Một phút nhìn lại kệ sách của mình

Thoi Gian

Không có tuổi.
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/2/2014
Bài viết
525
Từ lúc bé tôi đã may mắn được ba mẹ rèn luyện cho mình thói quen đọc sách cũng như biết trân quý những quyển sách mình có. Lúc đó kệ sách của tôi lúc nào cũng được chăm chút và sắp xếp ngăn nắp, cẩn thận theo đúng trật tự tên tác giả, thể loại…

bookcase-200139.jpg


Nhưng bây giờ khi đã trưởng thành thì thói quen đọc sách đã thay đổi, tôi giật mình khi nhìn lại kệ sách mà mình yêu thương đã đóng bụi, quyển mới nhất cũng đã mua cách đây mấy năm…

Quả không sai khi mọi người nói giới trẻ chúng tôi đang xa dần văn hóa đọc sách. Chúng tôi đổ lỗi cho mạng xã hội, cho game online, cho những món giải trí “ăn liền”. Chúng tôi nói rằng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện tại, chẳng tìm đâu được thời gian để đọc sách. Chúng tôi tìm rất nhiều cái cớ để bỏ quên những quyển sách giá trị. Và rồi chỉ giật mình nhận ra khi viết không được một câu văn trôi chảy do thiếu vốn từ, không có đủ kiên nhẫn để đọc một tài liệu dài do đã quen với kiểu đọc tin “fast-food”, hay tệ hơn thấy các lỗ hổng kiến thức cứ lớn dần sau một thời gian cập nhật “chắp vá”.

Song vấn đề không nằm ở những lí do khách quan, mà xuất phát từ bản thân mỗi người. Vậy làm sao để tìm lại hoặc xây dựng và duy trì thói quen đọc sách?

Trong buổi tọa đàm “Quyển sách thay đổi cuộc đời” với chủ đề “Chọn “ngọc” giữa ‘biển sách, dễ hay khó?” diễn ra tại Huế vừa qua mà tôi may mắn được tham dự, cô Tôn Nữ Thị Ninh đã chia sẻ: “Muốn tìm kiến thức thì phải đọc sách vì nó là hành trang vào đời ý nghĩa dành cho mỗi cá nhân. Tôi biết rằng cuộc sống luôn có nhiều sức ép với thời gian nên chúng ta phải làm chủ được thời gian của mình. Hãy dành thời gian quý báu đó để tìm kiến thức từ những trang sách. Các bạn hãy luyện cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày vì thói quen ấy sẽ như những hạt mưa nho nhỏ thấm dần vào người và mang đến nguồn kiến thức to lớn cho các bạn.”

sach0903141-25eb0.jpg

Cô Tôn Nữ Thị Ninh khuyên các bạn trẻ nên dành thời gian để khám phá tri thức từ sách

Nói về vấn đề đọc sách trong giới trẻ, nhà văn Phan Hồn Nhiên – người luôn gần gũi và thấu hiểu bạn trẻ chia sẻ “Bước đầu để tạo lập thói quen đọc sách là xác định mình đang đọc gì và đọc với mục đích gì để có thể lựa chọn cho mình quyển sách phù hợp. Quan trọng hơn khi đã tìm được quyển sách phù hợp, phải kiên nhẫn đọc đến trang cuối cùng. Có như vậy mới hiểu được những giá trị mà sách mang lại cũng như mới thực sự hứng thú tiếp tục khám phá những quyển sách khác.”

sach0903143-25eb0.jpg

Nhà văn Phan Hồn Nhiên: “Kiên nhẫn đọc đến trang sách cuối để hiểu được giá trị mà sách mang lại”

Cũng có mặt trong buổi tọa đàm, ca sĩ Hồ Trung Dũng thừa nhận mình chỉ bắt đầu đọc sách nhiều khi đi du học tại Đức vì bị “bắt buộc” nếu muốn theo kịp chương trình học. Nhưng sau đó anh nhận ra việc đọc sách rất thú vị và mang đến cho anh nhiều cảm hứng trong cuộc sống âm nhạc. Anh cũng có cách duy trì việc đọc sách khá đặc biệt, đó là đi du lịch đến đâu anh cũng tìm mua sách về đọc. Và anh đặt ra cho mình quy tắc là phải đọc hết số lượng sách vừa mua rồi mới được đi du lịch tiếp. Chính vì vậy mà tủ sách của anh càng ngày càng nhiều và cũng tỷ lệ thuận với các địa điểm mà anh đặt chân đến.

sach0903142-25eb0.jpg

Ca sĩ Hồ Trung Dũng bắt đầu đọc sách vì “bắt buộc”, về sau trở thành sở thích không thể thiếu

Trở về từ buổi tọa đàm, điều đầu tiên tôi làm là phủi bụi kệ sách của mình, sắp xếp lại toàn bộ những quyển sách theo đúng trình tự như trước kia mà mình đã làm. Cũng nhờ đó, tôi đã có dịp ngồi đọc lại những quyển sách một thời “gối đầu gi.ường” và nhận thấy niềm yêu thích đọc sách trong tôi trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Còn bạn, tủ sách của bạn bây giờ đang thế nào?

Theo DT
 
nhìn lại kệ sách, hơi bừa bãi xíu nhưng luôn có sách mới dc mình thu về. tạm ỗn, don dep lai xíu là ok ^^
 
×
Quay lại
Top Bottom