- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
1- Chế độ bảo hành
Xem xét kỹ xem hàng là chính hãng (có tem BH của các nàh phân phối) hoặc hàng xách tay. Về nguyên tắc thì đều do công ty mẹ sản xuất thôi, nhưng nếu có nhà PP và BH ở VN sẽ đỡ lo về phần hậu mãi.
2- Có dễ mua linh kiện, phụ kiện của máy không.
Với khách hàng thích mày mọ SW thì các phụ kiện như cable, SW, hoặc các phụ kiện khác như tai nghe, sạc, pin... là điều không thể thiếu
3- Tính tương thích với các ứng dụng, trò chơi...
Với các model hỗ trợ hệ điều hành như Windows Mobile, Synbian OS..thì việc cập nhật các ứng dụng, trò chơi là không khó. Tuy nhiên, với các mẫu điện thoại không có hệ ĐH thì việc này khó hơn một chút.
Một số model cho phép nạp games JAVA trực tiếp từ máy tính, một số model khác thì chỉ cho phép nạp games, ứng dụng qua WAP.
4- Tính năng máy với nhu cầu cần mua
Mua điện thoại về thì nhu cầu chính là alo, nghe gọi, nhắn tin. Thế nhưng, những mẫu điện thoại ngày nay càng hỗ trợ nhiều tính năng, và điều đó cũng khiến túi tiền cũng tiêu hao theo nó.
Nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, FM radio, thẻ nhớ, GPS...càng nhiều tính năng thì càng tốn. Cần tỉnh táo khi quyết định...
Những điều cần biết khi đi sửa điện thoại
Sửa điện thoại: Chớ “giao trứng cho ác”!
Một chủ tiệm điện thoại ở An Giang thẳng thắn: “Máy khách bị hư, biết rằng mang đến tiệm nào sửa cũng không được nên tụi tui đành “luộc” một vài món, như màn hình chẳng hạn. Tui không “luộc” thì tiệm khác cũng “luộc” thôi”.
Những thực tế ít người biết
Phần cứng điện thoại thường được chia 4 thành phần: nguồn, sóng, vi xử lí, và bộ phận giao tiếp ngoại vi. Để sửa được 3 phần đầu, người thợ ngoài việc thành thạo tay nghề còn phải được trang bị thật đầy đủ các công cụ sửa chữa. Thế nhưng, hiện nay rất ít cửa hàng điện thoại có thể trang bị đầy đủ các phương tiện sửa chữa (một bộ thiết bị đầy đủ có thể đáp ứng được 3 dòng máy Nokia, Motorola, Samsung ước tính trên 30 triệu đồng), hơn nữa với một hoặc hai nhân viên thì không thể nào bao quát được hết “bệnh” của tất cả các dòng máy. Với hạn chế này, đa số các cửa hàng chỉ có thể sửa chữa các hư hỏng thuộc về ngoại vi như: loa, chuông, đèn bàn phím, đèn màn hình,…Khi gặp những bệnh khó hơn, mặc dù biết không thể sửa nhưng nhiều tiệm điện thoại vẫn nhận máy rồi đem lên các trung tâm lớn để sửa nhằm hưởng chênh lệch. Tệ hơn, với những máy không lên nguồn, vài cửa hàng kém uy tín còn tìm cách “luộc” linh kiện tốt của máy.
Khi máy hư, người dùng thường có thói quen đem tới các cửa hàng điện thoại gần nhà, hay các siêu thị điện thoại lớn. Tuy nhiên, không phải siêu thị điện thoại nào cũng có chức năng sửa máy như nhiều người lầm tưởng. Và cứ 10 cửa hàng điện thoại hiện nay thì chỉ có khoảng 3 cửa hàng là thật sự có nhân viên kĩ thuật sửa máy. Đây cũng là một thực tế không phải ai cũng biết, rằng “sân sau” sửa chữa cho các siêu thị, các cửa hàng điện thoại chính là những trung tâm sửa chữa lớn.
Tại sao phải sửa ở những trung tâm lớn?
Với những “bệnh” thông thường như: chuông nhỏ, loa rè, đèn bàn phím hư,…bạn vẫn có thể sửa máy ở những cửa hàng nhỏ, nhưng nên chọn những nơi quen biết và có uy tín. Những “bệnh” khác như: không lên nguồn, mất sóng hoặc sóng chập chờn, không nhận sim,…thì bạn nên mang đến những trung tâm lớn hơn. Khi nhận máy, đội ngũ tiếp nhận ở các trung tâm này sẽ kiểm tra máy trước mặt khách và báo tình trạng hư hỏng cũng như giá cả dự kiến. Khách hàng sẽ được kí tên lên màn hình, board máy, camera,…là những linh kiện “nhạy cảm”, dễ bị thay thế, nhằm bảo đảm sự trung thực khi sửa chữa. Ngoài ra, khách còn nhận được giấy biên nhận ghi toàn bộ tình trạng máy, phòng khi không sửa được thì vẫn nhận lại máy với nguyên trạng bạn đầu.
Những trung tâm sửa chữa lớn ở Sài Gòn mặc dù không nhộn nhịp, rình rang như các siêu thị nhưng cũng có mặt bằng rộng, đội ngũ tiếp tân cực kì chuyên nghiệp. Điểm sửa chữa đầu tiên phải kể đến là Hồng Quang (326, đường 3/2, Q.10), một địa chỉ được biết đến nhiều nhất trong giới. Hồng Quang có thâm niên gần 10 năm trong nghề, với đội ngũ kĩ thuật viên chủ yếu trình độ Đại học. Đây cũng là trung tâm được các hãng điện thoại như Panasonic, VK mobile tin tưởng giao nhiệm vụ bảo hành các sản phẩm được phân phối chính thức.
Một địa chỉ mới xuất hiện gần đây là 6A, Tú Xương, Q.3 của hệ thống siêu thị thegioididong.com. Với sức mạnh của các chuỗi siêu thị điện thoại chính hãng và một loạt các thành công về chiến lược kinh doanh, địa chỉ này hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm của các đàn anh đi trước.
Gò Vấp lâu nay vẫn nổi tiếng với chợ điện thoại Nguyễn Kiệm, và giới sửa chữa ở đây đã bắt đầu quen tên 24H (31, Quang Trung, Q.Gò Vấp). Với đội ngũ kĩ thuật viên trẻ, tay nghề cao, 24H hiện đang là “hậu phương” sửa chữa điện thoại cho các siêu thị điện thoại lớn như C.D, Ng.Th.,…Ngoài ra, không thể không kể đến những tên tuổi như Hồng Ngọc (553, 3 tháng 2, Q.10), AT (127A, Bà Huyện Thanh Quan, Q.3), Thiên Long (82, Trần Hưng Đạo, Q.1), Tân Á Long (76, Bùi Viện, Q.1),…
Mỗi trung tâm trên đều có những thế mạnh riêng. Như Hồng Quang, hầu như không trung tâm nào có thể “qua mặt” đàn anh này về dòng máy Nokia; Hồng Ngọc và 24H mạnh về các dòng máy Samsung; AT hầu như đứng đầu về các giải pháp software: mở mạng, unlock,…và các công cụ sửa chữa; Tân Á Long là trung tâm bảo hành chính thức các máy O2 do công ty Rồng Thái Bình Dương cung cấp nên khả năng giải quyết các “bệnh” liên quan đến PPC Phone là rất tốt;…Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, mỗi trung tâm đều có những kênh liên lạc riêng để cùng nhau giải quyết những “ca khó”.
Khi “dế” bệnh, hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định đem sửa ở đâu, bởi “đúng thầy, đúng thuốc” thì mới mau khỏi, và nếu đã mang đến những trung tâm kể trên mà vẫn “bó tay” thì xin chia buồn cùng bạn: rất hiếm khả năng máy được “lành bệnh” ở nơi nào khác.
sưu tầm
Xem xét kỹ xem hàng là chính hãng (có tem BH của các nàh phân phối) hoặc hàng xách tay. Về nguyên tắc thì đều do công ty mẹ sản xuất thôi, nhưng nếu có nhà PP và BH ở VN sẽ đỡ lo về phần hậu mãi.
2- Có dễ mua linh kiện, phụ kiện của máy không.
Với khách hàng thích mày mọ SW thì các phụ kiện như cable, SW, hoặc các phụ kiện khác như tai nghe, sạc, pin... là điều không thể thiếu
3- Tính tương thích với các ứng dụng, trò chơi...
Với các model hỗ trợ hệ điều hành như Windows Mobile, Synbian OS..thì việc cập nhật các ứng dụng, trò chơi là không khó. Tuy nhiên, với các mẫu điện thoại không có hệ ĐH thì việc này khó hơn một chút.
Một số model cho phép nạp games JAVA trực tiếp từ máy tính, một số model khác thì chỉ cho phép nạp games, ứng dụng qua WAP.
4- Tính năng máy với nhu cầu cần mua
Mua điện thoại về thì nhu cầu chính là alo, nghe gọi, nhắn tin. Thế nhưng, những mẫu điện thoại ngày nay càng hỗ trợ nhiều tính năng, và điều đó cũng khiến túi tiền cũng tiêu hao theo nó.
Nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, FM radio, thẻ nhớ, GPS...càng nhiều tính năng thì càng tốn. Cần tỉnh táo khi quyết định...
Những điều cần biết khi đi sửa điện thoại
Sửa điện thoại: Chớ “giao trứng cho ác”!
Một chủ tiệm điện thoại ở An Giang thẳng thắn: “Máy khách bị hư, biết rằng mang đến tiệm nào sửa cũng không được nên tụi tui đành “luộc” một vài món, như màn hình chẳng hạn. Tui không “luộc” thì tiệm khác cũng “luộc” thôi”.
Những thực tế ít người biết
Phần cứng điện thoại thường được chia 4 thành phần: nguồn, sóng, vi xử lí, và bộ phận giao tiếp ngoại vi. Để sửa được 3 phần đầu, người thợ ngoài việc thành thạo tay nghề còn phải được trang bị thật đầy đủ các công cụ sửa chữa. Thế nhưng, hiện nay rất ít cửa hàng điện thoại có thể trang bị đầy đủ các phương tiện sửa chữa (một bộ thiết bị đầy đủ có thể đáp ứng được 3 dòng máy Nokia, Motorola, Samsung ước tính trên 30 triệu đồng), hơn nữa với một hoặc hai nhân viên thì không thể nào bao quát được hết “bệnh” của tất cả các dòng máy. Với hạn chế này, đa số các cửa hàng chỉ có thể sửa chữa các hư hỏng thuộc về ngoại vi như: loa, chuông, đèn bàn phím, đèn màn hình,…Khi gặp những bệnh khó hơn, mặc dù biết không thể sửa nhưng nhiều tiệm điện thoại vẫn nhận máy rồi đem lên các trung tâm lớn để sửa nhằm hưởng chênh lệch. Tệ hơn, với những máy không lên nguồn, vài cửa hàng kém uy tín còn tìm cách “luộc” linh kiện tốt của máy.
Khi máy hư, người dùng thường có thói quen đem tới các cửa hàng điện thoại gần nhà, hay các siêu thị điện thoại lớn. Tuy nhiên, không phải siêu thị điện thoại nào cũng có chức năng sửa máy như nhiều người lầm tưởng. Và cứ 10 cửa hàng điện thoại hiện nay thì chỉ có khoảng 3 cửa hàng là thật sự có nhân viên kĩ thuật sửa máy. Đây cũng là một thực tế không phải ai cũng biết, rằng “sân sau” sửa chữa cho các siêu thị, các cửa hàng điện thoại chính là những trung tâm sửa chữa lớn.
Tại sao phải sửa ở những trung tâm lớn?
Với những “bệnh” thông thường như: chuông nhỏ, loa rè, đèn bàn phím hư,…bạn vẫn có thể sửa máy ở những cửa hàng nhỏ, nhưng nên chọn những nơi quen biết và có uy tín. Những “bệnh” khác như: không lên nguồn, mất sóng hoặc sóng chập chờn, không nhận sim,…thì bạn nên mang đến những trung tâm lớn hơn. Khi nhận máy, đội ngũ tiếp nhận ở các trung tâm này sẽ kiểm tra máy trước mặt khách và báo tình trạng hư hỏng cũng như giá cả dự kiến. Khách hàng sẽ được kí tên lên màn hình, board máy, camera,…là những linh kiện “nhạy cảm”, dễ bị thay thế, nhằm bảo đảm sự trung thực khi sửa chữa. Ngoài ra, khách còn nhận được giấy biên nhận ghi toàn bộ tình trạng máy, phòng khi không sửa được thì vẫn nhận lại máy với nguyên trạng bạn đầu.
Những trung tâm sửa chữa lớn ở Sài Gòn mặc dù không nhộn nhịp, rình rang như các siêu thị nhưng cũng có mặt bằng rộng, đội ngũ tiếp tân cực kì chuyên nghiệp. Điểm sửa chữa đầu tiên phải kể đến là Hồng Quang (326, đường 3/2, Q.10), một địa chỉ được biết đến nhiều nhất trong giới. Hồng Quang có thâm niên gần 10 năm trong nghề, với đội ngũ kĩ thuật viên chủ yếu trình độ Đại học. Đây cũng là trung tâm được các hãng điện thoại như Panasonic, VK mobile tin tưởng giao nhiệm vụ bảo hành các sản phẩm được phân phối chính thức.
Một địa chỉ mới xuất hiện gần đây là 6A, Tú Xương, Q.3 của hệ thống siêu thị thegioididong.com. Với sức mạnh của các chuỗi siêu thị điện thoại chính hãng và một loạt các thành công về chiến lược kinh doanh, địa chỉ này hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm của các đàn anh đi trước.
Gò Vấp lâu nay vẫn nổi tiếng với chợ điện thoại Nguyễn Kiệm, và giới sửa chữa ở đây đã bắt đầu quen tên 24H (31, Quang Trung, Q.Gò Vấp). Với đội ngũ kĩ thuật viên trẻ, tay nghề cao, 24H hiện đang là “hậu phương” sửa chữa điện thoại cho các siêu thị điện thoại lớn như C.D, Ng.Th.,…Ngoài ra, không thể không kể đến những tên tuổi như Hồng Ngọc (553, 3 tháng 2, Q.10), AT (127A, Bà Huyện Thanh Quan, Q.3), Thiên Long (82, Trần Hưng Đạo, Q.1), Tân Á Long (76, Bùi Viện, Q.1),…
Mỗi trung tâm trên đều có những thế mạnh riêng. Như Hồng Quang, hầu như không trung tâm nào có thể “qua mặt” đàn anh này về dòng máy Nokia; Hồng Ngọc và 24H mạnh về các dòng máy Samsung; AT hầu như đứng đầu về các giải pháp software: mở mạng, unlock,…và các công cụ sửa chữa; Tân Á Long là trung tâm bảo hành chính thức các máy O2 do công ty Rồng Thái Bình Dương cung cấp nên khả năng giải quyết các “bệnh” liên quan đến PPC Phone là rất tốt;…Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, mỗi trung tâm đều có những kênh liên lạc riêng để cùng nhau giải quyết những “ca khó”.
Khi “dế” bệnh, hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định đem sửa ở đâu, bởi “đúng thầy, đúng thuốc” thì mới mau khỏi, và nếu đã mang đến những trung tâm kể trên mà vẫn “bó tay” thì xin chia buồn cùng bạn: rất hiếm khả năng máy được “lành bệnh” ở nơi nào khác.
sưu tầm