vandoan90
Thành viên
- Tham gia
- 24/3/2014
- Bài viết
- 2
Việc tìm nhà trọ là việc bình thường đối hầu hết sinh viên và người lao động. Nhưng đối với tân sinh viên, hoặc những người chưa bao giờ tìm nhà trọ thì có nhiều điều cần phải lưu ý.
Thuê phòng phù hợp
Vì giá phòng trọ ở mỗi quận, huyện khác nhau, do vậy sinh viên cần xác định khu vực thuê phòng phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Phòng trọ nên thuê gần trường học hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện với nhiều tuyến xe buýt đi đến trường.
Xem thêm : Hướng dẫn đeo khẩu trang chống nắng an toàn đúng cách
Tránh cò nhà trọ
Các trang mạng shop Nhật cho thuê phòng trọ, tờ rơi dán trên tường, cột điện cũng là một nguồn cho SV tìm nhà trọ. Song đây là những nguồn thông tin cần kiểm chứng lại. Một kinh nghiệm cho bạn nếu muốn biết thông tin giới thiệu trên mạng có phải là từ “cò” hay không, bạn có thể copy dòng thông báo hoặc địa chỉ đó rồi tìm kiếm trên google. Nếu những thông tin đó xuất hiện nhiều lần và với tần suất dày đặc, có nhiều nhà cho thuê và khi gọi điện tới họ không miêu tả rõ được cho mình đặc điểm của ngôi nhà thì nhiều khả năng là cò nhà đất.
Để tránh gặp phải môi giới lừa gạt, SV loại bỏ ngay những tin về nhà trọ xuất hiện nhiều lần với cùng một tên đăng, hoặc nhiều tin rao do một người đăng.
Trước khi đến xem phòng, SV nên gọi điện thoại cho chủ trọ, hỏi kỹ về địa chỉ nhà trọ, giá phòng, điện, nước, các điều kiện sinh hoạt khác. Đặc biệt không đặt cọc tiền trước nếu như chưa xem phòng và xác định được chủ trọ chính thức. Hoàng Đức Cường, SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết: “Mình hay tìm thông tin nhà trọ từ Trung tâm hỗ trợ học sinh, SV TP.HCM với mức phí 10.000 đồng. Chỗ trọ trung tâm giới thiệu đều là chính chủ, đã có xác minh trước nên yên tâm hơn, đồng thời giá cả cũng hợp lý. Không những vậy, mình có thể phản hồi cho trung tâm những nhà trọ không tốt và được giới thiệu chỗ khác mà không phải đóng phí lại”.
Có nên ở ghép?
Đối với SV, việc ở ghép cũng là một lựa chọn. Song ở ghép cũng khá nhiều rủi ro vì gặp người chưa từng quen biết, khó hòa hợp trong cuộc sống. Trần Văn Thế Anh, SV Trường ĐH Công nghiệp, cho hay: “Mình không bao giờ ở ghép vì sợ bị lừa, theo mình thì các tân SV nên tự đi tìm phòng trọ, sau đó rủ người quen, các bạn học cùng lớp với mình ở chung”. Nếu không tìm được nhà trọ, buộc phải ở ghép, SV nên tìm hiểu kỹ người ở cùng bằng cách hỏi những người sống trong khu trọ đó.
Một số lưu ý:
Đa số các khu trọ thường nằm trong hẻm, do vậy cần chú ý những hẻm sâu, có diện tích đường hẻm tương đối rộng. Những người bán hàng rong, chủ quán nước trước các hẻm cũng là nguồn thông tin đắc lực cho SV muốn tìm nhà trọ, SV nên để lại số điện thoại cho họ để được thông báo về những phòng trọ trống. Bên cạnh đó, nên cẩn thận với những người hành nghề xe ôm vì họ có thể là “cò”. Nguyễn Thành Đông, SV Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết: “Mình tìm những chỗ trọ mà nhà người chủ trực tiếp quản lý khu trọ thì an tâm hơn. Khi nói chuyện với chủ nhà trọ hãy xem cách ứng xử để đoán biết tính khí của họ. SV cũng nên hỏi những người dân sống xung quanh khu trọ để tìm hiểu rõ về an ninh nơi đó”.
Để tìm được nhà ưng ý, thay vì ngồi nhà tìm trên mạng bạn nên trực tiếp dạo một vòng quanh những khu trọ sinh viên để tìm kiếm. Những lưu ý thiết thực cho tân SV khi tìm nhà là nhà phải cao ráo, nếu phòng quá thấp, hệ thống thoát nước không tốt, cẩn thận bạn sẽ phải “tát nước” sau mưa đấy.
Khéo léo hỏi thăm các phòng bên cạnh hoặc hàng xóm xem tình hình an ninh có tốt không, ở mùa hè có nóng bức không,…
Yêu cầu chủ nhà dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn chuyển đến vì đó là quyền lợi của bạn. Khi đặt cọc tiền, nên yêu cầu chủ nhà viết giấy cam đoan, trong đó rõ ràng điều khoản nếu mình không thuê nữa thì số tiền đặt cọc có được nhận lại hay không.
Nhiều bạn cho rằng số tiền đặt cọc nhỏ nên cũng bỏ qua luôn việc này. Nhưng trên thực tế nhiều chủ trọ thấy lợi trước mắt, nhận tiền đặt cọc của nhiều người cùng lúc nên đến lúc bạn chuyển tới thì phòng đã có người khác thuê mà tiền đặt cọc cũng “một đi không trở lại”.
Khi đã quyết định thuê phải làm hợp đồng rõ ràng và nên có sự tham dự của bố mẹ hoặc các anh chị có kinh nghiệm đi thuê nhà. Kiểm tra kĩ tình trạng các thiết bị trong nhà và làm rõ khi đường điện, nước hỏng thì phía nào sẽ có trách nhiệm sửa chữa. Chốt số điện ngay từ ngày đầu tiên chuyển đến, tránh trường hợp phải trả thêm lượng điện tiêu thụ của người ở trước đó.
Thuê phòng phù hợp
Vì giá phòng trọ ở mỗi quận, huyện khác nhau, do vậy sinh viên cần xác định khu vực thuê phòng phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Phòng trọ nên thuê gần trường học hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện với nhiều tuyến xe buýt đi đến trường.
Xem thêm : Hướng dẫn đeo khẩu trang chống nắng an toàn đúng cách
Tránh cò nhà trọ
Các trang mạng shop Nhật cho thuê phòng trọ, tờ rơi dán trên tường, cột điện cũng là một nguồn cho SV tìm nhà trọ. Song đây là những nguồn thông tin cần kiểm chứng lại. Một kinh nghiệm cho bạn nếu muốn biết thông tin giới thiệu trên mạng có phải là từ “cò” hay không, bạn có thể copy dòng thông báo hoặc địa chỉ đó rồi tìm kiếm trên google. Nếu những thông tin đó xuất hiện nhiều lần và với tần suất dày đặc, có nhiều nhà cho thuê và khi gọi điện tới họ không miêu tả rõ được cho mình đặc điểm của ngôi nhà thì nhiều khả năng là cò nhà đất.
Để tránh gặp phải môi giới lừa gạt, SV loại bỏ ngay những tin về nhà trọ xuất hiện nhiều lần với cùng một tên đăng, hoặc nhiều tin rao do một người đăng.
Trước khi đến xem phòng, SV nên gọi điện thoại cho chủ trọ, hỏi kỹ về địa chỉ nhà trọ, giá phòng, điện, nước, các điều kiện sinh hoạt khác. Đặc biệt không đặt cọc tiền trước nếu như chưa xem phòng và xác định được chủ trọ chính thức. Hoàng Đức Cường, SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết: “Mình hay tìm thông tin nhà trọ từ Trung tâm hỗ trợ học sinh, SV TP.HCM với mức phí 10.000 đồng. Chỗ trọ trung tâm giới thiệu đều là chính chủ, đã có xác minh trước nên yên tâm hơn, đồng thời giá cả cũng hợp lý. Không những vậy, mình có thể phản hồi cho trung tâm những nhà trọ không tốt và được giới thiệu chỗ khác mà không phải đóng phí lại”.
Sinh viên mới lên nhập học nếu không cẩn thận dễ bị các cò nhà trọ lừa
Có nên ở ghép?
Đối với SV, việc ở ghép cũng là một lựa chọn. Song ở ghép cũng khá nhiều rủi ro vì gặp người chưa từng quen biết, khó hòa hợp trong cuộc sống. Trần Văn Thế Anh, SV Trường ĐH Công nghiệp, cho hay: “Mình không bao giờ ở ghép vì sợ bị lừa, theo mình thì các tân SV nên tự đi tìm phòng trọ, sau đó rủ người quen, các bạn học cùng lớp với mình ở chung”. Nếu không tìm được nhà trọ, buộc phải ở ghép, SV nên tìm hiểu kỹ người ở cùng bằng cách hỏi những người sống trong khu trọ đó.
Một số lưu ý:
Đa số các khu trọ thường nằm trong hẻm, do vậy cần chú ý những hẻm sâu, có diện tích đường hẻm tương đối rộng. Những người bán hàng rong, chủ quán nước trước các hẻm cũng là nguồn thông tin đắc lực cho SV muốn tìm nhà trọ, SV nên để lại số điện thoại cho họ để được thông báo về những phòng trọ trống. Bên cạnh đó, nên cẩn thận với những người hành nghề xe ôm vì họ có thể là “cò”. Nguyễn Thành Đông, SV Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết: “Mình tìm những chỗ trọ mà nhà người chủ trực tiếp quản lý khu trọ thì an tâm hơn. Khi nói chuyện với chủ nhà trọ hãy xem cách ứng xử để đoán biết tính khí của họ. SV cũng nên hỏi những người dân sống xung quanh khu trọ để tìm hiểu rõ về an ninh nơi đó”.
Để tìm được nhà ưng ý, thay vì ngồi nhà tìm trên mạng bạn nên trực tiếp dạo một vòng quanh những khu trọ sinh viên để tìm kiếm. Những lưu ý thiết thực cho tân SV khi tìm nhà là nhà phải cao ráo, nếu phòng quá thấp, hệ thống thoát nước không tốt, cẩn thận bạn sẽ phải “tát nước” sau mưa đấy.
Khéo léo hỏi thăm các phòng bên cạnh hoặc hàng xóm xem tình hình an ninh có tốt không, ở mùa hè có nóng bức không,…
Yêu cầu chủ nhà dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn chuyển đến vì đó là quyền lợi của bạn. Khi đặt cọc tiền, nên yêu cầu chủ nhà viết giấy cam đoan, trong đó rõ ràng điều khoản nếu mình không thuê nữa thì số tiền đặt cọc có được nhận lại hay không.
Nhiều bạn cho rằng số tiền đặt cọc nhỏ nên cũng bỏ qua luôn việc này. Nhưng trên thực tế nhiều chủ trọ thấy lợi trước mắt, nhận tiền đặt cọc của nhiều người cùng lúc nên đến lúc bạn chuyển tới thì phòng đã có người khác thuê mà tiền đặt cọc cũng “một đi không trở lại”.
Khi đã quyết định thuê phải làm hợp đồng rõ ràng và nên có sự tham dự của bố mẹ hoặc các anh chị có kinh nghiệm đi thuê nhà. Kiểm tra kĩ tình trạng các thiết bị trong nhà và làm rõ khi đường điện, nước hỏng thì phía nào sẽ có trách nhiệm sửa chữa. Chốt số điện ngay từ ngày đầu tiên chuyển đến, tránh trường hợp phải trả thêm lượng điện tiêu thụ của người ở trước đó.
Hiệu chỉnh: