- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tôi là người sống trên miền Bắc, nên tôi lạ lùng khi trải nghiệm mùa mưa ở miền Nam. Cái đột ngột, bất ngờ, cái vội vàng, ráo riết, cái “đến hẹn lại lên” như một sự tuân thủ kỷ luật trung thành đến khó chịu. Đó là những cảm nhận dễ thấy của mùa mưa ở Sài Gòn.
Người Sài Gòn đã quen với việc ứng biến trước mùa mưa. Vậy nên, thấy âm u đó, vẫn ra đường bình thường. Bởi rất nhiều khi, trạng thái âm u còn kéo dài cho tới khi họ ra ngoài và trở về xong công việc. Lại cũng có khi, mây đen vần vũ một hồi lại bị gió lớn, đẩy sang khu vực khác, và chỗ tưởng không mưa lại hóa có mưa và ngược lại. Rồi nữa, mưa nhanh trút và cũng nhanh tạnh. Cái gì cũng “nhanh nhanh” hệt như nhịp đi gấp gáp của những luồng xe trên phố. Những dòng xe cộ lúc nào cũng miệt mài không nghỉ, chạy tràn qua những ngã năm, ngã bảy rồi tấp vào một hẻm nhỏ nào đó để... tiếp tục rẽ, lại rẽ. Sài Gòn là chốn tứ phương tụ hội. Chẳng ai bận tâm việc cái xe trước mặt kia mang biển số tỉnh nào khi tất cả hòa trong sự đa dạng, phong phú đến bất ngờ. Cũng chẳng ai bận tâm xem người này, người kia nói giọng Bắc hay Trung vì ở xứ này, tiếng nói khác nhau đã là điều tất yếu. Mưa cũng đơn giản và nhẹ nhõm như hơi thở ngày thường của tự nhiên. Đám mây tích tụ nước cứ trôi, tới đâu nặng quá thì trút xuống. Rồi lại bay, lại tích tụ hơi nước, lại trút, lại bay. Nhịp sống phía dưới mưa hiếm khi xáo trộn.
Không dễ thấy cái thảng thốt của người Sài Gòn trong mùa mưa trước những giọt nước ầm ào trút xuống. Chỉ một thoáng thôi, có khi đứng ở ngay cạnh hiên mà mưa nhanh tới mức, chạy biến vào nhà ngay vẫn ướt. Cái thất thường của tự nhiên lâu ngày trở thành cái bình thường trong ứng xử của con người. Không vội vàng, không sốt ruột. Thấy mưa to thì dừng lại, tấp đại vào một quán cà phê. Chờ nhấm nháp hết, mà có khi chưa hết ly cà phê, trời đã lại quang đãng, ra đường đi tiếp. Không hoảng hốt khi cơn mưa vần vũ trên đầu. Sài Gòn mưa nhiều chứ hiếm khi có bão.
Tôi cứ hay lẩn thẩn nghĩ về những mùa mưa ở miền Bắc khi ngắm cảnh sắc không gian dưới làn mưa lất phất Sài Gòn. Mưa ở đây đủ khiến người ta nhớ, mà không dễ kịp làm cho họ buồn, thậm chí day dứt tới thê thiết như những cơn mưa dầm thối đất thối cát. Đứng trước một cơn giông gió, nỗi bất an của người miền Bắc, miền Trung bao giờ cũng lớn. Bởi đâu chỉ là nước ngập, là đường tắc, là bất tiện trong sinh hoạt, còn là bão, là lũ, là khánh kiệt hoa màu, là cuốn trôi nhà cửa, mạng người. Những cơn mưa lúc ấy không còn chỉ là chuyện của trời nữa. Nó đã là chuyện rất hệ trọng của con người.
Sự thực, mối giao cảm và gắn kết giữa con người và thiên nhiên thật chặt. Chỉcần quan sát cách người ta ứng xử với thiên nhiên, sẽ phần nào hiểu được chính xác sự “hiền” - “dữ” của tiết trời xứ ấy. Tôi cứ nghĩ, nếu có nhà làm phim nào quay ánh mắt của con người hai xứ Nam, Bắc nhìn trời mưa, chỉ cần góc máy thật chuẩn, asẽ thấy rất rõ cảm thức của con người ở hai vùng đất ấy trước thiên nhiên rành rẽ tới mức nào.
Theo DT
Người Sài Gòn đã quen với việc ứng biến trước mùa mưa. Vậy nên, thấy âm u đó, vẫn ra đường bình thường. Bởi rất nhiều khi, trạng thái âm u còn kéo dài cho tới khi họ ra ngoài và trở về xong công việc. Lại cũng có khi, mây đen vần vũ một hồi lại bị gió lớn, đẩy sang khu vực khác, và chỗ tưởng không mưa lại hóa có mưa và ngược lại. Rồi nữa, mưa nhanh trút và cũng nhanh tạnh. Cái gì cũng “nhanh nhanh” hệt như nhịp đi gấp gáp của những luồng xe trên phố. Những dòng xe cộ lúc nào cũng miệt mài không nghỉ, chạy tràn qua những ngã năm, ngã bảy rồi tấp vào một hẻm nhỏ nào đó để... tiếp tục rẽ, lại rẽ. Sài Gòn là chốn tứ phương tụ hội. Chẳng ai bận tâm việc cái xe trước mặt kia mang biển số tỉnh nào khi tất cả hòa trong sự đa dạng, phong phú đến bất ngờ. Cũng chẳng ai bận tâm xem người này, người kia nói giọng Bắc hay Trung vì ở xứ này, tiếng nói khác nhau đã là điều tất yếu. Mưa cũng đơn giản và nhẹ nhõm như hơi thở ngày thường của tự nhiên. Đám mây tích tụ nước cứ trôi, tới đâu nặng quá thì trút xuống. Rồi lại bay, lại tích tụ hơi nước, lại trút, lại bay. Nhịp sống phía dưới mưa hiếm khi xáo trộn.
Không dễ thấy cái thảng thốt của người Sài Gòn trong mùa mưa trước những giọt nước ầm ào trút xuống. Chỉ một thoáng thôi, có khi đứng ở ngay cạnh hiên mà mưa nhanh tới mức, chạy biến vào nhà ngay vẫn ướt. Cái thất thường của tự nhiên lâu ngày trở thành cái bình thường trong ứng xử của con người. Không vội vàng, không sốt ruột. Thấy mưa to thì dừng lại, tấp đại vào một quán cà phê. Chờ nhấm nháp hết, mà có khi chưa hết ly cà phê, trời đã lại quang đãng, ra đường đi tiếp. Không hoảng hốt khi cơn mưa vần vũ trên đầu. Sài Gòn mưa nhiều chứ hiếm khi có bão.
Tôi cứ hay lẩn thẩn nghĩ về những mùa mưa ở miền Bắc khi ngắm cảnh sắc không gian dưới làn mưa lất phất Sài Gòn. Mưa ở đây đủ khiến người ta nhớ, mà không dễ kịp làm cho họ buồn, thậm chí day dứt tới thê thiết như những cơn mưa dầm thối đất thối cát. Đứng trước một cơn giông gió, nỗi bất an của người miền Bắc, miền Trung bao giờ cũng lớn. Bởi đâu chỉ là nước ngập, là đường tắc, là bất tiện trong sinh hoạt, còn là bão, là lũ, là khánh kiệt hoa màu, là cuốn trôi nhà cửa, mạng người. Những cơn mưa lúc ấy không còn chỉ là chuyện của trời nữa. Nó đã là chuyện rất hệ trọng của con người.
Sự thực, mối giao cảm và gắn kết giữa con người và thiên nhiên thật chặt. Chỉcần quan sát cách người ta ứng xử với thiên nhiên, sẽ phần nào hiểu được chính xác sự “hiền” - “dữ” của tiết trời xứ ấy. Tôi cứ nghĩ, nếu có nhà làm phim nào quay ánh mắt của con người hai xứ Nam, Bắc nhìn trời mưa, chỉ cần góc máy thật chuẩn, asẽ thấy rất rõ cảm thức của con người ở hai vùng đất ấy trước thiên nhiên rành rẽ tới mức nào.
Theo DT