- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Cách ít ngày trước Tết, tôi không nhận ra sự thay đổi của đất trời, đi chợ với mẹ như một nghĩa vụ, thở dài cảm thán những ngày Tết buồn chán tẻ nhạt chỉ như những ngày nghỉ dài. Nhưng có bố về mọi chuyện lại khác.
1. Những ngày cuối năm không khí trong nhà tôi không có gì khác lạ. Nếu như những gia đình khác lục đục mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa đón Xuân mới về thì nhà tôi vẫn mỗi người một nơi. Mẹ tôi làm việc từ sáng đến tối tại cửa hàng ăn gia đình, chị em tôi tiếp tục với đống bài vở hẹn trả thầy cô ngay sau Tết. Còn bố tôi vẫn ở phương xa chưa có lịch hẹn về đoàn tụ cùng mẹ con tôi những ngày Tết sắp tới. Tết là đoàn viên, là sum họp, nhưng với tôi, những ngày Tết như những ngày nghỉ dài, không có gì đặc biệt.
- Năm nay nhà mình mua cành đào, một ít bánh kẹo tết, cũng không cần nhiều con nhỉ?
Mẹ tôi gón gọn mấy từ đơn giản, vừa ghi chép sổ sách bán hàng vừa nhắc nhở tôi. Hai mươi bảy Tết, nhà tôi vẫn bình chân như vại. Bởi hai mươi tám mẹ tôi mới bắt đầu nghỉ công việc ở cửa hàng để chăm lo cho gia đình. Chị em tôi ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cuộc sống đơn giản của ba mẹ con vẫn trôi qua đều đặn như thế kể từ ngày bố tôi đi. Đã có lúc tôi nghĩ, bố tôi đừng bao giờ trở về với cuộc sống bình yên của tổ ấm khuyết này thêm một lần nào nữa. Đã có lúc tôi nghĩ, mẹ con tôi cứ ấp ủ những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tự mang lại hạnh phúc. Người đàn ông trong gia đình chỉ có ý nghĩa khi trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy. Mà điều ấy, bố tôi đã lỡ tay đánh mất từ trong quá khứ.
Tôi mang đống xoong nồi ra cọ rửa, trong đầu hiển hiện lại rõ nét từng chi tiết, từng lời nói của ngày mà bố tôi ra đi. Hôm đó là một buổi chiều muộn mùa Đông, gió lạnh thổi se sắt từng đợt. Mẹ tôi ngồi chở bố tôi và tôi phía sau, bàn tay run rẩy bấu chặt vào tay ga xe máy. Tôi không còn nước mắt để khóc cho những sự việc đau lòng lặp đi lặp lại. Bố tôi tiếp tục rơi vào những vết chân cũ mà bố từng đi qua, giẫm nát những mầm hy vọng nhỏ nhoi đang cố gắng vươn lên sống trong trái tim khô cằn của mẹ.
- Nếu có thể, bố đừng về nữa! Bố để cho mẹ con con bình yên!
Xe máy chở ba người chúng tôi bị ngã xõng xoài trên đường, mẹ tôi run rẩy với những giọt nước mắt ướt mèm trên mặt, tôi phủi bụi ở vết thương trên đầu gối, nhanh chóng đứng dậy đỡ mẹ, dựng xe và lên trước cầm lái để chở bố mẹ tôi về nhà. Đó là câu nói của tôi trong lúc tức giận, cũng là câu nói cuối cùng tôi nói với bố mình trước khi ông ra đi. Kể cả sau này, thi thoảng bố tôi gọi điện về nhà hỏi han ba mẹ con, tôi không một lần nào nói chuyện điện thoại cùng ông, hỏi han ông giống như cách mà đứa em trai mình vẫn làm. Tôi biết, vết thương trong tôi ngày một lớn dần, tôi càng cố chấp quay đầu đi, vết thương càng mở miệng rỗng hoác. Những ngày bố tôi đi cũng là những ngày giáp Tết của một năm nào đó. Ông đi đến một nơi đủ xa để làm lại cuộc đời mình, dù muộn màng, dù đau xót, tôi cũng chỉ mong ông có một cuộc sống bình yên và không còn nhiều khổ cực, day dứt nữa.
2. Hai mươi tám Tết, mẹ tôi cho hai chị em tôi cùng đi chợ. Vốn đã là đứa con gái hai mươi hai tuổi đầu, tôi không quá háo hức cho những bộ quần áo mới, những món bánh kẹo đồ ăn vặt như ngày còn bé nữa. Tôi có thể đi làm thêm, tự dành dụm được mỗi tháng một ít tiền, có thể tự mua sắm lặt vặt cho bản thân. Mẹ tôi nói, tôi hãy cứ đi chợ cùng em trai, cùng mẹ chọn đồ cho nó. Em trai tôi học lớp tám, là một đứa rất yêu bố nhưng không bao giờ thể hiện ra trước mặt tôi. Nó vẫn nghĩ, tôi ghét bố, và nếu nó thể hiện ra, tôi cũng sẽ ghét nó.
- Tết nhất đến nơi mà chẳng đứa nào đòi quần áo mới. Ô hay mấy đứa nhà này lạ nhỉ?
Mẹ tôi vừa đi vừa nói, bà dắt tay cậu em tôi đi vào thẳng trong chợ. Dù làm lụng một năm vất vả, một mình nuôi nấng và săn sóc hai đứa con tuổi ăn tuổi lớn không có chồng bên cạnh, mẹ tôi vẫn chăm chút và lo lắng để chị em tôi không thua thiệt điều gì so với bạn bè cùng trang lứa. Tết đến, mẹ tôi vẫn giữ quan niệm của một người lớn tâm lý, muốn mua cho các con những bộ quần áo mới, muốn cho nhà cửa có chút lộc lá sum xuê. Tôi bằng lòng đi chợ với mẹ, chọn quần áo cho em trai. Lúc nhìn những bộ quần áo ướm trên người em mình không phải là những bộ đồng phục trường mà nó hay mặc, tôi mới nhận ra rằng em trai tôi lớn quá rồi. Bây giờ, nó trở thành người đàn ông của gia đình chứ không chỉ là một đứa trẻ út ít được cả nhà chăm bẵm. Tôi nhoẻn cười với nó, vỗ vai khi thấy nó ngượng ngùng thử những bộ quần áo mới. Em tôi giống bố như đúc, lúc nó cười, lúc nó dùng tay hất tóc, thậm chí cái dáng đi cũng khiến tôi hình dung ra bố đang ở trước mặt, cùng mẹ con tôi đi chợ. Tết đến, tôi không biết bố tôi có bộ quần áo mới nào hay không?
Buổi chiều muộn, tôi cùng mẹ mua những thứ thực phẩm dự trữ trong kỳ nghỉ Tết. Mẹ tôi có phương châm làm lụng mọi thứ trọn vẹn trước thời khắc giao thừa để khi năm mới vừa sang có thể dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm họ hàng, chúc tụng ngày Tết, không phải lo nghĩ đến chuyện thức ăn đồ uống hay nấu nướng lách cách gì khác. Tôi cùng mẹ đi vòng quanh chợ, mua cân thịt, mua bó lá dong, ngắm nghía cành đào. Bất giác tôi sờ tay vào một nụ hoa đào phai màu hồng nhạt, hỏi mẹ.
- Mẹ, tết này bố có về không?
3. Mẹ tôi cũng giống em trai tôi, không mấy khi nhắc đến bố trước mặt tôi. Mọi người đều biết tôi bị ám ảnh bởi những lần bố làm cả nhà phải long đong lận đận. Vì thế nên hầu như tất cả mọi người đều cố ý né tránh việc nhắc đến bố tôi như một thói quen. Khi tôi hỏi về bố và dự định ăn Tết của bố ở nơi xa, mẹ tôi ngạc nhiên quay lại nhìn tôi. Mẹ tôi dặn dò.
- Bố có thế nào cũng là bố của con.Con đừng trách bố, nhé!
Tôi lẳng lặng đi trước. Vết thương trong tôi đã lành da, chỉ còn lại những vết sẹo mờ mà thời gian phủ lấp. Nhìn những gia đình khác đoàn tụ bên nhau hạnh phúc, tôi không khỏi chạnh lòng. Việc ba mẹ con tôi nương tựa vào nhau để sống đã là quá sức khó khăn. Chỉ có một mình bố tôi tự tựa vào thân mình để sống còn khó khăn hơn nhiều lần. Tôi không trách bố, từ lâu đã không trách bố, thay vào đó là lo lắng cho ông. Tuy vậy, tôi cũng không dễ dàng học được cách bộc lộ cảm xúc của mình.
Hai mươi chín Tết, mẹ bảo hai chị em tôi mặc quần áo mới được mẹ mua cho rồi cùng mẹ đi đến một nơi. Tôi ngồi trên xe taxi nghĩ mông lung, đã mường tượng ra điều gì đó sắp xảy ra. Mẹ tôi từ ngày được nghỉ Tết và sau khi nghe điện thoại của bố đã thấy nét cười tươi tắn trên khuôn mặt. Tôi nói chuyện với bác làm cùng mẹ tôi thì được nói cho biết rằng mấy ngày sắp được nghỉ, mẹ tôi cứ hay cười tủm tỉm ra điều vui vẻ lắm. Tôi nhún vai. Vậy là bố tôi sắp về!
Bố về nhà khác hơn so với ý nghĩ của tôi. Tôi chào bố thân mật, chạy lại xách vali cho bố ra dáng đứa con gái hai mươi hai tuổi đã lớn và trưởng thành. Tôi hỏi han bố, nhìn ra sự thay đổi từ những sợi tóc bạc trên đầu, với gò má nhô cao, với nước da đen sạm. Bố tôi hẳn là đã vất vả phong sương ngoài phương xa nhiều lắm, thời gian bạc bẽo hằn dấu lên dáng gầy lênh khênh của bố. Lúc cả nhà ngồi vào taxi ra về, nghe giọng bố thân thuộc vang lên hỏi han mẹ và em trai, tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi thương bố!
Bố về dọn dẹp lại nhà cửa một lần nữa quạnh quẽ trước sau, sân vườn cây cối đều được bàn tay bố chăm sóc cẩn thận. Bố cũng là người nội trợ vào bếp cùng mẹ tôi nấu những bữa cơm ngon. Tôi lân la hỏi bố công thức nấu ăn, rồi bố con cặm cụi vào bếp tranh phần của mẹ. Nhà tôi cũng gói bánh chưng, có dưa hành cho ngày Tết.
Cách ít ngày trước Tết, tôi không nhận ra sự thay đổi của đất trời, đi chợ với mẹ như một nghĩa vụ, thở dài cảm thán những ngày Tết buồn chán tẻ nhạt chỉ như những ngày nghỉ dài. Nhưng có bố về mọi chuyện lại khác. Tôi cảm nhận rõ rệt không khí mừng Xuân mới nhộn nhịp từ trong nhà ngoài ngõ, lúc đi dạo trên phố còn mê say ngắm nhìn những cành đào, cây quất trên tay người người về nhà họ để cùng họ đón một năm mới sum vầy. Nhà tôi cũng tấp nập tiếng nói cười chào hỏi. Nhà tôi có Tết về, giữa một mùa Xuân tổ ấm không còn khuyết dáng gầy của bố. Nhà tôi có ánh mắt hiền rạng ngời hạnh phúc của mẹ, có sự chờ mong của cậu em trai, có cả lòng thành từ trong sâu thẳm tim tôi dành cho bố.
Ngày bố về, bố mang mùa Xuân trở lại…
Hạc Xanh - Theo Pháp Luật Xã Hội
1. Những ngày cuối năm không khí trong nhà tôi không có gì khác lạ. Nếu như những gia đình khác lục đục mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa đón Xuân mới về thì nhà tôi vẫn mỗi người một nơi. Mẹ tôi làm việc từ sáng đến tối tại cửa hàng ăn gia đình, chị em tôi tiếp tục với đống bài vở hẹn trả thầy cô ngay sau Tết. Còn bố tôi vẫn ở phương xa chưa có lịch hẹn về đoàn tụ cùng mẹ con tôi những ngày Tết sắp tới. Tết là đoàn viên, là sum họp, nhưng với tôi, những ngày Tết như những ngày nghỉ dài, không có gì đặc biệt.
- Năm nay nhà mình mua cành đào, một ít bánh kẹo tết, cũng không cần nhiều con nhỉ?
Mẹ tôi gón gọn mấy từ đơn giản, vừa ghi chép sổ sách bán hàng vừa nhắc nhở tôi. Hai mươi bảy Tết, nhà tôi vẫn bình chân như vại. Bởi hai mươi tám mẹ tôi mới bắt đầu nghỉ công việc ở cửa hàng để chăm lo cho gia đình. Chị em tôi ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cuộc sống đơn giản của ba mẹ con vẫn trôi qua đều đặn như thế kể từ ngày bố tôi đi. Đã có lúc tôi nghĩ, bố tôi đừng bao giờ trở về với cuộc sống bình yên của tổ ấm khuyết này thêm một lần nào nữa. Đã có lúc tôi nghĩ, mẹ con tôi cứ ấp ủ những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tự mang lại hạnh phúc. Người đàn ông trong gia đình chỉ có ý nghĩa khi trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy. Mà điều ấy, bố tôi đã lỡ tay đánh mất từ trong quá khứ.
Tôi mang đống xoong nồi ra cọ rửa, trong đầu hiển hiện lại rõ nét từng chi tiết, từng lời nói của ngày mà bố tôi ra đi. Hôm đó là một buổi chiều muộn mùa Đông, gió lạnh thổi se sắt từng đợt. Mẹ tôi ngồi chở bố tôi và tôi phía sau, bàn tay run rẩy bấu chặt vào tay ga xe máy. Tôi không còn nước mắt để khóc cho những sự việc đau lòng lặp đi lặp lại. Bố tôi tiếp tục rơi vào những vết chân cũ mà bố từng đi qua, giẫm nát những mầm hy vọng nhỏ nhoi đang cố gắng vươn lên sống trong trái tim khô cằn của mẹ.
- Nếu có thể, bố đừng về nữa! Bố để cho mẹ con con bình yên!
Xe máy chở ba người chúng tôi bị ngã xõng xoài trên đường, mẹ tôi run rẩy với những giọt nước mắt ướt mèm trên mặt, tôi phủi bụi ở vết thương trên đầu gối, nhanh chóng đứng dậy đỡ mẹ, dựng xe và lên trước cầm lái để chở bố mẹ tôi về nhà. Đó là câu nói của tôi trong lúc tức giận, cũng là câu nói cuối cùng tôi nói với bố mình trước khi ông ra đi. Kể cả sau này, thi thoảng bố tôi gọi điện về nhà hỏi han ba mẹ con, tôi không một lần nào nói chuyện điện thoại cùng ông, hỏi han ông giống như cách mà đứa em trai mình vẫn làm. Tôi biết, vết thương trong tôi ngày một lớn dần, tôi càng cố chấp quay đầu đi, vết thương càng mở miệng rỗng hoác. Những ngày bố tôi đi cũng là những ngày giáp Tết của một năm nào đó. Ông đi đến một nơi đủ xa để làm lại cuộc đời mình, dù muộn màng, dù đau xót, tôi cũng chỉ mong ông có một cuộc sống bình yên và không còn nhiều khổ cực, day dứt nữa.
2. Hai mươi tám Tết, mẹ tôi cho hai chị em tôi cùng đi chợ. Vốn đã là đứa con gái hai mươi hai tuổi đầu, tôi không quá háo hức cho những bộ quần áo mới, những món bánh kẹo đồ ăn vặt như ngày còn bé nữa. Tôi có thể đi làm thêm, tự dành dụm được mỗi tháng một ít tiền, có thể tự mua sắm lặt vặt cho bản thân. Mẹ tôi nói, tôi hãy cứ đi chợ cùng em trai, cùng mẹ chọn đồ cho nó. Em trai tôi học lớp tám, là một đứa rất yêu bố nhưng không bao giờ thể hiện ra trước mặt tôi. Nó vẫn nghĩ, tôi ghét bố, và nếu nó thể hiện ra, tôi cũng sẽ ghét nó.
- Tết nhất đến nơi mà chẳng đứa nào đòi quần áo mới. Ô hay mấy đứa nhà này lạ nhỉ?
Mẹ tôi vừa đi vừa nói, bà dắt tay cậu em tôi đi vào thẳng trong chợ. Dù làm lụng một năm vất vả, một mình nuôi nấng và săn sóc hai đứa con tuổi ăn tuổi lớn không có chồng bên cạnh, mẹ tôi vẫn chăm chút và lo lắng để chị em tôi không thua thiệt điều gì so với bạn bè cùng trang lứa. Tết đến, mẹ tôi vẫn giữ quan niệm của một người lớn tâm lý, muốn mua cho các con những bộ quần áo mới, muốn cho nhà cửa có chút lộc lá sum xuê. Tôi bằng lòng đi chợ với mẹ, chọn quần áo cho em trai. Lúc nhìn những bộ quần áo ướm trên người em mình không phải là những bộ đồng phục trường mà nó hay mặc, tôi mới nhận ra rằng em trai tôi lớn quá rồi. Bây giờ, nó trở thành người đàn ông của gia đình chứ không chỉ là một đứa trẻ út ít được cả nhà chăm bẵm. Tôi nhoẻn cười với nó, vỗ vai khi thấy nó ngượng ngùng thử những bộ quần áo mới. Em tôi giống bố như đúc, lúc nó cười, lúc nó dùng tay hất tóc, thậm chí cái dáng đi cũng khiến tôi hình dung ra bố đang ở trước mặt, cùng mẹ con tôi đi chợ. Tết đến, tôi không biết bố tôi có bộ quần áo mới nào hay không?
Buổi chiều muộn, tôi cùng mẹ mua những thứ thực phẩm dự trữ trong kỳ nghỉ Tết. Mẹ tôi có phương châm làm lụng mọi thứ trọn vẹn trước thời khắc giao thừa để khi năm mới vừa sang có thể dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm họ hàng, chúc tụng ngày Tết, không phải lo nghĩ đến chuyện thức ăn đồ uống hay nấu nướng lách cách gì khác. Tôi cùng mẹ đi vòng quanh chợ, mua cân thịt, mua bó lá dong, ngắm nghía cành đào. Bất giác tôi sờ tay vào một nụ hoa đào phai màu hồng nhạt, hỏi mẹ.
- Mẹ, tết này bố có về không?
3. Mẹ tôi cũng giống em trai tôi, không mấy khi nhắc đến bố trước mặt tôi. Mọi người đều biết tôi bị ám ảnh bởi những lần bố làm cả nhà phải long đong lận đận. Vì thế nên hầu như tất cả mọi người đều cố ý né tránh việc nhắc đến bố tôi như một thói quen. Khi tôi hỏi về bố và dự định ăn Tết của bố ở nơi xa, mẹ tôi ngạc nhiên quay lại nhìn tôi. Mẹ tôi dặn dò.
- Bố có thế nào cũng là bố của con.Con đừng trách bố, nhé!
Tôi lẳng lặng đi trước. Vết thương trong tôi đã lành da, chỉ còn lại những vết sẹo mờ mà thời gian phủ lấp. Nhìn những gia đình khác đoàn tụ bên nhau hạnh phúc, tôi không khỏi chạnh lòng. Việc ba mẹ con tôi nương tựa vào nhau để sống đã là quá sức khó khăn. Chỉ có một mình bố tôi tự tựa vào thân mình để sống còn khó khăn hơn nhiều lần. Tôi không trách bố, từ lâu đã không trách bố, thay vào đó là lo lắng cho ông. Tuy vậy, tôi cũng không dễ dàng học được cách bộc lộ cảm xúc của mình.
Hai mươi chín Tết, mẹ bảo hai chị em tôi mặc quần áo mới được mẹ mua cho rồi cùng mẹ đi đến một nơi. Tôi ngồi trên xe taxi nghĩ mông lung, đã mường tượng ra điều gì đó sắp xảy ra. Mẹ tôi từ ngày được nghỉ Tết và sau khi nghe điện thoại của bố đã thấy nét cười tươi tắn trên khuôn mặt. Tôi nói chuyện với bác làm cùng mẹ tôi thì được nói cho biết rằng mấy ngày sắp được nghỉ, mẹ tôi cứ hay cười tủm tỉm ra điều vui vẻ lắm. Tôi nhún vai. Vậy là bố tôi sắp về!
Bố về nhà khác hơn so với ý nghĩ của tôi. Tôi chào bố thân mật, chạy lại xách vali cho bố ra dáng đứa con gái hai mươi hai tuổi đã lớn và trưởng thành. Tôi hỏi han bố, nhìn ra sự thay đổi từ những sợi tóc bạc trên đầu, với gò má nhô cao, với nước da đen sạm. Bố tôi hẳn là đã vất vả phong sương ngoài phương xa nhiều lắm, thời gian bạc bẽo hằn dấu lên dáng gầy lênh khênh của bố. Lúc cả nhà ngồi vào taxi ra về, nghe giọng bố thân thuộc vang lên hỏi han mẹ và em trai, tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi thương bố!
Bố về dọn dẹp lại nhà cửa một lần nữa quạnh quẽ trước sau, sân vườn cây cối đều được bàn tay bố chăm sóc cẩn thận. Bố cũng là người nội trợ vào bếp cùng mẹ tôi nấu những bữa cơm ngon. Tôi lân la hỏi bố công thức nấu ăn, rồi bố con cặm cụi vào bếp tranh phần của mẹ. Nhà tôi cũng gói bánh chưng, có dưa hành cho ngày Tết.
Cách ít ngày trước Tết, tôi không nhận ra sự thay đổi của đất trời, đi chợ với mẹ như một nghĩa vụ, thở dài cảm thán những ngày Tết buồn chán tẻ nhạt chỉ như những ngày nghỉ dài. Nhưng có bố về mọi chuyện lại khác. Tôi cảm nhận rõ rệt không khí mừng Xuân mới nhộn nhịp từ trong nhà ngoài ngõ, lúc đi dạo trên phố còn mê say ngắm nhìn những cành đào, cây quất trên tay người người về nhà họ để cùng họ đón một năm mới sum vầy. Nhà tôi cũng tấp nập tiếng nói cười chào hỏi. Nhà tôi có Tết về, giữa một mùa Xuân tổ ấm không còn khuyết dáng gầy của bố. Nhà tôi có ánh mắt hiền rạng ngời hạnh phúc của mẹ, có sự chờ mong của cậu em trai, có cả lòng thành từ trong sâu thẳm tim tôi dành cho bố.
Ngày bố về, bố mang mùa Xuân trở lại…
Hạc Xanh - Theo Pháp Luật Xã Hội
Hiệu chỉnh bởi quản lý: