Một số lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ

mrsimplehc

Thành viên
Tham gia
5/5/2016
Bài viết
0
Việc sử dụng bếp từ nhập khẩu cao cấp, hiện đại trong gia đình là xu hướng tất yếu trong những nhà bếp Việt Nam hiện nay. Sản phẩm này tiện dụng và hiệu quả trong việc nấu ăn, tuy nhiên cũng có bất tiện trong việc sử dụng do gặp một vài lỗi phổ thông. Dưới đây, Bếp Hữu Thắng xin đưa ra" Một số lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ" thông tin này sẽ giúp bạn kiểm tra, xem xét khắc phục ngay được các lỗi của bếp từ, để bạn không chỉ là người nội trợ giỏi mà còn là một nhà tiêu dùng thông thái.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết. Khi bếp từ báo lỗi, nhiều người tiêu dùng cho rằng bếp từ bị hỏng và không có cách khắc phục đúng khiến bếp bị giảm tuổi thọ. Thực tế, mỗi loại bếp từ của các hãng khác nhau lại có cái phím chức năng khác nhau và cách vận hành khác nhau. Tuy nhiên thông thường nhất vẫn là những lỗi sau:

bep-tu-don-taka-i1v_1429.png

1, Mã lỗi EF - Lỗi bề bếp mặt ướt.

Khi màn hình hiển thị của bếp từ hiện lên mã lỗi EF có nghĩa hiện tại bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn. Lúc này, bạn cần tắt bếp ngay sau đó lấy một chiếc khăn mềm lau nhẹ lên bề mặt bếp để vệ sinh mặt bếp từ, khi bếp đã khô, bật bếp lại là có thể sử dụng bình thường.

2, Mã lỗi AD - Nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng không tiếp xúc được nhiều với bếp.

Lỗi này xuất hiện khi nồi nấu quá nóng, đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều vời mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp. Khi đó bạn hãy tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi, nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.

3, Mã lỗi E0 - Không có dụng cụ nấu đặt trên bếp, dụng cụ nấu không thích hợp.

Khi màn hình điện tử trên mặt bếp hiển thị mã E0 có nghĩa là bếp đã bật nhưng không có dụng cụ nấu hoặc dụng cụ nấu không phù hợp. Trong trường hợp này, bạn hãy đặt nồi, chảo lên bếp và nấu. Nhưng khi bạn đã đặt dụng cụ nấu ăn lên bếp mà bếp vẫn hiển thị mã E0 thì bạn thử kiểm tra nồi xem nồi nấu có lồi lõm không, có phù hợp để dùng cho bếp từ hay không. Bằng cách cầm nồi và thử bằng nam châm. Nếu đáy nồi của bạn Không hút nam châm thì bạn không thể dùng loại nồi này. Hãy thay bằng loại nồi nhiễm từ khác.

4, Mã lỗi E1 - Bếp từ đang bị quá nhiệt. (đối với một số dòng bếp sẽ là đèn EC)

Đèn hiển thị E1 tức là bếp từ báo lỗi bếp quá nóng do bếp từ của bạn đun nấu trong một thời gian dài và công suất điện lớn dẫn đến quạt gió không hoạt động(hoặc kém) nên không thể làm mát toàn bộ bếp khiến hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo và ngừng hoạt động. Lúc này, bạn tắt bếp ngay và luôn nhưng không rút điện ra trong vòng ít nhất 10 phút để quạt gió tiếp tục hoạt động làm mát bếp. Trong quá trình đó phải bỏ nồi ra khỏi mạt bếp và nếu được bạn hãy dùng quạt quạt và đáy bếp và bề mặt để làm giảm nhiệt độ. Sau đó để thêm 20 phút nữa rồi hoạt động lại.

5, Mã lỗi E2 - Điện quá mạnh.

- Nguyên nhân: nguồn điện cao hơn 260V. Hoặc nguyên nhân khác có thể là do nồi, chảo đặt lên bếp để nấu đã lâu nhưng bên trong chưa có thức ăn để nấu cũng gây ra hiện tượng này. Với nguyên nhân thứ nhất bạn cần kiểm tra lại xem hiệu điện thế dòng điện sử dụng cho bếp từ nhà bạn có phải là 220V không, nếu cao hơn hoặc thấp hơn hãy dùng ổn áp nhé! Với nguyên nhân thứ hai thì đơn giản là nhanh chóng cho thức ăn vào chế biến. Nhưng cho vào rồi mà vẫn còn tín hiệu này thì tắt bếp chờ khoảng 10 phút cho bếp nguội đi rồi tiếp tục đun nấu.

6, Mã lỗi E3 - Điện quá yếu.

Trong những giờ cao điểm, điện tại gia đình bạn thường yếu, không đủ tải để sử dụng cho bếp. Cách để bạn khắc phục trường hợp này: Trước tiên bạn cần tắt bếp, kiểm tra lại nguồn điện nhà mình. Tốt nhất, bạn nên sử dụng lioa, ổn áp.

7, Mã lỗi E4 - Điện năng quá tải, nhiệt độ của nồi nấu trên bếp quá cao.

Gặp trường hợp này bạn Cần tắt bếp ngay sau đó nhấc dụng cụ nấu ra khỏi bếp, kiểm tra dòng điện và chờ bếp nguội ít nhất 10 phút rồi mới tiếp tục nấu.

8, Mã lỗi E5 - Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.

Sử dụng bếp lâu, trở cảm biến bị quá nhiệt, lúc này bạn chỉ cần tắt bếp, cho trở cảm biến nguội trong khoảng 10 phút, bếp trở lại hoạt động bình thường.

9, Mã lỗi E6 - Cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao.

Bếp hiển thị E6 cảnh báo cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt hoặc thậm chí là bị lỏng dây dẫn, bản thân tôi đã gặp tình huống này, chỉ cần mở bếp từ ra và cắm lại. Nếu gặp lỗi trên bếp cần được làm nguội ngay lập tức bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp. Còn nếu cháy cảm biến thì bạn nên đi mang lên hãng để đi thay cảm biến mới.

Hầu hết những lỗi có đèn báo trên đều đã được ghi chép đầy đủ trong sách hướng dẫn, vì vậy bạn cũng có thể xử lý được ngay nếu đã đọc qua sách hướng dẫn. Tuy nhiên, có một số lỗi bếp từ mắc phải mà không hiển thị đèn báo như:

- Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sang.

Do công tắc, dây điện không bình thường, tiếp xúc nguồn không tốt, với trướng hợp này bạn không thể tự xử lí mà cần yêu cầu thợ kỹ thuật bên hãng đến kiểm tra và khắc phục tình trạng.
- Bếp bị tắt đột ngột: bạn hãy kiểm tra lại nguồn điện, phích cắm điện, có thể là do nguồn điện hoặc phích cắm của bạn bị chập chờn.
Trên đây là các lỗi thông thường từng gặp khi sử dụng bếp từ nói chung, ngoài ra có thể khi sử dụng sẽ phát sinh ra những lỗi không nằm trong danh mục này, các bạn có thể gọi cho nhà cung cấp hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng để được tư vấn và khắc phục nhanh chóng. Quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về cách sử dụng bếp từ và cách chọn mua bếp từ chính xác nhất. Để có được chiếc bếp từ tốt nhất quý khách nên chọn những sản phẩm bếp từ có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và được nhiều người sử dụng như: bếp từ Fagor, bếp từ Munchen , bếp từ Bosch, bếp từ Chefs, bếp từ Malmo,....



Tin liên quan:

Máy hút mùi nhập khẩu cao cấp
Bếp điện giá rẻ đảm bảo chất lượng
 
×
Quay lại
Top Bottom