Mụn trứng cá là gì và có nguy hiểm không?.Mụn trứng cá là một loại bệnh ảnh hưởng đến tuyến dầu của da. Những lỗ nhỏ trên da quý vị (lỗ chân lông) kết nối với tuyến dầu dưới da. Những tuyến này tạo ra chất dầu được gọi là bã nhờn. Lỗ chân lông kết nối với các tuyến này bằng một ống được gọi là nang. Bên trong nang, dầu chuyển các tế bào da chết đến bề mặt của da. Một sợi lông mỏng cũng mọc qua nang và đâm ra ngoài da. Khi nang của một tuyến da bị bít lại, mụn sẽ mọc lên.Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn trứng cá không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một loại bệnh về da khá phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy th.ì (từ 13-22 tuổi) và có thể kéo dài sang các độ tuổi khác. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là do tình trạng viêm các lỗ chân lông nơi mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết ra, vì thế bệnh thường xuất hiện ở người có làn da nhờn hoặc hỗn hợp.
Mụn trứng cá là bệnh lý ngoài da thông thường, nhưng ảnh hưởng khá lớn đến diện mạo, tâm lý... của bệnh nhân khi mà lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là thanh thiếu niên với nhu cầu giao tiếp xã hội cao. Người bệnh luôn có cảm giác bối rối, bất an, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác.
Nguyên nhân gây nên mụn trứng cá
Như chúng ta đều biết: Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Bình thường, tuyến bã nhờn - một loại tuyến tiết trong cơ thể, tiết ra chất bã nhờn (Sebum) có tác dụng làm trơn bề mặt da. Sự bài tiết của tuyến bã nhờn chịu ảnh hưởng trực tiếp của hormon sinh dục nam (Androgen). Khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết, đào thải chất bã ra ngoài.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến miệng tuyến bã bị tắc nghẽn, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm cho các chất tiết không được bài tiết kịp mà tích tụ tại lỗ chân lông.
Mụn trứng cá ở mặt
Nếu cộng thêm tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã (P. acnes) tăng sinh, hoặc kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn khác như: tụ cầu, P. ovale… gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng, nóng đỏ đau.
Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen.
Một số yếu tố làm bệnh trứng cá nặng thêm như: Yếu tố thần kinh (stress, mất ngủ…), thay đổi nội tiết (hay gặp ở lứa tuổi dậy th.ì, kỳ kinh nguyệt…), rối loạn tiêu hóa (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều… Kết hợp với việc chăm sóc da không đúng cách: thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không nhãn mác.
Điều trị mụn trứng cá như thế nào?
Mụn do các bác sĩ chuyên về các vấn đề về da (bác sĩ chuyên khoa da liễu) điều trị. Việc điều trị nhằm mục đích:
Mụn trứng cá sưng đỏ
Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo. Bác sĩ của quý vị có thể gợi ý các loại thuốc mua tự do không cần toa (OTC) hoặc thuốc theo toa. Một số thuốc trị mụn được thoa trực tiếp lên da. Các loại khác là thuốc dạng viên uống. Bác sĩ có thể yêu cầu quý vị sử dụng nhiều loại dược phẩm.
Người bị mụn trứng cá cần chăm sóc da của họ như thế nào?
Sau đây là một số cách chăm sóc da nếu quý vị bị mụn:
Điều gì khiến cho mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn?
Một số nguyên nhân có thể khiến cho mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn:
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một loại bệnh về da khá phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy th.ì (từ 13-22 tuổi) và có thể kéo dài sang các độ tuổi khác. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là do tình trạng viêm các lỗ chân lông nơi mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết ra, vì thế bệnh thường xuất hiện ở người có làn da nhờn hoặc hỗn hợp.
Mụn trứng cá là bệnh lý ngoài da thông thường, nhưng ảnh hưởng khá lớn đến diện mạo, tâm lý... của bệnh nhân khi mà lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là thanh thiếu niên với nhu cầu giao tiếp xã hội cao. Người bệnh luôn có cảm giác bối rối, bất an, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác.
Nguyên nhân gây nên mụn trứng cá
Như chúng ta đều biết: Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Bình thường, tuyến bã nhờn - một loại tuyến tiết trong cơ thể, tiết ra chất bã nhờn (Sebum) có tác dụng làm trơn bề mặt da. Sự bài tiết của tuyến bã nhờn chịu ảnh hưởng trực tiếp của hormon sinh dục nam (Androgen). Khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết, đào thải chất bã ra ngoài.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến miệng tuyến bã bị tắc nghẽn, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm cho các chất tiết không được bài tiết kịp mà tích tụ tại lỗ chân lông.
Mụn trứng cá ở mặt
Nếu cộng thêm tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã (P. acnes) tăng sinh, hoặc kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn khác như: tụ cầu, P. ovale… gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng, nóng đỏ đau.
Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen.
Một số yếu tố làm bệnh trứng cá nặng thêm như: Yếu tố thần kinh (stress, mất ngủ…), thay đổi nội tiết (hay gặp ở lứa tuổi dậy th.ì, kỳ kinh nguyệt…), rối loạn tiêu hóa (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều… Kết hợp với việc chăm sóc da không đúng cách: thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không nhãn mác.
Điều trị mụn trứng cá như thế nào?
Mụn do các bác sĩ chuyên về các vấn đề về da (bác sĩ chuyên khoa da liễu) điều trị. Việc điều trị nhằm mục đích:
- Chữa lành mụn
- Ngừng việc hình thành các mụn mới
- Ngăn ngừa sẹo
- Giúp giảm bớt cảm giác ngại khi bị mụn trứng cá.
Mụn trứng cá sưng đỏ
Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo. Bác sĩ của quý vị có thể gợi ý các loại thuốc mua tự do không cần toa (OTC) hoặc thuốc theo toa. Một số thuốc trị mụn được thoa trực tiếp lên da. Các loại khác là thuốc dạng viên uống. Bác sĩ có thể yêu cầu quý vị sử dụng nhiều loại dược phẩm.
Người bị mụn trứng cá cần chăm sóc da của họ như thế nào?
Sau đây là một số cách chăm sóc da nếu quý vị bị mụn:
- Làm sạch da một cách nhẹ nhàng. Dùng sữa rửa mặt loại nhẹ vào buổi sáng, tối và sau khi làm việc nặng nhọc. Việc chà xát da mạnh tay không giúp mụn ngừng mọc. Điều này thậm chí có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
- Cố gắng không chạm vào da. Những người nặn, bóp hoặc cạy mụn có thể bị sẹo hoặc các vết thâm trên da.
- Cạo râu một cách cẩn thận. Nếu quý vị cạo râu, quý vị có thể thử cả dao cạo điện và dao cạo an toàn để xem cái nào tốt nhất. Với dao cạo an toàn, hãy sử dụng lưỡi dao sắc. Xà phòng và nước cũng giúp làm mềm râu trước khi thoa kem cạo râu. Cạo nhẹ nhàng và chỉ cạo khi bắt buộc phải cạo.
- Tránh ánh nắng mặt trời. Nhiều loại thuốc trị mụn có thể khiến mọi người dễ bị cháy nắng hơn. Phơi nắng nhiều cũng có thể khiến da bị nhăn và tăng nguy cơ ung thư da.
- Lựa chọn đồ trang điểm cẩn thận. Không nên chọn đồ trang điểm chứa dầu. Tìm từ “noncomedogenic” (không gây mụn) trên nhãn. Điều này có nghĩa là đồ trang điểm đó sẽ không gây tắc nghẽn lỗ chân lông của quý vị. Nhưng một số người vẫn bị mụn ngay cả khi họ sử dụng những sản phẩm này.
- Gội đầu thường xuyên. Nếu tóc của quý vị nhiều dầu, quý vị có thể cần gội đầu hàng ngày.
Điều gì khiến cho mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn?
Một số nguyên nhân có thể khiến cho mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn:
- Thay đổi lượng hoóc môn ở các cô gái tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành 2 đến 7 ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt của họ bắt đầu
- Áp lực từ mũ bảo hiểm, ba lô hoặc cổ áo chật
- Ô nhiễm và độ ẩm cao
- Nặn hoặc cạy mụn
- Chà xát mạnh lên da.