- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Hồi nhỏ, tôi đón tết với ba cái tinh khôi. Tinh khôi thứ nhất là bộ áo quần mới mẹ đã may sẵn từ mấy tháng trước nhưng phải đợi đến sáng mồng Một Tết mới cho mặc. Tinh khôi thứ hai là tóc trên đầu.
Ngày Ba mươi Tết, anh em chúng tôi phải đi cắt tóc để có cái đầu mới tinh. Tinh khôi thứ ba… xin các bạn trẻ ngày nay thông cảm cho hoàn cảnh sống ngày xưa mà đừng cười: cũng ngày Ba mươi Tết - mà phải là buổi chiều - chúng tôi thay phiên nhau tắm để trả cái dơ bẩn về cho năm cũ.
Đừng tưởng tắm rửa là chuyện cỏn con. Ở Huế, chúng tôi có cả con sông Hương để thơm d.a thịt, nhưng đó là chuyện thần tiên của mùa hè. Mùa đông, trời lạnh thấu xương, thật tình tôi không nhớ đã tắm bao nhiêu lần từ tiểu hàn đến đại hàn, không chừng chẳng có lần nào trong suốt mùa đông.
Bởi vậy, chiều Ba mươi Tết, cái ấm nước sôi được tận dụng hết khả năng lao động của nó để cục xà bông được trùng phùng với d.a thịt của mọi thành phần trong gia đình.
Giờ đây, nhớ lại ba cái tinh khôi ấy, tôi bỗng nhận ra vô tình tôi đã học được từ những ngày tết nghèo hèn ngày xưa một giá trị mà bất cứ nền văn minh nào cũng đặt vào hàng đầu của giáo dục: phép lịch sự.
Lịch sự với người bắt đầu bằng lịch sự với mình, và lịch sự với mình bắt đầu bằng lịch sự với th.ân thể, với bề ngoài, áo quần, cử chỉ, nói năng, đi đứng.
Ngày xưa, chị bán chè rong ở Huế cũng mặc áo dài: chị lịch sự với chị để lịch sự với khách. Đã đành, “chiếc áo không làm nên ông thầy tu”, nhưng ông thầy tu nào cũng biết: người ta vái mình là vái chiếc áo. Làm sao không lịch sự với cái áo được?
Suy đoán bên trong một người mới gặp bắt đầu bằng suy đoán bên ngoài. Cho nên “đói cho sạch rách cho thơm” là phương châm để người trọng mình, mình trọng người, và mình trọng mình.
Trong một chuyện mà tôi đọc lúc nhỏ, tôi trót cười thầm một nhân vật người Anh lạc trên hoang đảo, cô đơn giữa cây và thú, vậy mà ngày ngày vẫn ăn bận tề chỉnh như sắp tiếp ai. Ông lịch sự với ai? Với tính người trong ông, nghĩa là với cả nhân loại.
Có lẽ không ai lịch sự với th.ân thể của mình bằng người chết khi khâm liệm. Con người muốn lịch sự một lần cuối cùng với mình để lịch sự với khách viếng thăm, lịch sự với cõi đời mà mình từ giã, lịch sự với cả thế giới nào đó đang đón mình đến chơi.
Hồi nhỏ, tôi đã học lịch sự với tôi như thế: lịch sự bắt đầu bằng những cử chỉ tầm thường của th.ân thể. Thấy đám ma đi qua, tôi cất mũ. Cô bác cho cái bánh, tôi cầm với cả hai nay. Ngồi, tôi không bao giờ ưỡn người, phơi bụng, trên ghế. Nói chuyện với người lớn, tôi không thọc tay vào túi quần.
Có lẽ bây giờ các bạn tôi sẽ cười thứ lịch sự đó là cổ hủ. Nhưng các bạn có cười không khi một em bé biết mở cửa cho một bà già bước qua?
Lịch sự với thân, với cử chỉ, với bề ngoài, là cách để cai trị - cai trị thân. Và cai trị thân là để cai trị tâm. Thân tâm liên hệ một thiết với nhau như thế nào, ai cũng có kinh nghiệm.
Một người danh cầm, dù tài ba đến đâu, khi ra sân khấu cũng không khỏi hồi hộp. Vậy tại sao họ có vẻ ung dung như thế khi lướt tay trên phím đàn? Tại vì khi các ngón tay giãn ra thì ngực cũng hết căng, hơi thở hết bị ép, thần kinh được giải tỏa, cái sợ biến mất.
Đừng tưởng tư tưởng của ta điều khiển cảm xúc của ta; chính là cử động của cơ thể giải phóng ta ra khỏi cảm xúc. Mà cơ thể của ta thì thật là thần diệu. Bàn tay không thể vừa mở vừa nắm. Khi nắm, ta căng thẳng. Khi mở, ta thư thái.
Ai nắm chặt tiền trong tay cũng nên biết như vậy: nhà giàu giữ tiền khổ lắm, mở ra bố thí vậy mà vui. Ai muốn hết nấc cụt cũng nên biết: cơ thể của ta không cho phép vừa nấc cụt vừa ngáp. Vậy hãy thử ngáp một cái thật dài, nấc cụt đầu hàng.
Do đó, ngáp rất hiệu nghiệm để đuổi nhiều cảm xúc ra khỏi đầu. Cứ thử ngồi nghe một bài diễn văn lòng thòng thì thấy bao nhiêu người cùng y chang che miệng giống mình.
Trong mối liên hệ mật thiết như vậy giữa thân và tâm, cái miệng là sứ giả đặc biệt của lịch sự. Hơn ba mươi năm trước, khi lần đầu về lại quê hương sau chiến tranh, tôi nhớ quay quắt một tiếng dường như biến mất trên môi mọi người: tiếng “cảm ơn”.
Cái miệng mở ra một tiếng “cảm ơn” đem vui biết bao cho người nhận, mà cũng tỏ ra nỗi vui biết bao trong lòng người cho. Lịch sự là đem vui đến cho người và cho mình.
Hãy nhìn đứa bé “cảm ơn” khi mình cho nó viên kẹo: mắt nó sáng lên, miệng nó tươi, mình cho kẹo mà tưởng như kẹo đang ngọt trong miệng mình. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng đứa bé nhận kẹo mà không nói một tiếng gì?
Cảm ơn là hai tiếng dạy con từ nhỏ để con biết mình là một thành phần của xã hội, biết có mình và có người, biết nhận và biết cho, biết chia sẻ là luật của tương giao tương thân, biết đáp lại một món quà bằng một món quà, dù nhỏ, dù chẳng có gì, nhưng trao gửi từ lòng.
Đẹp nhất của cái miệng để cho và để nhận là nụ cười. Cười khi nhận đã đẹp. Cười khi hông nhận gì cả lại càng đẹp hơn vì đấy là cho vô điều kiện cái gì quý nhất của tâm hồn. Ấy là cách cho giữa hai người thương nhau. Thương ai, mình muốn người đó vui. Và cho vui, không gì bằng tự mình vui.
Đời sống lứa đôi hạnh phúc là khi mỗi người biết tự thề với mình phải vui bên cạnh người kia. Mở rộng cách cho đó trong giao tiếp xã hội, lịch sự là đem vui đến cho người gần, đem vui đến cho người gặp. Ai biết cười trong mọi hoàn cảnh, người đó chữa hết mọi thứ bệnh, nhất là cái bệnh giận.
Một nụ cười xóa tan cơn giận nơi mình và nơi người khác. Lịch sự là một thứ thể thao làm nhũn đi những xung động, giống như khi ta vươn vai để giãn gân cốt. Con người khác con vật ở chỗ ấy: con vật hành động theo bản năng, hễ giận là xông tới; con người biết vượt lên trên bản năng để cư xử với nhau đẹp hơn.
Lịch sự là chiến thắng bản năng để vun trồng mầm mống văn hóa có sẵn trong tính người. Lịch sự đó mới chính là lịch sự đích thực, lịch sự của nụ cười, không phải là thứ lịch sự rởm của cái lưng khom xuống.
Từ đó, tôi trở lại với cái áo mới, cái đầu mới, d.a thịt mới của tôi ngày xưa. Tôi còn nhớ rõ buổi sáng mồng Một Tết, khi anh em chúng tôi đi dọc theo bờ sông Thạch Hãn để lên chùa đầu năm.
Hớn hở từ trong ra ngoài, tôi thấy tôi lớn lên và đẹp ra. Cái gì cũng đẹp chung quanh tôi. Ai cũng mặc áo đẹp, ai cũng giữ gìn lời ăn tiếng nói. Đầu năm, không giận, không nói lời thô tục. Ai cũng cho vui, chào nhau, chúc nhau, ai cũng cho hoa miệng, ai cũng nhận tiếng cười, hồn nhiên.
Đẹp sao, văn hóa đó! Chẳng lẽ cuộc sống xô bồ ngày nay đã làm ta đánh mất đến cả ý niệm về lịch sự?
Tự ngàn năm, triết lý hành động của ta xoay quanh một tư tưởng: lịch sự là cai trị, cai trị thân để cai trị tâm, thân tâm an lạc là lý tưởng của hạnh phúc cá nhân, là nền tảng văn hóa, đạo đức, chính trị của xã hội. Nguyễn Trãi đã chẳng nói “yên dân” là gốc trị nước hay sao? Làm sao con cháu ngày nay quên được?
May quá, ta còn có ngày tết để tự nhắc nhở: ngày tết là ngày lịch sự. Ta lịch sự với năm mới, ta lịch sự với ta, ta lịch sự với mọi người, ta lịch sự với người cầm quyền, và tất nhiên, người cầm quyền lịch sự với dân.
CAO HUY THUẦN
DNSG
Ngày Ba mươi Tết, anh em chúng tôi phải đi cắt tóc để có cái đầu mới tinh. Tinh khôi thứ ba… xin các bạn trẻ ngày nay thông cảm cho hoàn cảnh sống ngày xưa mà đừng cười: cũng ngày Ba mươi Tết - mà phải là buổi chiều - chúng tôi thay phiên nhau tắm để trả cái dơ bẩn về cho năm cũ.
Đừng tưởng tắm rửa là chuyện cỏn con. Ở Huế, chúng tôi có cả con sông Hương để thơm d.a thịt, nhưng đó là chuyện thần tiên của mùa hè. Mùa đông, trời lạnh thấu xương, thật tình tôi không nhớ đã tắm bao nhiêu lần từ tiểu hàn đến đại hàn, không chừng chẳng có lần nào trong suốt mùa đông.
Bởi vậy, chiều Ba mươi Tết, cái ấm nước sôi được tận dụng hết khả năng lao động của nó để cục xà bông được trùng phùng với d.a thịt của mọi thành phần trong gia đình.
Giờ đây, nhớ lại ba cái tinh khôi ấy, tôi bỗng nhận ra vô tình tôi đã học được từ những ngày tết nghèo hèn ngày xưa một giá trị mà bất cứ nền văn minh nào cũng đặt vào hàng đầu của giáo dục: phép lịch sự.
Lịch sự với người bắt đầu bằng lịch sự với mình, và lịch sự với mình bắt đầu bằng lịch sự với th.ân thể, với bề ngoài, áo quần, cử chỉ, nói năng, đi đứng.
Ngày xưa, chị bán chè rong ở Huế cũng mặc áo dài: chị lịch sự với chị để lịch sự với khách. Đã đành, “chiếc áo không làm nên ông thầy tu”, nhưng ông thầy tu nào cũng biết: người ta vái mình là vái chiếc áo. Làm sao không lịch sự với cái áo được?
Suy đoán bên trong một người mới gặp bắt đầu bằng suy đoán bên ngoài. Cho nên “đói cho sạch rách cho thơm” là phương châm để người trọng mình, mình trọng người, và mình trọng mình.
Trong một chuyện mà tôi đọc lúc nhỏ, tôi trót cười thầm một nhân vật người Anh lạc trên hoang đảo, cô đơn giữa cây và thú, vậy mà ngày ngày vẫn ăn bận tề chỉnh như sắp tiếp ai. Ông lịch sự với ai? Với tính người trong ông, nghĩa là với cả nhân loại.
Có lẽ không ai lịch sự với th.ân thể của mình bằng người chết khi khâm liệm. Con người muốn lịch sự một lần cuối cùng với mình để lịch sự với khách viếng thăm, lịch sự với cõi đời mà mình từ giã, lịch sự với cả thế giới nào đó đang đón mình đến chơi.
Hồi nhỏ, tôi đã học lịch sự với tôi như thế: lịch sự bắt đầu bằng những cử chỉ tầm thường của th.ân thể. Thấy đám ma đi qua, tôi cất mũ. Cô bác cho cái bánh, tôi cầm với cả hai nay. Ngồi, tôi không bao giờ ưỡn người, phơi bụng, trên ghế. Nói chuyện với người lớn, tôi không thọc tay vào túi quần.
Có lẽ bây giờ các bạn tôi sẽ cười thứ lịch sự đó là cổ hủ. Nhưng các bạn có cười không khi một em bé biết mở cửa cho một bà già bước qua?
Lịch sự với thân, với cử chỉ, với bề ngoài, là cách để cai trị - cai trị thân. Và cai trị thân là để cai trị tâm. Thân tâm liên hệ một thiết với nhau như thế nào, ai cũng có kinh nghiệm.
Một người danh cầm, dù tài ba đến đâu, khi ra sân khấu cũng không khỏi hồi hộp. Vậy tại sao họ có vẻ ung dung như thế khi lướt tay trên phím đàn? Tại vì khi các ngón tay giãn ra thì ngực cũng hết căng, hơi thở hết bị ép, thần kinh được giải tỏa, cái sợ biến mất.
Đừng tưởng tư tưởng của ta điều khiển cảm xúc của ta; chính là cử động của cơ thể giải phóng ta ra khỏi cảm xúc. Mà cơ thể của ta thì thật là thần diệu. Bàn tay không thể vừa mở vừa nắm. Khi nắm, ta căng thẳng. Khi mở, ta thư thái.
Ai nắm chặt tiền trong tay cũng nên biết như vậy: nhà giàu giữ tiền khổ lắm, mở ra bố thí vậy mà vui. Ai muốn hết nấc cụt cũng nên biết: cơ thể của ta không cho phép vừa nấc cụt vừa ngáp. Vậy hãy thử ngáp một cái thật dài, nấc cụt đầu hàng.
Do đó, ngáp rất hiệu nghiệm để đuổi nhiều cảm xúc ra khỏi đầu. Cứ thử ngồi nghe một bài diễn văn lòng thòng thì thấy bao nhiêu người cùng y chang che miệng giống mình.
Trong mối liên hệ mật thiết như vậy giữa thân và tâm, cái miệng là sứ giả đặc biệt của lịch sự. Hơn ba mươi năm trước, khi lần đầu về lại quê hương sau chiến tranh, tôi nhớ quay quắt một tiếng dường như biến mất trên môi mọi người: tiếng “cảm ơn”.
Cái miệng mở ra một tiếng “cảm ơn” đem vui biết bao cho người nhận, mà cũng tỏ ra nỗi vui biết bao trong lòng người cho. Lịch sự là đem vui đến cho người và cho mình.
Hãy nhìn đứa bé “cảm ơn” khi mình cho nó viên kẹo: mắt nó sáng lên, miệng nó tươi, mình cho kẹo mà tưởng như kẹo đang ngọt trong miệng mình. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng đứa bé nhận kẹo mà không nói một tiếng gì?
Cảm ơn là hai tiếng dạy con từ nhỏ để con biết mình là một thành phần của xã hội, biết có mình và có người, biết nhận và biết cho, biết chia sẻ là luật của tương giao tương thân, biết đáp lại một món quà bằng một món quà, dù nhỏ, dù chẳng có gì, nhưng trao gửi từ lòng.
Đẹp nhất của cái miệng để cho và để nhận là nụ cười. Cười khi nhận đã đẹp. Cười khi hông nhận gì cả lại càng đẹp hơn vì đấy là cho vô điều kiện cái gì quý nhất của tâm hồn. Ấy là cách cho giữa hai người thương nhau. Thương ai, mình muốn người đó vui. Và cho vui, không gì bằng tự mình vui.
Đời sống lứa đôi hạnh phúc là khi mỗi người biết tự thề với mình phải vui bên cạnh người kia. Mở rộng cách cho đó trong giao tiếp xã hội, lịch sự là đem vui đến cho người gần, đem vui đến cho người gặp. Ai biết cười trong mọi hoàn cảnh, người đó chữa hết mọi thứ bệnh, nhất là cái bệnh giận.
Một nụ cười xóa tan cơn giận nơi mình và nơi người khác. Lịch sự là một thứ thể thao làm nhũn đi những xung động, giống như khi ta vươn vai để giãn gân cốt. Con người khác con vật ở chỗ ấy: con vật hành động theo bản năng, hễ giận là xông tới; con người biết vượt lên trên bản năng để cư xử với nhau đẹp hơn.
Lịch sự là chiến thắng bản năng để vun trồng mầm mống văn hóa có sẵn trong tính người. Lịch sự đó mới chính là lịch sự đích thực, lịch sự của nụ cười, không phải là thứ lịch sự rởm của cái lưng khom xuống.
Từ đó, tôi trở lại với cái áo mới, cái đầu mới, d.a thịt mới của tôi ngày xưa. Tôi còn nhớ rõ buổi sáng mồng Một Tết, khi anh em chúng tôi đi dọc theo bờ sông Thạch Hãn để lên chùa đầu năm.
Hớn hở từ trong ra ngoài, tôi thấy tôi lớn lên và đẹp ra. Cái gì cũng đẹp chung quanh tôi. Ai cũng mặc áo đẹp, ai cũng giữ gìn lời ăn tiếng nói. Đầu năm, không giận, không nói lời thô tục. Ai cũng cho vui, chào nhau, chúc nhau, ai cũng cho hoa miệng, ai cũng nhận tiếng cười, hồn nhiên.
Đẹp sao, văn hóa đó! Chẳng lẽ cuộc sống xô bồ ngày nay đã làm ta đánh mất đến cả ý niệm về lịch sự?
Tự ngàn năm, triết lý hành động của ta xoay quanh một tư tưởng: lịch sự là cai trị, cai trị thân để cai trị tâm, thân tâm an lạc là lý tưởng của hạnh phúc cá nhân, là nền tảng văn hóa, đạo đức, chính trị của xã hội. Nguyễn Trãi đã chẳng nói “yên dân” là gốc trị nước hay sao? Làm sao con cháu ngày nay quên được?
May quá, ta còn có ngày tết để tự nhắc nhở: ngày tết là ngày lịch sự. Ta lịch sự với năm mới, ta lịch sự với ta, ta lịch sự với mọi người, ta lịch sự với người cầm quyền, và tất nhiên, người cầm quyền lịch sự với dân.
CAO HUY THUẦN
DNSG
Hiệu chỉnh: