Kynangchuyennghiep
Học tập, làm việc hiệu quả với kynangchuyennghiep
- Tham gia
- 2/12/2014
- Bài viết
- 6
Viết gì trong Mục tiêu nghề nghiệp của CV
Đối với từng đối tượng có số năm kinh nghiệm khác nhau thì mục tiêu nghề nghiệp sẽ khác nhau, đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có mục tiêu rõ ràng thì phần này trong CV sẽ là Orientation (Định hướng nghề nghiệp). Riêng đối với người đã có kinh nghiệm và mục tiêu rõ ràng thì phần này có thể được thay bằng Career Objective (Mục tiêu nghề nghiệp).
1.Như đã đề cập ở trên, đối với sinh viên hoặc người chưa có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng thì họ sẽ cần thể hiện những định hướng của mình (Orientation). Ứng viên này đã cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn và định hướng của mình, và đặc biệt định hướng này giúp ích cho vị trí ứng tuyển.
2. Riêng đối với những bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng thì cách nhanh nhất để giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn là: Hãy tập trung vào những thành tựu, kỹ năng, kiến thức mà bạn mong muốn đạt được trong quá trình làm việc hay những vị trí nhất định. Và những mục tiêu này phải có khả năng định lượng cũng như tính khả thi.
3. Một lưu ý nhỏ khi viết phần Career Objective là nếu bạn chỉ muốn học hỏi kinh nghiệm trong khoảng 1 – 2 năm và sau đó thành lập doanh nghiệp riêng thì không nên đề cập trong CV vì điều này sẽ khiến bạn bị loại ngay lập tức, nhà tuyển dụng hoàn toàn không muốn nhân viên mình dành thời gian, chi phí đào tạo trong 2 năm sau đó xin nghỉ và tự kinh doanh.
Sau đây là một ví dụ về cách viết Career Objective
1 – 3 năm: Tự phát triển, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong tiếp thị, bán hàng & dịch vụ khách hàng.
4 – 6 năm: Làm ở vị trí cấp cao.
Bạn có thể thấy được mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên này có thời gian cụ thể và tập trung vào lĩnh vực đang ứng tuyển tại công ty. Một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng như thế này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng đánh giá được khả năng cầu tiến và hoạch định của bạn.
Đối với từng đối tượng có số năm kinh nghiệm khác nhau thì mục tiêu nghề nghiệp sẽ khác nhau, đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có mục tiêu rõ ràng thì phần này trong CV sẽ là Orientation (Định hướng nghề nghiệp). Riêng đối với người đã có kinh nghiệm và mục tiêu rõ ràng thì phần này có thể được thay bằng Career Objective (Mục tiêu nghề nghiệp).
1.Như đã đề cập ở trên, đối với sinh viên hoặc người chưa có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng thì họ sẽ cần thể hiện những định hướng của mình (Orientation). Ứng viên này đã cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn và định hướng của mình, và đặc biệt định hướng này giúp ích cho vị trí ứng tuyển.
2. Riêng đối với những bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng thì cách nhanh nhất để giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn là: Hãy tập trung vào những thành tựu, kỹ năng, kiến thức mà bạn mong muốn đạt được trong quá trình làm việc hay những vị trí nhất định. Và những mục tiêu này phải có khả năng định lượng cũng như tính khả thi.
3. Một lưu ý nhỏ khi viết phần Career Objective là nếu bạn chỉ muốn học hỏi kinh nghiệm trong khoảng 1 – 2 năm và sau đó thành lập doanh nghiệp riêng thì không nên đề cập trong CV vì điều này sẽ khiến bạn bị loại ngay lập tức, nhà tuyển dụng hoàn toàn không muốn nhân viên mình dành thời gian, chi phí đào tạo trong 2 năm sau đó xin nghỉ và tự kinh doanh.
Sau đây là một ví dụ về cách viết Career Objective
1 – 3 năm: Tự phát triển, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong tiếp thị, bán hàng & dịch vụ khách hàng.
4 – 6 năm: Làm ở vị trí cấp cao.
Bạn có thể thấy được mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên này có thời gian cụ thể và tập trung vào lĩnh vực đang ứng tuyển tại công ty. Một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng như thế này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng đánh giá được khả năng cầu tiến và hoạch định của bạn.