Vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh, đi vào đường cấm, đi ngược chiều vào đường một chiều... sẽ bị phạt 300.000-500.000 đồng và tước bằng lái 30 ngày. Những mức phạt trên quả là quá sức đối với người nghèo.
Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng vào ngày 20/5/2010: phạt gấp đôi 7 lỗi vi phạm giao thông đường bộ trong nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn một năm thực hiện nghị quyết, tình hình giao thông ở hai thành phố trên không những không được cải thiện mà còn làm trầm trọng thêm một số vấn đề xã hội gây bức xúc trong nhân dân.
Tình trạng tiêu cực trong xử phạt giao thông đã và đang là vấn nạn của ngành cảnh sát và là điều bức xúc trong dân chúng. Trước khi có nghị định 34, lỗi đi xe máy vào đường một chiều sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng. Người vi phạm cho rằng mức xử phạt trên là hợp lý và sẵn sàng nộp phạt theo quy định.
Nhưng với mức xử phạt mới là 300.000 - 500.000 đồng và tước bằng lái trong 30 ngày thì có người chọn phương án đi “cửa sau” với mức cũ. Vừa đỡ mất nhiều tiền mà lại không bị treo bằng. Không phải tất cả các đồng chí cảnh sát giao thông đều thỏa hiệp được, nhưng cũng không ít người đã thu lợi rất nhiều từ việc này.
Một bạn sinh viên từng kể với tôi về việc bạn bị phạt 400.000 và tước bằng 30 ngày cho lỗi đi ngược chiều, trong khi đó nhiều người khác cũng bị lỗi tương tự mà không thấy bị lập biên bản.
Theo quy định thì các lỗi như: Không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường, chỉ dẫn của người hướng dẫn giao thông; dừng đỗ không đúng nơi quy định; đón trả khách trái phép; đổ phế thải bừa bãi; chạy quá tốc độ; lái xe uống rượu bia... bị phạt gấp đôi. Với rất nhiều lỗi “được” phạt gấp đôi trên, thì không biết sẽ có bao nhiêu tiền xử phạt bị thất thoát?
Theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, từ 20/5, tại Hà Nội, TP HCM người đi xe máy vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh, đi vào đường cấm, đi ngược chiều vào đường một chiều... sẽ bị phạt 300.000-500.000 đồng và tước bằng lái 30 ngày (mức chung áp dụng ở các nơi khác là 100.000-400.000 đồng).
Với nhiều người thì số tiền vài trăm ngàn không đáng là bao. Nhưng với người lao động chân tay thì đó là lớn. Mức phạt cũ, người nghèo có thể cắn răng chịu phạt vì họ vẫn còn bằng lái, vẫn tiếp tục có thể kiếm sống.
Nhìn qua những mức phạt trên quả là quá sức đối với người nghèo. Nếu họ có trót vi phạm thì không ít người đã chọn giải pháp tháo chạy khỏi cảnh sát, gây nguy hiểm cho mọi người và hỗn loạn đường phố.
Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng vào ngày 20/5/2010: phạt gấp đôi 7 lỗi vi phạm giao thông đường bộ trong nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn một năm thực hiện nghị quyết, tình hình giao thông ở hai thành phố trên không những không được cải thiện mà còn làm trầm trọng thêm một số vấn đề xã hội gây bức xúc trong nhân dân.
Tình trạng tiêu cực trong xử phạt giao thông đã và đang là vấn nạn của ngành cảnh sát và là điều bức xúc trong dân chúng. Trước khi có nghị định 34, lỗi đi xe máy vào đường một chiều sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng. Người vi phạm cho rằng mức xử phạt trên là hợp lý và sẵn sàng nộp phạt theo quy định.
Nhưng với mức xử phạt mới là 300.000 - 500.000 đồng và tước bằng lái trong 30 ngày thì có người chọn phương án đi “cửa sau” với mức cũ. Vừa đỡ mất nhiều tiền mà lại không bị treo bằng. Không phải tất cả các đồng chí cảnh sát giao thông đều thỏa hiệp được, nhưng cũng không ít người đã thu lợi rất nhiều từ việc này.
Một bạn sinh viên từng kể với tôi về việc bạn bị phạt 400.000 và tước bằng 30 ngày cho lỗi đi ngược chiều, trong khi đó nhiều người khác cũng bị lỗi tương tự mà không thấy bị lập biên bản.
Theo quy định thì các lỗi như: Không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường, chỉ dẫn của người hướng dẫn giao thông; dừng đỗ không đúng nơi quy định; đón trả khách trái phép; đổ phế thải bừa bãi; chạy quá tốc độ; lái xe uống rượu bia... bị phạt gấp đôi. Với rất nhiều lỗi “được” phạt gấp đôi trên, thì không biết sẽ có bao nhiêu tiền xử phạt bị thất thoát?
Theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, từ 20/5, tại Hà Nội, TP HCM người đi xe máy vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh, đi vào đường cấm, đi ngược chiều vào đường một chiều... sẽ bị phạt 300.000-500.000 đồng và tước bằng lái 30 ngày (mức chung áp dụng ở các nơi khác là 100.000-400.000 đồng).
Với nhiều người thì số tiền vài trăm ngàn không đáng là bao. Nhưng với người lao động chân tay thì đó là lớn. Mức phạt cũ, người nghèo có thể cắn răng chịu phạt vì họ vẫn còn bằng lái, vẫn tiếp tục có thể kiếm sống.
Nhìn qua những mức phạt trên quả là quá sức đối với người nghèo. Nếu họ có trót vi phạm thì không ít người đã chọn giải pháp tháo chạy khỏi cảnh sát, gây nguy hiểm cho mọi người và hỗn loạn đường phố.
Theo vnexpress