- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 345
Khi nào thì doanh nghiệp nên vươn ra nước ngoài? Mở rộng thị trường quốc tế đòi hỏi sự sáng suốt để những tham vọng mù quáng không phá hỏng các cơ hội vàng của doanh nghiệp.
Khi nào thì nên vươn ra nước ngoài? Và khi đó doanh nghiệp (DN) cần chuẩn bị gì để giảm thiểu rủi ro? Mở rộng thị trường quốc tế đòi hỏi sự sáng suốt để những tham vọng mù quáng không phá hỏng các cơ hội vàng của doanh nghiệp.
Có 3 nguyên tắc cơ bản mà bất kể DN nào đang nỗ lực mở rộng ra thị trường quốc tế cũng cần nắm chắc:
1. Xác định mục tiêu
Hãy tìm kiếm những thị trường có tính tương đồng với môi trường kinh doanh hiện tại. Một công ty ở Mỹ khi nhảy vào thị trường ở những quốc gia nói tiếng Anh sẽ gặp ít rào cản hơn so với những quốc gia không nói tiếng Anh.
Ở những thị trường có sự tương đồng về văn hóa với thị trường gốc nơi DN đang hoạt động sẽ không đòi hỏi DN phải điều chỉnh chiến lược nhiều.
Tuy nhiên, lãnh đạo DN phải xác định được mình muốn một thị trường dễ thâm nhập hay một thị trường tiềm năng, từ đó mới xác định chiến lược. Chẳng hạn, nếu dựa vào dân số thì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay, nhưng các công ty không sử dụng tiếng Trung sẽ rất khó có thể thâm nhập vào đây.
2. Nghiên cứu sâu về thị trường mục tiêu
Là một người lạ vừa đặt chân vào một thị trường mới, công ty cần tận dụng mọi nguồn thông tin liên quan có được để gia tăng sự hiểu biết khi xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường.
Nguồn đầu tiên là mối quan hệ chiến lược với những đối tác đã thông thạo môi trường kinh doanh ở quốc gia đó. Ví dụ, các công ty chế tạo phần cứng, cung ứng thiết bị tiêu dùng sẽ cần những đối tác sản xuất trong bước đầu thâm nhập thị trường mới. Các công ty phát triển ứng dụng điện thoại sẽ cần đối tác phân phối thiết bị để chinh phục sự chấp nhận của người sử dụng. Thiếu những đối tác chiến lược này, các công ty sẽ khó tìm được chỗ đứng ở bất kỳ thị trường mới nào.
Nguồn thứ hai là những cá nhân đã từng sinh sống tại thị trường công ty đang nhắm đến. Đây có thể là những nhân viên hoặc những bạn bè, người quen trong mạng lưới mối quan hệ của bạn. Những người khá hiểu biết về thị trường cũng như văn hóa của khu vực đang hướng đến sẽ hỗ trợ công ty mở rộng mạng lưới kết nối, xây đắp những gắn kết đầu tiên.
Nguồn thứ ba là những “chân rết” có nhiệm vụ chuyển các thông tin tại thị trường tiềm năng và quốc tế về cho công ty. Hầu hết những công ty đang dẫn đầu về công nghệ hiện nay đều có những đại diện địa phương ở thung lũng Silicon. Nhiệm vụ của các đại diện này là theo dõi những cải tiến công nghệ mới xuất hiện, thăm dò những nhà đầu tư mạo hiểm và tìm hiểu các giao dịch kinh doanh khác có liên quan đến công ty.
3. Kinh doanh thành công ở thị trường hiện tại
Cuối cùng, quan trọng nhất là công ty phải xây dựng được nền tảng thành công vững chắc tại thị trường nội địa. Đây sẽ là tấm giấy thông hành chất lượng, củng cố thêm sự tín nhiệm của các khách hàng tiềm năng với DN của bạn.
Tóm lại, một chiến lược mở rộng ra nước ngoài tốt là khi khởi đầu bằng nền tảng vững vàng của thành công ở thị trường nội, và một mạng lưới thông tin dày đặc về thị trường tiềm năng. Các quyết định chiến lược phải dựa trên sự nghiên cứu rộng và phân tích sâu về thị trường đó.
Khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, điều cuối cùng bạn cần là chấp nhận mạo hiểm để lên đường mang sản phẩm ra thế giới.
Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/hua...-phuc-thi-truong-moi-doanh-nghiep-can-la.html
Khi nào thì nên vươn ra nước ngoài? Và khi đó doanh nghiệp (DN) cần chuẩn bị gì để giảm thiểu rủi ro? Mở rộng thị trường quốc tế đòi hỏi sự sáng suốt để những tham vọng mù quáng không phá hỏng các cơ hội vàng của doanh nghiệp.
Có 3 nguyên tắc cơ bản mà bất kể DN nào đang nỗ lực mở rộng ra thị trường quốc tế cũng cần nắm chắc:
1. Xác định mục tiêu
Hãy tìm kiếm những thị trường có tính tương đồng với môi trường kinh doanh hiện tại. Một công ty ở Mỹ khi nhảy vào thị trường ở những quốc gia nói tiếng Anh sẽ gặp ít rào cản hơn so với những quốc gia không nói tiếng Anh.
Ở những thị trường có sự tương đồng về văn hóa với thị trường gốc nơi DN đang hoạt động sẽ không đòi hỏi DN phải điều chỉnh chiến lược nhiều.
Tuy nhiên, lãnh đạo DN phải xác định được mình muốn một thị trường dễ thâm nhập hay một thị trường tiềm năng, từ đó mới xác định chiến lược. Chẳng hạn, nếu dựa vào dân số thì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay, nhưng các công ty không sử dụng tiếng Trung sẽ rất khó có thể thâm nhập vào đây.
2. Nghiên cứu sâu về thị trường mục tiêu
Là một người lạ vừa đặt chân vào một thị trường mới, công ty cần tận dụng mọi nguồn thông tin liên quan có được để gia tăng sự hiểu biết khi xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường.
Nguồn đầu tiên là mối quan hệ chiến lược với những đối tác đã thông thạo môi trường kinh doanh ở quốc gia đó. Ví dụ, các công ty chế tạo phần cứng, cung ứng thiết bị tiêu dùng sẽ cần những đối tác sản xuất trong bước đầu thâm nhập thị trường mới. Các công ty phát triển ứng dụng điện thoại sẽ cần đối tác phân phối thiết bị để chinh phục sự chấp nhận của người sử dụng. Thiếu những đối tác chiến lược này, các công ty sẽ khó tìm được chỗ đứng ở bất kỳ thị trường mới nào.
Nguồn thứ hai là những cá nhân đã từng sinh sống tại thị trường công ty đang nhắm đến. Đây có thể là những nhân viên hoặc những bạn bè, người quen trong mạng lưới mối quan hệ của bạn. Những người khá hiểu biết về thị trường cũng như văn hóa của khu vực đang hướng đến sẽ hỗ trợ công ty mở rộng mạng lưới kết nối, xây đắp những gắn kết đầu tiên.
Nguồn thứ ba là những “chân rết” có nhiệm vụ chuyển các thông tin tại thị trường tiềm năng và quốc tế về cho công ty. Hầu hết những công ty đang dẫn đầu về công nghệ hiện nay đều có những đại diện địa phương ở thung lũng Silicon. Nhiệm vụ của các đại diện này là theo dõi những cải tiến công nghệ mới xuất hiện, thăm dò những nhà đầu tư mạo hiểm và tìm hiểu các giao dịch kinh doanh khác có liên quan đến công ty.
3. Kinh doanh thành công ở thị trường hiện tại
Cuối cùng, quan trọng nhất là công ty phải xây dựng được nền tảng thành công vững chắc tại thị trường nội địa. Đây sẽ là tấm giấy thông hành chất lượng, củng cố thêm sự tín nhiệm của các khách hàng tiềm năng với DN của bạn.
Tóm lại, một chiến lược mở rộng ra nước ngoài tốt là khi khởi đầu bằng nền tảng vững vàng của thành công ở thị trường nội, và một mạng lưới thông tin dày đặc về thị trường tiềm năng. Các quyết định chiến lược phải dựa trên sự nghiên cứu rộng và phân tích sâu về thị trường đó.
Khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, điều cuối cùng bạn cần là chấp nhận mạo hiểm để lên đường mang sản phẩm ra thế giới.
Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/hua...-phuc-thi-truong-moi-doanh-nghiep-can-la.html