- Tham gia
- 2/1/2013
- Bài viết
- 24
ên sách : Mùi Hương Tác giả: Patrick Süskind
Người dịch : Lê Chu Cầu
NXB Văn Học – Cty VHTT Nhã Nam – 2007
—————————
“Lần đầu tiên, họ đã làm điều đó vì tình yêu”
Trên bìa sách của bản phát hành tại Việt Nam, có một câu phê bình trích dẫn rằng đây là “Lời đáp trả của Châu Âu đối với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh”. Đem một cuốn sách, duy nhất một cuốn sách, ra làm đối trọng với cả một nền văn học! Tuy những câu trích dẫn in trên bìa sách như thế mang tính PR/marketing nhiều hơn là cho người đọc một định hướng chính xác về cuốn sách họ đang cầm trên tay, nhưng với Mùi Hương – Das Pafume của Patrick Süskind, tôi luôn có một niềm tin, gần đến như sùng tín, rằng những lời ấy là “thật”. Hoặc là, tất cả những ai đã, đang và sẽ ca ngợi Mùi Hương đều bị nó mê hoặc, đến mức viết ra tất cả những lời hoa mỹ trên bằng tình yêu thuần khiết.
Bạn có gì trong cuốn sách được viết ra bằng giọng văn lãnh đạm này? Một tên sát nhân, sự điên khùng của hắn, sự thần thánh của hắn, tài năng của hắn, đam mê của hắn, tình yêu mà hắn ban phát cho tất cả mọi người thông qua chuyến hành trình khiếp đảm và chói sáng. Paris thế kỷ XVIII, một ngày hè, tất thảy mọi thứ mùi hôi trùm phủ trong cái nóng, Jean Baptise Gernouille ra đời giữa chợ cá, trong cái biển mùi ấy.
“Vào cái thời mà chúng ta đang nói tới ấy thì các thành phố bị bao phủ bởi một thứ mùi hôi mà con người văn minh ngày nay không thể hình dung nổi. Đường xá hôi mùi phân, sân sau hôi mùi nước tiểu, cầu thang hôi mùi gỗ mủn và phân chuột, bếp hôi mùi bắp cải thối và mỡ cừu, những căn phòng đọng khí hôi mùi bụi lưu cữu, buồng ngủ hôi mùi khăn gi.ường nhơn nhớt, mùi nệm nhồi lông ẩm ướt và mùi ngọt hăng của bô nước tiểu. Ống khói hôi mùi lưu huỳnh, lò thuộc da hôi mùi dung dịch kiềm, lò mổ hôi mùi máu đông. Người hôi mùi mồ hôi và áo quần lâu không giặt, miệng hôi mùi răng sâu, từ bao tử toả ra mùi hành và khi cơ thể không còn trẻ trung nữa thì hôi mùi pho mát oi, mùi sữa chua và mùi ung nhọt. Sông hôi, quảng trường hôi, nhà thờ hôi, gầm cầu hôi mà cung điện cũng hôi. Người nông dân cũng hôi như vị linh mục, gã học việc cũng hôi như vợ người thợ cả, toàn giới quý tộc hôi, phải, ngay cả đức vua cũng hôi như một con thú dữ, còn hoàng hậu hôi như một con dê già, mùa hè cũng như mùa đông. Bởi vì vào thế kỷ 18 những hoạt động phân huỷ của vi khuẩn không gặp cản trở nào, cho nên không có hoạt động nào của con người, dù là xây dựng hay huỷ hoại, không biểu lộ nào của mầm sống hay sự tàn lụi lại không đi kèm với mùi hôi.”
Và rồi cuộc đời của một thiên tài, một thằng điên, một kẻ sát nhân bắt đầu.
Thằng nhóc Gernouille bị bỏ rơi, bị chà đạp, nhưng vẫn sống sót, èo uột mà kiên cường. Hắn trở thành một thợ phụ trong một tiệm chế nước hoa. Hắn đến Grasse để học bí quyết chưng cất tinh dầu. Hắn nhận ra th.ân thể dị dạng của chính mình, một th.ân thể ma quỉ, và cuộc hành trình khủng khiếp của Gernouille để truy tìm tính “người” của mình – sự hòa nhập xã hội đáng ao ước, đã dẫn đến việc hắn tạo ra được thứ nước hoa tuyệt vời nhất từ mùi hương th.ân thể của hai mươi lăm trinh nữ. Cái chết của hai mươi lăm trinh nữ đã khiến Grasse phẫn nộ, nhất là Laura – người con gái đẹp nhất, vị cuối cùng để làm thăng hoa tác phẩm của Gernouille. Grasse đòi xử tử Gernouille. Trên pháp trường, hắn – với thứ mùi hương thần thánh – khiến Grasse mê muội và thủ phục. Gernouille đã đạt được mục đích và còn hơn thế. Từ một kẻ không có mùi, hắn đã sở hữu được mùi hương hoàn hảo nhất, và do đó, đã mang dáng dấp của thiên sứ.
Gernouille là thiên tài về mùi hương. Hắn nhận biết được mọi loại mùi trên thế giới. Đồng thời niềm đam mê đến độ giống như một đức tin tôn giáo của hắn đối với thế giới của hương thơm. Hắn cũng biết ra được một chân lý: con người có mùi. Bất cứ ai đều có một loại mùi hương riêng biệt, như một đặc điểm xác minh vô hình mà chính xác rằng ta là ai. Nhưng Gernouille không có mùi, và với sự nhạy cảm của hắn, hắn đã lâm vào một bi kịch đau đớn của sự lạc lối khôn cùng. Chính từ đó, ý chí theo đuổi mùi hương tối thượng – biểu tượng của cái đẹp, mới bùng lên mạnh mẽ, dẫn hắn vào con đường của giết chóc – biểu tượng hoàn hảo của cái ác. Và cuối cùng, khi mong ước đã hoàn thành, Gernouille lại phát hiện ra rằng tất cả đều là giả dối. Cái kết thúc, khi Gernouille tưới tắm thứ nước hoa ấy lên người, đi đến chính nơi hắn sinh ra, một lần nữa tỏa sáng và để người ta ngấu nghiến hắn đến độ một mảnh xương cũng không còn, là đỉnh cao của sự tuyệt vọng lẫn thăng hoa. Một kết thúc kinh khủng nhưng đồng thời cũng truyền vào lòng người đọc thứ xúc cảm kỳ lạ, vừa thán phục vừa run rẩy, rất tiệm cận với sự choáng váng mang tính chất truyền thuyết của một con chiên khi nhìn thấy đức Chúa trời.
“Sau khi ăn xong bữa, lũ ăn thịt người tụ lại bên đống lửa, không ai nói một lời. Họ hơi lúng túng, không dám nhìn nhau. Mỗi kẻ trong bọn họ, dù nam hay nữ, đều đã từng một lần giết người hay phạm một tội ác đê tiện. Nhưng mà ăn thịt người? Một sự khủng khiếp đến như thế thì không đời nào có đủ can đảm, họ thầm nghĩ. Họ ngạc nhiên sao họ lại có thể ăn dễ dàng như vậy và cho dù băn khoăn, họ không cảm thấy lương tâm cắn rứt tí nào. Ngược lại! Tuy bao tử có hơi anh ách nhưng lòng họ lâng lâng. Trong cái tâm hồn u ám của h. chợt lao xao một niềm hoan hỉ. Rồi gương mặt của họ hơi bừng sáng vì hạnh phúc như gương mặt thiếu nữ. Có thể vì thế mà họ ngượng ngùng, không dám ngước mặt lên, nhìn vào mắt nhau.
Rồi khi họ dám nhìn nhau, mới đầu còn lén lút sau chẳng e dè gì nữa, thì họ không nhịn được cười. Họ vô cùng tự hào. Lần đầu tiên họ đã hành động vì tình yêu.”
————————–
Tất cả tài sản Jean Baptiste Gernouille có là cái mũi. Tất cả đam mê của hắn là nằm trong thế giới bất tận của mùi hương. Tất cả các giác quan khác bị bịt kín, chỉ còn khứu giác và bộ não. Cái mũi của Gerouille, trí tưởng tượng của bạn. Qua mùi hương, hắn nhận biết thế giới, chìm đắm trong cái bể ngập ngụa hàng triệu thứ mùi khác nhau, thậm chí cả mỗi người cũng có một mùi riêng biệt, và rồi sự thăng hoa của tất cả mùi trên thế giới tập trung vào từng giọt tinh túy của nước hoa. Nghệ thuật, sự sùng bái, toàn bộ tình yêu và nhục cảm thế gian đều nằm trong những giọt tinh dầu sóng sánh nọ. Và cái thế giới chỉ dùng miêu tả về mùi mà vẽ ra cả một khung cảnh rực rỡ chói sáng ấy, bạn phải cảm nhận bằng chính trí tưởng tượng của mình. Cái mũi của Gernouille, trí não của bạn, tất cả mọi cảm xúc điên rồ, sợ hãi đến run rẩy, đồng thời cũng phi thường, tất cả rồi sẽ hiện ra trong bạn một cách đầy mê hoặc.
Patrick Süskind còn hơn cả một tài năng văn chương đơn thuần. Chỉ bằng một câu chuyện trước hết được kể ra bằng tình tiết và ngôn từ ngắn gọn, thậm chí đến mức gần như là tả thực và không có một biện pháp cố ý gây hấp dẫn nào, ông đã tạo ra sức mê hoặc lạ lùng cho cuốn sách. “Hấp dẫn” và “ly kỳ” không còn là những từ đủ sức diễn tả sức hút của Mùi Hương. Như chính cuộc đời Gernouille, Mùi Hương là một tổng hòa của nghệ thuật, cái đẹp, cái điên loạn, sự đen tối bẩn thỉu, sự thăng hoa rực rỡ. Cái thế giới ngôn từ của Mùi Hương không chứa chút cảm xúc riêng tư nào. Câu chuyện diễn ra dưới giọng trần thuật thôi cũng đã năng khiến người ta choáng váng.
Nếu phải nói gì đó về ý nghĩa nhân sinh của cuốn sách này, thiết nghĩ Patrick Süskind cũng đã nhắc đến đề tài gai góc nhất của nhân tính, là câu hỏi của sự ám ảnh ngàn năm. “Ta là ai?”. Gernouille phải đi tìm câu trả lời cho riêng hắn bằng cách tạo ra cho mình một mùi hương hoàn mĩ nhằm che lấp đi cái khiếm khuyết không thể tha thứ được của việc không có mùi, tức đồng nghĩa với việc không phải con người. Holden Caufield chán đời, cũng chỉ bởi không biết hắn là cái mẹ gì trong cuộc đời chết bầm này. Haruki Murakami đẩy tất cả nhân vật của ông vào sự cô đơn tận cùng cũng chỉ đi tìm bản ngã của mình. Cả Paul Auster, cả Geogre Orwell, cùng nhiều tác giả hiện đại khác. “Ta là ai trong thế giới này?”. Cho nhân vật hỏi, cũng là để độc giả hỏi. Thế giới này rộng lớn quá, lớn, mê hoặc và nguy hiểm đến nỗi đôi khi chỉ việc hỏi “Ta là ai?” cũng có thể đẩy bản thân vào một cuộc hành trình mang tính chất hủy diệt. Nếu có khác đi, là sự hủy diệt trong Mùi Hương lại tỏa sáng đến chói mắt và được thăng hoa bằng cái đẹp của hương thơm.
———————-
Bản thân tôi xem phim Das Pafume trước khi đọc sách. Và, làm sao thế giới của mùi hương có thể đưa lên màn ảnh được? Nghĩ lại, có lẽ là không, nhưng đã ở một mức nào đó tiệm cận. Những nhà làm phim đã dùng cảnh quay và âm nhạc xuất sắc để lột tả cảm giác được thăng hoa cùng với hành trình của Gernouille. Âm nhạc đẹp đến độ khiến sự thần thánh được lột tả ở dạng thức diệu kỳ nhất, thậm chí che đi cả sự điên lọan và sự tàn ác của Gernouille. Khi xem phim, tình yêu và sự sùng kính được biểu đạt nhiều hơn tội ác, điều đó khiến bộ phim vừa mang tính thẩm mỹ bay bổng hơn, nhưng lại có đôi phần quên đi tính chất “trần thuật” của nguyên tác. Nhiều người bảo sách hay hơn phim, vài người khác lại bảo phim với sách hay như sau. Riêng tôi, tôi say mê cả hai, và đặc biệt thích nam diễn viên người Anh đóng vai Gernouille – Ben Wishaw
Và, đã nói về nhạc phim thì, tôi cũng muốn đưa lên đây một soundtrack – Meeting Laura. Lời dịch của bài này (sang tiếng Anh), là thế này:
To the soul will fit, more harmonic
The music, the only caress, over an unattractive body
And like that it breathes
The sumptuous note
So that will be the image of an angel
Who will set free the most pure
I’ll talk about
The music, the tears, full of love
With my note, to see her again, to wake her up.
If revealed I’ll be able to listen to her, in the premature fetus
And like that I’ll stay.
Người dịch : Lê Chu Cầu
NXB Văn Học – Cty VHTT Nhã Nam – 2007
—————————
“Lần đầu tiên, họ đã làm điều đó vì tình yêu”
Bạn có gì trong cuốn sách được viết ra bằng giọng văn lãnh đạm này? Một tên sát nhân, sự điên khùng của hắn, sự thần thánh của hắn, tài năng của hắn, đam mê của hắn, tình yêu mà hắn ban phát cho tất cả mọi người thông qua chuyến hành trình khiếp đảm và chói sáng. Paris thế kỷ XVIII, một ngày hè, tất thảy mọi thứ mùi hôi trùm phủ trong cái nóng, Jean Baptise Gernouille ra đời giữa chợ cá, trong cái biển mùi ấy.
“Vào cái thời mà chúng ta đang nói tới ấy thì các thành phố bị bao phủ bởi một thứ mùi hôi mà con người văn minh ngày nay không thể hình dung nổi. Đường xá hôi mùi phân, sân sau hôi mùi nước tiểu, cầu thang hôi mùi gỗ mủn và phân chuột, bếp hôi mùi bắp cải thối và mỡ cừu, những căn phòng đọng khí hôi mùi bụi lưu cữu, buồng ngủ hôi mùi khăn gi.ường nhơn nhớt, mùi nệm nhồi lông ẩm ướt và mùi ngọt hăng của bô nước tiểu. Ống khói hôi mùi lưu huỳnh, lò thuộc da hôi mùi dung dịch kiềm, lò mổ hôi mùi máu đông. Người hôi mùi mồ hôi và áo quần lâu không giặt, miệng hôi mùi răng sâu, từ bao tử toả ra mùi hành và khi cơ thể không còn trẻ trung nữa thì hôi mùi pho mát oi, mùi sữa chua và mùi ung nhọt. Sông hôi, quảng trường hôi, nhà thờ hôi, gầm cầu hôi mà cung điện cũng hôi. Người nông dân cũng hôi như vị linh mục, gã học việc cũng hôi như vợ người thợ cả, toàn giới quý tộc hôi, phải, ngay cả đức vua cũng hôi như một con thú dữ, còn hoàng hậu hôi như một con dê già, mùa hè cũng như mùa đông. Bởi vì vào thế kỷ 18 những hoạt động phân huỷ của vi khuẩn không gặp cản trở nào, cho nên không có hoạt động nào của con người, dù là xây dựng hay huỷ hoại, không biểu lộ nào của mầm sống hay sự tàn lụi lại không đi kèm với mùi hôi.”
Và rồi cuộc đời của một thiên tài, một thằng điên, một kẻ sát nhân bắt đầu.
Thằng nhóc Gernouille bị bỏ rơi, bị chà đạp, nhưng vẫn sống sót, èo uột mà kiên cường. Hắn trở thành một thợ phụ trong một tiệm chế nước hoa. Hắn đến Grasse để học bí quyết chưng cất tinh dầu. Hắn nhận ra th.ân thể dị dạng của chính mình, một th.ân thể ma quỉ, và cuộc hành trình khủng khiếp của Gernouille để truy tìm tính “người” của mình – sự hòa nhập xã hội đáng ao ước, đã dẫn đến việc hắn tạo ra được thứ nước hoa tuyệt vời nhất từ mùi hương th.ân thể của hai mươi lăm trinh nữ. Cái chết của hai mươi lăm trinh nữ đã khiến Grasse phẫn nộ, nhất là Laura – người con gái đẹp nhất, vị cuối cùng để làm thăng hoa tác phẩm của Gernouille. Grasse đòi xử tử Gernouille. Trên pháp trường, hắn – với thứ mùi hương thần thánh – khiến Grasse mê muội và thủ phục. Gernouille đã đạt được mục đích và còn hơn thế. Từ một kẻ không có mùi, hắn đã sở hữu được mùi hương hoàn hảo nhất, và do đó, đã mang dáng dấp của thiên sứ.
Gernouille là thiên tài về mùi hương. Hắn nhận biết được mọi loại mùi trên thế giới. Đồng thời niềm đam mê đến độ giống như một đức tin tôn giáo của hắn đối với thế giới của hương thơm. Hắn cũng biết ra được một chân lý: con người có mùi. Bất cứ ai đều có một loại mùi hương riêng biệt, như một đặc điểm xác minh vô hình mà chính xác rằng ta là ai. Nhưng Gernouille không có mùi, và với sự nhạy cảm của hắn, hắn đã lâm vào một bi kịch đau đớn của sự lạc lối khôn cùng. Chính từ đó, ý chí theo đuổi mùi hương tối thượng – biểu tượng của cái đẹp, mới bùng lên mạnh mẽ, dẫn hắn vào con đường của giết chóc – biểu tượng hoàn hảo của cái ác. Và cuối cùng, khi mong ước đã hoàn thành, Gernouille lại phát hiện ra rằng tất cả đều là giả dối. Cái kết thúc, khi Gernouille tưới tắm thứ nước hoa ấy lên người, đi đến chính nơi hắn sinh ra, một lần nữa tỏa sáng và để người ta ngấu nghiến hắn đến độ một mảnh xương cũng không còn, là đỉnh cao của sự tuyệt vọng lẫn thăng hoa. Một kết thúc kinh khủng nhưng đồng thời cũng truyền vào lòng người đọc thứ xúc cảm kỳ lạ, vừa thán phục vừa run rẩy, rất tiệm cận với sự choáng váng mang tính chất truyền thuyết của một con chiên khi nhìn thấy đức Chúa trời.
“Sau khi ăn xong bữa, lũ ăn thịt người tụ lại bên đống lửa, không ai nói một lời. Họ hơi lúng túng, không dám nhìn nhau. Mỗi kẻ trong bọn họ, dù nam hay nữ, đều đã từng một lần giết người hay phạm một tội ác đê tiện. Nhưng mà ăn thịt người? Một sự khủng khiếp đến như thế thì không đời nào có đủ can đảm, họ thầm nghĩ. Họ ngạc nhiên sao họ lại có thể ăn dễ dàng như vậy và cho dù băn khoăn, họ không cảm thấy lương tâm cắn rứt tí nào. Ngược lại! Tuy bao tử có hơi anh ách nhưng lòng họ lâng lâng. Trong cái tâm hồn u ám của h. chợt lao xao một niềm hoan hỉ. Rồi gương mặt của họ hơi bừng sáng vì hạnh phúc như gương mặt thiếu nữ. Có thể vì thế mà họ ngượng ngùng, không dám ngước mặt lên, nhìn vào mắt nhau.
Rồi khi họ dám nhìn nhau, mới đầu còn lén lút sau chẳng e dè gì nữa, thì họ không nhịn được cười. Họ vô cùng tự hào. Lần đầu tiên họ đã hành động vì tình yêu.”
————————–
Tất cả tài sản Jean Baptiste Gernouille có là cái mũi. Tất cả đam mê của hắn là nằm trong thế giới bất tận của mùi hương. Tất cả các giác quan khác bị bịt kín, chỉ còn khứu giác và bộ não. Cái mũi của Gerouille, trí tưởng tượng của bạn. Qua mùi hương, hắn nhận biết thế giới, chìm đắm trong cái bể ngập ngụa hàng triệu thứ mùi khác nhau, thậm chí cả mỗi người cũng có một mùi riêng biệt, và rồi sự thăng hoa của tất cả mùi trên thế giới tập trung vào từng giọt tinh túy của nước hoa. Nghệ thuật, sự sùng bái, toàn bộ tình yêu và nhục cảm thế gian đều nằm trong những giọt tinh dầu sóng sánh nọ. Và cái thế giới chỉ dùng miêu tả về mùi mà vẽ ra cả một khung cảnh rực rỡ chói sáng ấy, bạn phải cảm nhận bằng chính trí tưởng tượng của mình. Cái mũi của Gernouille, trí não của bạn, tất cả mọi cảm xúc điên rồ, sợ hãi đến run rẩy, đồng thời cũng phi thường, tất cả rồi sẽ hiện ra trong bạn một cách đầy mê hoặc.
Patrick Süskind còn hơn cả một tài năng văn chương đơn thuần. Chỉ bằng một câu chuyện trước hết được kể ra bằng tình tiết và ngôn từ ngắn gọn, thậm chí đến mức gần như là tả thực và không có một biện pháp cố ý gây hấp dẫn nào, ông đã tạo ra sức mê hoặc lạ lùng cho cuốn sách. “Hấp dẫn” và “ly kỳ” không còn là những từ đủ sức diễn tả sức hút của Mùi Hương. Như chính cuộc đời Gernouille, Mùi Hương là một tổng hòa của nghệ thuật, cái đẹp, cái điên loạn, sự đen tối bẩn thỉu, sự thăng hoa rực rỡ. Cái thế giới ngôn từ của Mùi Hương không chứa chút cảm xúc riêng tư nào. Câu chuyện diễn ra dưới giọng trần thuật thôi cũng đã năng khiến người ta choáng váng.
Nếu phải nói gì đó về ý nghĩa nhân sinh của cuốn sách này, thiết nghĩ Patrick Süskind cũng đã nhắc đến đề tài gai góc nhất của nhân tính, là câu hỏi của sự ám ảnh ngàn năm. “Ta là ai?”. Gernouille phải đi tìm câu trả lời cho riêng hắn bằng cách tạo ra cho mình một mùi hương hoàn mĩ nhằm che lấp đi cái khiếm khuyết không thể tha thứ được của việc không có mùi, tức đồng nghĩa với việc không phải con người. Holden Caufield chán đời, cũng chỉ bởi không biết hắn là cái mẹ gì trong cuộc đời chết bầm này. Haruki Murakami đẩy tất cả nhân vật của ông vào sự cô đơn tận cùng cũng chỉ đi tìm bản ngã của mình. Cả Paul Auster, cả Geogre Orwell, cùng nhiều tác giả hiện đại khác. “Ta là ai trong thế giới này?”. Cho nhân vật hỏi, cũng là để độc giả hỏi. Thế giới này rộng lớn quá, lớn, mê hoặc và nguy hiểm đến nỗi đôi khi chỉ việc hỏi “Ta là ai?” cũng có thể đẩy bản thân vào một cuộc hành trình mang tính chất hủy diệt. Nếu có khác đi, là sự hủy diệt trong Mùi Hương lại tỏa sáng đến chói mắt và được thăng hoa bằng cái đẹp của hương thơm.
———————-
Bản thân tôi xem phim Das Pafume trước khi đọc sách. Và, làm sao thế giới của mùi hương có thể đưa lên màn ảnh được? Nghĩ lại, có lẽ là không, nhưng đã ở một mức nào đó tiệm cận. Những nhà làm phim đã dùng cảnh quay và âm nhạc xuất sắc để lột tả cảm giác được thăng hoa cùng với hành trình của Gernouille. Âm nhạc đẹp đến độ khiến sự thần thánh được lột tả ở dạng thức diệu kỳ nhất, thậm chí che đi cả sự điên lọan và sự tàn ác của Gernouille. Khi xem phim, tình yêu và sự sùng kính được biểu đạt nhiều hơn tội ác, điều đó khiến bộ phim vừa mang tính thẩm mỹ bay bổng hơn, nhưng lại có đôi phần quên đi tính chất “trần thuật” của nguyên tác. Nhiều người bảo sách hay hơn phim, vài người khác lại bảo phim với sách hay như sau. Riêng tôi, tôi say mê cả hai, và đặc biệt thích nam diễn viên người Anh đóng vai Gernouille – Ben Wishaw
Và, đã nói về nhạc phim thì, tôi cũng muốn đưa lên đây một soundtrack – Meeting Laura. Lời dịch của bài này (sang tiếng Anh), là thế này:
To the soul will fit, more harmonic
The music, the only caress, over an unattractive body
And like that it breathes
The sumptuous note
So that will be the image of an angel
Who will set free the most pure
I’ll talk about
The music, the tears, full of love
With my note, to see her again, to wake her up.
If revealed I’ll be able to listen to her, in the premature fetus
And like that I’ll stay.