smartphone.
Chương trình này cung cấp các liệu pháp điều trị cá nhân và theo nhóm cho những khách hàng mắc chứng bệnh nomophobia. Khi tham gia chương trình, tất cả điện thoại của người dùng đều bị tịch thu và họ chỉ được tiếp xúc với chúng trong khoảng thời gian rất hạn chế.
Do bị cắt giảm hầu như toàn bộ kết nối với thế giới bên ngoài nên người mắc bệnh nomophobia sẽ phát triển những kết nối lành mạnh với những người khác qua phương thức giao tiếp trực tiếp thay vì giao tiếp qua smartphone.
Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bạn vượt qua nomophobia.
Ngoài ra, chương trình còn dạy cho khách hàng những cách tích cực để thay đổi hành vi của họ, giúp họ dễ dàng đối phó với các tác động tiêu cực của nomophobia, chẳng hạn như hoảng loạn tinh thần và lo lắng. Bệnh nhân được dạy các kỹ thuật thở hoặc thiền để họ giữ bình tĩnh trong những lúc căng thẳng.
Những buổi dã ngoại, nói chuyện trực tiếp theo nhóm sẽ giúp bạn quên dần nhu cầu sử dụng điện thoại.
Các triệu chứng cho thấy bạn đang mắc chứng nomophobia bao gồm: Thường xuyên kiểm tra điện thoại; Cố tình sử dụng điện thoại ở những địa điểm không thích hợp; Thường xuyên kiểm tra điện thoại để đảm bảo thời lượng pin.
"Mỗi ngày, hãy thử đặt điện thoại của bạn xuống trong một khoảng thời gian nhất định, không cần chính xác là bao lâu nhưng hãy cố gắng đặt điện thoại xuống trong một vài khoảnh khắc và cố tìm cách giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh",
Tiến sĩ Waterman, một trong những người tham gia điều trị nomophobia tại Morningside Recovery, cho biết.
Nomophobia, hội chứng lo lắng, sợ hãi khi bỏ quên hoặc không có smartphone bên cạnh là một căn bệnh mới được các bác sĩ đặt tên. Căn bệnh này xuất hiện do con người ngày càng bị bó buộc vào smartphone.
Con người hiện tại bị bó buộc vào smartphone tới nỗi mà họ bồn chồn, lo lắng mỗi khi không có điện thoại ở bên cạnh.
Chương trình này cung cấp các liệu pháp điều trị cá nhân và theo nhóm cho những khách hàng mắc chứng bệnh nomophobia. Khi tham gia chương trình, tất cả điện thoại của người dùng đều bị tịch thu và họ chỉ được tiếp xúc với chúng trong khoảng thời gian rất hạn chế.
Khi tham gia chương trình người dùng phải gửi điện thoại và được sử dụng một cách hạn chế.
Do bị cắt giảm hầu như toàn bộ kết nối với thế giới bên ngoài nên người mắc bệnh nomophobia sẽ phát triển những kết nối lành mạnh với những người khác qua phương thức giao tiếp trực tiếp thay vì giao tiếp qua smartphone.
Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bạn vượt qua nomophobia.
Ngoài ra, chương trình còn dạy cho khách hàng những cách tích cực để thay đổi hành vi của họ, giúp họ dễ dàng đối phó với các tác động tiêu cực của nomophobia, chẳng hạn như hoảng loạn tinh thần và lo lắng. Bệnh nhân được dạy các kỹ thuật thở hoặc thiền để họ giữ bình tĩnh trong những lúc căng thẳng.
Những buổi dã ngoại, nói chuyện trực tiếp theo nhóm sẽ giúp bạn quên dần nhu cầu sử dụng điện thoại.
Các triệu chứng cho thấy bạn đang mắc chứng nomophobia bao gồm: Thường xuyên kiểm tra điện thoại; Cố tình sử dụng điện thoại ở những địa điểm không thích hợp; Thường xuyên kiểm tra điện thoại để đảm bảo thời lượng pin.
"Mỗi ngày, hãy thử đặt điện thoại của bạn xuống trong một khoảng thời gian nhất định, không cần chính xác là bao lâu nhưng hãy cố gắng đặt điện thoại xuống trong một vài khoảnh khắc và cố tìm cách giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh",
Tiến sĩ Waterman, một trong những người tham gia điều trị nomophobia tại Morningside Recovery, cho biết.
Theo Trí thức trẻ